Thiếu 70.000 nhân sự ngành công nghệ thông tin vào cuối năm 2018
Theo báo cáo của Vietnamworks, sự thiếu hụt nhân sự của ngành CNTT sẽ không dừng lại trong thời đại mọi ngành nghề đều liên quan đến tự động hóa.
Báo cáo của Vietnamworks cho biết, ước tính có khoảng 80.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin ra trường trong năm 2017. Ngay cả khi tất cả số đó làm đúng nghề, toàn ngành vẫn thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018. Sự thiếu hụt nhân sự được dự báo sẽ không dừng lại, nhất là ở thời điểm công nghệ thông tin, tự động hóa, kết nối vạn vật sẽ liên quan tới mọi ngành nghề trong xã hội.
Thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chỉ ra, có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Toàn ngành công nghệ thông tin thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018.
“Các bạn trẻ theo học ngành hot đang thiếu những kỹ năng cần thiết để thành công. Các chương trình đạo tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại nhiều trường chưa thực sự phù hợp với thời đại”, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm, Đại Học Télécom ParisTech, Pháp & Đại học Stanford, Mỹ cho biết.
Mặt khác, rất ít sinh viên tập trung tự học, tự nghiên cứu, hầu hết chỉ tiếp thu kiến thức bị động từ nhà trường. Điều này khiến các em sau khi tốt nghiệp không có đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp để tự tin đi làm. Đây là lý do ngành công nghệ thông tin đầy tiềm năng tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới, nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho các bạn trẻ nỗ lực tự học, và những môi trường đào tạo mới hợp thời hơn, đơn cử Học viện Công nghệ Intek, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm cho biết thêm.
Phương pháp đào tạo của Intek xây dựng dựa trên các dự án gắn liền với thực tiễn. Chương trình giảng dạy của học viện thiết kế phù hợp dành cho những ai mới tiếp xúc với CNTT cũng như đối tượng đã có kinh nghiệm lập trình. Software Engineer – kỹ sư phần mềm và DevOps Engineer là hai chuyên ngành chính của học viện.
Ngoài ra, với việc 2/3 chương trình học được đóng góp bởi các chuyên gia của các doanh nghiệp đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT, học viên đảm bảo luôn được cập nhật kiến thức, sẵn sàng làm việc ngay khi ra trường.
Video đang HOT
Chương trình giảng dạy ở Intek được xây dựng bởi 2/3 CTO của các Công ty global về công nghệ thông tin.
Với chương trình và phương pháp đào tạo hiện đại, giảng viên của Học viện Intek có thể trở thành Huấn luyên viên – những người gắn bó, đồng hành, khuyến khích và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập. Những Huấn luyện này phần lớn đến từ thung lũng Sillicon và châu Âu sẽ giúp đỡ học viên nếu gặp vướng mắc hay cần sự trợ giúp thay vì cầm tay chỉ việc. Ngoài ra, sinh viên sẽ phải tự học tập, tự nghiên cứu để giải quyết các dự án theo phương pháp hiện đại, không theo một khuôn mẫu cố định.
Chương trình giảng dạy ở Intek được đóng góp bởi 2/3 CTO của các Công ty Global về công nghệ thông tin. “Đây là cách để các bạn trẻ tiếp cận với nhu cầu thực sự từ những nhà tuyển dụng, đảm bảo sau khi ra trường có thể làm việc ngay mà không cần phải táiđào tạo”, đại diện trường cho biết.
Bên cạnh đó, thời gian học sẽ kéo dài 50 đến 60 giờ mỗi tuần, giúp học viên quen với áp lực ngay từ khi học tập để không bỡ ngỡ trước sức ép của công việc sau khi ra trường. Việc học với cường độ cao và loại bớt các môn học không cần thiết cũng khiến sinh viên tiết kiệm thời gian học chỉ gần 2,5 năm.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
4 nghề tiềm năng trong lĩnh vực quản trị công nghệ thông tin
Theo đuổi quản trị công nghệ thông tin, bạn có thể làm quản trị mạng, quản trị dữ liệu cơ sở, quản trị web hay kỹ thuật viên công nghệ.
Theo ông Quách Ngọc Xuân, Giám đốc học thuật Đại học trực tuyến FUNiX, khi công nghệ thông tin trở thành hạ tầng của hạ tầng, các doanh nghiệp đều có nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin. Điều này tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên.
Một sản phẩm, dịch vụ công nghệ muốn hoạt động hiệu quả, không chỉ phụ thuộc vào khâu phát triển mà còn ảnh hưởng bởi quá trình vận hành trên thực tế. Bởi vậy, bên cạnh những công việc về phát triển sản phẩm như lập trình viên, chuyên viên phân tích hệ thống, tester... còn có các công việc liên quan tới quản trị, vận hành. Dưới đây là 4 vị trí mà bạn có thể theo đuổi và kiến thức cần có cho từng vị trí.
Các chứng chỉ trực tuyến về khoa học máy tính của Đại học FUNiX.
Quản trị mạng
Công việc chủ yếu của nghề này là quản lý các mạng LAN và WAN của công ty. Quản trị mạng có trách nhiệm thiết kế, thực hiện cài đặt và duy trì sự hoạt động của các mạng nói trên. Trách nhiệm này còn bao gồm cả việc đảm bảo sự hoạt động trơn tru của phần cứng và phần mềm có liên quan đến mạng Internet và Intranet trong công ty. Các nhân viên này chẩn đoán và khắc phục các sự cố liên quan đến mạng. Một số quản trị mạng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chính sách an ninh mạng.
Để đảm đương vị trí này, các nhà tuyển dụng tại những công ty lớn thường tìm các ứng viên đã có bằng cử nhân, hoặc chứng chỉ được công nhận về khoa học máy tính hay về hệ thống thông tin, bên cạnh đó là kinh nghiệm làm việc thực tế. Các ứng viên có hiểu biết về an ninh mạng và bảo trì mạng được ưu tiên. Các chuyên gia dự đoán, đây là công việc có số lượng việc làm tăng nhanh nhất trong tương lai.
Quản trị cơ sở dữ liệu
Công việc của các nhà quản trị cơ sở dữ liệu là sử dụng các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu để xác định cách thức tổ chức và truy cập dữ liệu của công ty một cách hiệu quả. Thêm vào đó, quản trị cơ sở dữ liệu cũng phải chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật của cơ sở dữ liệu và sao lưu hệ thống.
Vị trí quản trị cơ sở dữ liệu thường đòi hỏi bằng cử nhân trong ngành khoa học máy tính và hệ thống thông tin, bên cạnh đó là kinh nghiệm kỹ thuật. Những người có kinh nghiệm làm việc với công nghệ mới, có lợi thế lớn khi tìm kiếm công việc trong ngành này. Ứng viên cũng có thể chuyển những kỹ năng đã có trong một ngành nhất định, như tài chính, sang một ngành nghề mới là quản trị cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này, nhiều người chọn giải pháp học thêm hoặc học trực tuyến về khoa học máy tính.
Quản trị Web
Vai trò của người quản trị web là phát triển và duy trì trang web cũng như các tài nguyên của nó. Thông thường, công việc này bao gồm trách nhiệm sao lưu trang web công ty, cập nhật tài nguyên hoặc xây dụng các tài nguyên mới.
Các quản trị web thường tham gia vào việc thiết kế và phát triển trang. Một số khác có nhiệm vụ giám sát lưu lượng truy cập trên trang web và tìm biện pháp để khuyến khích người sử dụng ghé thăm trang. Những người làm ở vị trí này cũng có thể cộng tác với nhân viên marketing để tăng lưu lượng truy cập và tham gia vào việc phát triển quảng cáo trên trang web.
Mentor Quách Ngọc Xuân của ĐH FUNiX cho biết, các nhà tuyển dụng tại công ty công nghệ thường tìm kiếm những ứng cử viên với trình độ cử nhân ngành khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin, có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình phổ biến và phần mềm phát triển web. Trong đó, kiến thức về HTML được xem là thiết yếu. Những người có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm phát triển web như Adobe Illustrator và Adobe Flash thường được ưu tiên tuyển dụng. Các kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt cũng là yếu tố quan trọng cho vị trí này.
Kỹ thuật viên công nghệ
Đây là vị trí chuyên sửa chữa, cài đặt hệ thống và các thành phần máy tính. Vị trí này không thể thiếu tại bất kỳ công ty, tổ chức nào có sử dụng hệ thống máy tính.
Kỹ thuật viên công nghệ có thể làm việc trên các thiết bị, từ máy tính cá nhân, máy chủ đến máy in. Một số kỹ thuật viên có trách nhiệm cài đặt hoặc duy trì mạng máy tính. Những kỹ thuật viên kinh nghiệm có thể làm việc với các kỹ sư máy tính để chẩn đoán vấn đề và thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đối với các hệ thống phức tạp.
Những công việc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin đem đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đang theo học trong ngành. Điều quan trọng là các ứng viên cần rèn luyện kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Những người đã đi làm hay muốn tìm hiểu về quản trị sản phẩm công nghệ từ sớm, có thể theo học các chứng chỉ về hệ thống thông tin thuộc chương trình đào tạo Kỹ sư phần mềm của Đại học FUNiX. Đây là chương trình đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam đào tạo Kỹ sư phần mềm với bằng cấp được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiền Mai
Theo vnexpress.net
'Điểm danh' những nghề dễ kiếm việc Học nghề là một hướng đi để những học sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy tiếp tục con đường học tập và lập nghiệp. Xã hội đang rất cần nhân lực có tay nghề cao. Học sinh Trường trung cấp Công nghệ bách khoa trong một giờ thực hành Hiện nay, số lượng nghề các đơn vị đào tạo khá phong...