Thiếu 0,05 điểm, nam sinh cay đắng 4 lần trượt trường công an
“Thực sự buồn nếu mất cơ hội đỗ đại học chỉ vì những thí sinh gian lận chiếm mất chỗ”. Đó là chia sẻ của một thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 khi chỉ thiếu 0,05 điểm để có thể chạm vào giấc mơ đỗ đại học.
Ảnh minh họa
Mới đây, VietNamNet đã nhận được bức thư của một thí sinh chỉ thiếu 0,05 điểm để đạt được ước mơ là trở thành chiến sĩ công an.
“Có lẽ, câu chuyện tôi sắp kể dưới đây sẽ có nhiều người khác cũng đang có tâm trạng như vậy!
Tôi là một trong số gần 1 triệu thí sinh của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Tôi là một chiến sĩ nghĩa vụ công an bước vào kỳ thi với niềm mong mỏi và hy vọng rất lớn. Từ nhỏ, tôi đã có ước mơ trở thành chiến sĩ công an và Học viện Cảnh sát là ngôi trường mơ ước mà tôi ao ước theo học.
Sau những lần thi thất bại trước đó, tôi quyết định bước chân vào lính để hi vọng có thể tiếp tục ước mơ đang còn dang dở của mình. Vào lính nghĩa vụ tôi ngày đêm nỗ lực đèn sách với quyết tâm cao nhất.
Và ngày bước vào kỳ thi, tôi đã hy vọng rất nhiều.
Nhưng rồi bao nhiêu hi vọng đó đã trở thành nỗi thất vọng với kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Gian lận trong khâu coi thi và chấm thi đã phá tan nát bao nhiêu ước mơ cũng như nỗ lực của hàng trăm nghìn thí sinh. Đau xót không khi chúng tôi ngày đêm nỗ lực không ngừng lại thất bại trước những đồng tiền và quyền lực đen tối. Chỉ thiếu 0.05 điểm nữa thôi là tôi sẽ đỗ được vào Học viện Cảnh sát, nhưng, điều đó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực được có thể vì những gian lận trong kỳ thi này.
Video đang HOT
Đây là kết quả mà chúng tôi nhận được cho sự nỗ lực chăm chỉ của mình ư? Sáu năm tuổi trẻ để theo đuổi một ước mơ sẽ tan thành mây khói. Chẳng nhẽ chúng tôi vất vả học hành rút cuộc lại thua những đồng tiền và quyền lực đen tối chăng?
Tôi rất mong Bộ GD-ĐT và Bộ Công an trả lại công bằng cho tất cả các thí sinh!”
Sau lá thư được gửi về, VietNamNet liên hệ tới thí sinh lúc em vừa được nghỉ ngơi sau khi thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Bình (tên thí sinh đã được thay đổi) kể: Em sinh năm 1994, tức là đã đeo đuổi ước mơ thi vào ngành công an từ năm tốt nghiệp lớp 12 cho đến tận bây giờ.
“Sau 3 lần thi đầu, theo quy định của Bộ Công an thí sinh ở khu vực 2, khu vực 3 dự thi không được quá 20 tuổi, em vẫn chưa chạm được vào giấc mơ. Để theo đuổi ước mơ, em quyết tâm vào làm lính nghĩa vụ để có thể được dự thi vào ngành tiếp. Tức là đến lần thi thứ 3 vào năm 2014 là năm cuối cùng trong giới hạn độ tuổi. Năm 2015 em từng đỗ được 1 trường đại học ngoài nhưng vì không yêu thích nên em bỏ. Sau 2 năm nghĩa vụ mới được thi tiếp ngành công an và em thi tiếp từ 2016 đến nay”, Bình kể.
Trong các năm thi, năm thiếu nhiều nhất cũng chỉ 1 điểm so với mức điểm chuẩn của trường nên Bình mới tiếp tục quyết tâm thi tiếp. Thiếu ít điểm nhất là năm nay, khi chỉ 0,05 điểm.
Điểm các bài thi năm nay của Bình là 21,6, cộng với 2 điểm ưu tiên nghĩa vụ và 0,5 điểm khu vực, Bình có tổng điểm xét tuyển là 24,10. Trong khi mức điểm chuẩn trúng tuyển của Học viện Cảnh sát là 24,15.
Bình nghĩ rằng nếu không có những tiêu cực, gian lận và bất công hay điểm thi được trả về đúng nghĩa thì biết đâu em có thể có cơ hội đỗ được vào Học viện Cảnh sát.
“Em đã ôn ngày ôn đêm, trước ngày thi Văn và Toán, em gần như không ngủ. Học cả năm trời giờ mới vỡ lẽ không bằng cả những người không học nên em thấy quá bất công. Em muốn các thí sinh được trả về đúng điểm thực chất!”
Bình cũng bày tỏ mong muốn, trong trường hợp phát hiện được những tiêu cực trong thi cử và những thí sinh được thay đổi điểm bị thải loại, các trường sẽ hạ mức điểm chuẩn đúng nghĩa để lấy thí sinh bị trượt một cách oan uổng. Có như vậy, những thí sinh như em mới cảm thấy có sự công bằng, kể cả đỗ hay không.
“Em không ngại chuyện mình đỗ hay trượt, chỉ buồn nhất là nếu sau khi điều tra ra những gian lận, tìm ra thí sinh không xứng đáng và Học viện còn thừa chỉ tiêu mà đúng nghĩa mình có thể được đỗ nhưng khi đó quá thời gian xét tuyển hay trường lại không tuyển nữa”, Bình chia sẻ.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet.vn
Nữ sinh bưng bê, dọn dẹp thuê đỗ thủ khoa ngành Công tác xã hội
Để có thể trang trải chi phí học tập, suốt 3 năm học tại THPT Ba Bể, Bắc Kạn, cô gái nhỏ nhắn, xinh xắn Vi Thị Lệ phải làm rất nhiều công việc, từ bưng bê, dọn dẹp ở quán ăn đến đi bán hàng ở chợ...
Hội đồng Tuyển sinh Trường Đại học Khoa học trao tặng cho em Vi Thị Lệ 01 suất Học bổng toàn phần trị giá 30 triệu đồng. Ảnh: Tnus
Tấm gương Vi Thị Lệ - cô gái nhỏ bé mà kiên cường, một mình lặn lội xuống Thái Nguyên nhập học mà trong túi chỉ vỏn vẹn có 1,5 triệu đồng khiến ai cũng nể phục. Biết con đỗ đại học, nhà chẳng có sẵn tài sản gì giá trị, bố Lệ đã phải ứng trước tiền làm thuê cả tháng - vừa đủ để đóng một số khoản phí nhập học và tiền xe lượt đi từ Bắc Kạn xuống Thái Nguyên cho con.
Sinh ra trong một gia đình dân tộc Tày tại vùng núi rừng Cao Thượng, Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cô gái sinh năm 2000 Vi Thị Lệ đã phải xa gia đình đi ở trọ để theo học THPT. Không những thế, ngoài giờ học, Lệ còn đi làm thêm tại quán ăn với công việc dọn rửa, bưng bê hoặc ai thuê gì làm nấy để thêm tiền trang trải...
Tuy nhiên, khó khăn không làm mai một đi ý chí học tập của cô gái nhỏ, mà bù lại, chông gai càng gọt giũa để tạo nên một cô tân sinh viên hiếu học, vượt khó của ngày hôm nay. Em học đều tất cả các môn, thậm chí học khá tốt môn Ngoại ngữ, điều rất hiếm gặp ở học sinh miền núi. Kết quả thi THPT quốc gia, Lệ đạt 25,5 điểm tổ hợp C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí).
Cô gái dân tộc Tày mong muốn trở thành một cử nhân ngành Công tác xã hội hỗ trợ và giúp đỡ những mảnh đời, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn quê hương em.
Đặc biệt hơn cả là lý tưởng của em khi mong muốn được trở thành một cử nhân ngành Công tác xã hội, để có thể cống hiến và chia sẻ những giá trị tích cực của ngành, của nghề, được hỗ trợ và giúp đỡ những mảnh đời, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn quê hương em.
Lệ tâm sự, khi biết điểm, em đã rất vui nhưng cũng rất đắn đo với việc có nên học đại học không bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Bố mẹ em chỉ làm nông, thu nhập rất hạn chế, khó có thể lo cho em tiền học.
"Ban đầu em định không theo học nhưng thầy cô, bạn bè đã khuyên em rất nhiều. Thầy cô cũng muốn em đăng kí một trường tốt hơn nhưng em vẫn quyết định chọn Trường Đại học Khoa học. Tìm hiểu, em thấy trường có rất nhiều thành tích, lại ở gần nhà, đi lại và chi phí ăn ở sẽ tiết kiệm hơn vì thế em đã quyết định nhập học ở trường. Em nghĩ học ở đâu thì cũng cần nỗ lực của cá nhân là chính".
Biết được hoàn cảnh khó khăn của Lệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã quyết định trao cho em 1 suất học bổng toàn phần trị giá 30 triệu đồng, miễn 100% tiền ở kí túc xá, hỗ trợ một số đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân, đồng thời tìm việc làm thêm cho em để có tiền trang trải cuộc sống.
Lệ thuộc tốp những thí sinh có điểm cao nhất đăng kí vào trường.
"Em không nghĩ mình có thể giành được học bổng và được sự giúp đỡ của các thầy cô tại trường đại học. Đây là món quà có ý nghĩa vô cùng lớn cả về vật chất và tinh thần đối với em, là động lực để em tiếp tục nỗ lực phấn đấu trong học tập", Lệ nói.
HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong.vn
Điểm chuẩn 13, mỗi môn 4 điểm là đỗ đại học Nhiều trường có mức điểm chuẩn thấp, chỉ từ 13 điểm. Nếu được cộng cả điểm ưu tiên, thì chỉ cần 4 điểm mỗi môn là có thể đỗ đại học. Thí sinh thi THPT Quốc gia. (Ảnh minh họa: Hải Nguyễn) Trong số đó, nhiều đại học vùng có điểm trúng tuyển thấp nhất như ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, ĐH Tây...