Thiết thực “Tủ sách hiếu học” cho học trò vùng cao
Nhờ có “ Tủ sách hiếu học” với hàng trăm đầu sách có giá trị, ý nghĩa do Hội Phụ nữ cơ sở (PNCS) Công an huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam trao tặng mà các em học sinh THPT ở vùng cao này có cơ hội nâng cao tri thức lẫn kỹ năng sống để hoàn thiện bản thân trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Tại phòng thư viện của Trường THPT Quang Trung (thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), chúng tôi nhận thấy hàng chục em học sinh đang say mê ngồi đọc sách trong trật tự.
Em Alăng Thị Hạnh ( học sinh lớp 12) cho biết em thường đến phòng thư viện để mượn sách tham khảo và một số loại sách tâm lý lứa tuổi trong “Tủ sách hiếu học” để đọc.
Với các em học sinh lớp 12 như Hạnh, những đầu sách tham khảo rất bổ ích, giúp em nâng cao kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến, ngoài ra những đầu sách về tâm lý sẽ trang bị cho em kiến thức tâm lý vững vàng hơn trước khi rời xa mái trường cấp ba, trở thành người trưởng thành.
Cô giáo Đinh Ngọc Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, chia sẻ với chúng tôi Trường THPT Quang Trung hiện có 465 học sinh, trong đó 98% là học sinh người đồng bào thiểu số.
Đầu tháng 9-2018, Hội PNCS Công an huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã trao tặng “Tủ sách hiếu học” với hàng trăm đầu sách hay, bổ ích với các em học sinh.
Ngoài sách tham khảo, nâng cao các môn học, sách ngoại ngữ, Từ điển tiếng Anh, “Tủ sách hiếu học” còn có hàng chục đầu sách bổ ích về kỹ năng sống, các loại truyện hạt giống tâm hồn, những tấm gương sáng, nghiên cứu khoa học, giáo dục giới tính, văn hóa các dân tộc, lịch sử dân tộc Việt Nam, cuộc đời cách mạng của Bác Hồ…
Video đang HOT
Các em học sinh Trường THPT Quang Trung hăng say đọc sách trong “Tủ sách hiếu học”.
Từ ngày được trao tặng và đưa vào hoạt động đến nay, mỗi ngày có hàng trăm lượt học sinh đến đây để mượn sách đọc. “Do chưa có phòng đọc sách bài bản nên tạm thời nhà trường để “Tủ sách hiếu học” ở phòng thư viện. Sắp đến, khi Gươl (nhà sinh hoạt cộng đồng của người đồng bào thiểu số) được hoàn thành trong khuôn viên nhà trường, chúng tôi sẽ dời “Tủ sách hiếu học” ra đó để các em có nơi đọc sách đàng hoàng hơn.
Mà không chỉ các em học sinh, nhiều giáo viên chúng tôi cũng thường đến “Tủ sách hiếu học” để tìm và đọc nhiều cuốn sách hay, bổ ích nhằm củng cố kiến thức của mình và ghi lại, chia sẻ với các em học sinh”, cô Thúy chia sẻ.
Thiếu úy Nguyễn Thị Hà Ngân, Phó Chủ tịch Hội PNCS Công an huyện Đông Giang, cho biết Đông Giang là một huyện miền núi, có đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm phần đông dân số.
Nhận thấy bậc THPT rất quan trọng, là giai đoạn chuẩn bị thật tốt để các em học sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Đây là giai đoạn mà các em học sinh cần trao dồi cho mình những kỹ năng sống, kiến thức thiết yếu để bước vào môi trường xã hội nên Hội PNCS Công an huyện Đông Giang đã xây dựng kế hoạch, kêu gọi quyên góp của lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Công an huyện và cá nhân Đại úy Nguyễn Thị Cẩm Nhung, giảng viên Trường Cao đẳng CSND 2, cùng một số Mạnh Thường Quân khác để xây dựng “Tủ sách hiếu học” trao tặng cho Trường THPT Quang Trung với mong muốn góp phần giúp cho các em học sinh có một góc tự học, tự nghiên cứu, tự trao dồi kỹ năng.
Mặc dù số lượng hội viên ít nhưng nhờ sự đoàn kết, nhất trí cao của các hội viên trong việc triển khai các hoạt động, đồng thời được sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Công an huyện nên hội viên Hội PNCS Công an huyện Đông Giang luôn an tâm tư tưởng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và có nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cộng đồng, qua đó xây dựng hình ảnh đẹp, gần gũi của các nữ Công an nói riêng và Công an huyện nói chung trong lòng người dân địa phương.
Ngoài hoạt động trao tặng “Tủ sách hiếu học”, thời gian qua Hội PNCS Công an huyện Đông Giang cũng đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an huyện thực hiện mô hình “Nồi cháo chiến sĩ”, cấp phát hàng trăm suất cháo, sữa, bánh mì cho người nhà và bệnh nhân tại Bệnh viện huyện Đông Giang vào thứ sáu các tuần cuối tháng.
Ngoài ra, các hội viên Hội PNCS Công an huyện Đông Giang còn tích cực tham gia xuống tận nhà cấp phát CMND cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, những trường hợp không thể đi lại được và tham gia mô hình “Giọt hồng sẻ chia”, qua đó kịp thời cung cấp máu để cứu chữa cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam.
Ngọc Thi
Theo cand
Phụ huynh ủng hộ nghỉ học thứ 7
Năm phụ huynh khi được hỏi ý kiến về đề xuất học sinh THPT nghỉ học thứ 7 đều ủng hộ và cho rằng nếu không phải dồn chương trình nên cho học sinh nghỉ học.
"Nên cho tụi nhỏ nghỉ vào thứ 7. Tụi nhỏ học cả tuần rồi rất căng thẳng. Cần có thời gian để tụi nhỏ nghỉ ngơi và vui chơi" - ông Nguyễn Ngọc Hải một phụ huynh có cháu học tại cấp 3 tại TP.HCM đưa ra ý kiến về kiến nghị cho học sinh THPT nghỉ học thứ 7.
Học sinh Trường THPT Gia Định TP.HCM đã nghỉ học chính khóa thứ 7
Tuy nhiên theo ông Hải, nếu cho nghỉ học thứ 7 phải làm rõ là nghỉ học chính khóa chứ không nhất thiết học sinh không được đến trường. Ngày này, học sinh có quyền đến trường sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia lớp học kỹ năng, hoạt động ngoại khóa. Hiện nay cháu của ông Hải được nghỉ học chính khóa thứ 7, nhưng vẫn tới trường để học kỹ năng sống, tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Cùng góp ý về đề xuất này, chị Trần Quỳnh Anh, quận Thủ Đức, TP.HCM cho rằng, nghỉ học thứ 7 nhưng không ảnh hưởng tới tiến độ học tập thì nên cho học sinh nghỉ. Nghỉ học thứ 7 sẽ giúp học sinh có thêm thời gian tham gia các hoạt động ngoài việc học tập các môn văn hóa.
Tuy nhiên theo chị Quỳnh Anh, điều khó khăn nhất hiện nay là các trường chưa đảm bảo được điều kiện về cơ sở vật chất cũng như khâu quản lý còn kém. Chị Quỳnh Anh e ngại, nếu nghỉ học chính khóa vào thứ 7 nhưng không quản lý chặt có thể sẽ sinh các hệ lụy như tổ chức dạy thêm, học thêm. Do vậy song song việc cho học sinh nghỉ học thứ 7 phải quán triệt về tư duy của người quản lý giáo dục và giáo viên nghỉ ngày thứ 7, để tránh tình trạng tận dụng cho học thêm.
"Nghỉ học là thực sự nghỉ ngơi có ích chứ không phải nghỉ lên trường hay kiểu không lên lớp nhưng giao cho học rất nhiều bài tập về nhà. Như vậy, học sinh mang tiếng nghỉ học nhưng vẫn phải "cày" bài tập ở nhà hay đi học thêm như vậy lên lớp đi học thêm một buổi vào thứ 7 cũng không sao"- chị Quỳnh Anh nói.
Cũng đồng tình với việc nghỉ học thứ 7, chị Huỳnh Phương, một viên chức ở Quận 10, cho rằng, việc nghỉ học chính khóa vào thứ 7 sẽ đồng nghĩa với giảm tải chương trình học, giảm áp lực thi cử, giảm hành chính trong quản lý giáo viên. Chị Phương đưa ra hai góc độ nhìn nhận về việc cho học sinh nghỉ học thứ 7.
Thứ nhất, ở góc độ giáo viên, rõ ràng nghỉ thêm ngày thứ 7 nhưng chương trình học vẫn như cũ, vẫn nặng nề trong thi cử và đánh giá, vẫn đầy thủ tục hành chính thì nghỉ thêm 1 ngày là càng thêm áp lực. Thứ 2, với phụ huynh nếu con nghỉ thêm 1 ngày mà kiến thức học vẫn vậy thì ngày nghỉ chắc chắn sẽ phải đi học thêm để giải quyết áp lực học tập cho con. Chưa kể, nếu nghỉ học mà không có chương trình sinh hoạt bổ ích thì mối lo của phụ huynh hiện nay là con sẽ sa đà vào chơi games. Theo chị Phương, từ hai góc nhìn trên nếu muốn nghỉ học thứ 7, thì phải giảm tải chương trình học.
Trong khi đó, anh Phạm Ngọc Tiến, một phụ huynh hoàn toàn ủng hộ cho học sinh THPT nghỉ học thứ 7 cho rằng hiện nay thời gian của học sinh ở trên trường đã quá nhiều, khi chỉ được nghỉ một ngày chủ nhật quá hơi ít. Vì vậy nên có hai ngày nghỉ cuối tuần để học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại, đăng ký học thêm về năng khiếu, nghệ thuật hay sinh hoạt với gia đình.
"Tôi chỉ sợ chương trình nhiều quá nếu không học vào thứ 7 thì sẽ không kịp. Nếu sắp xếp được nên cho học sinh nghỉ để các cháu có thời gian học thêm kỹ năng mềm khác" - Anh Tiến nói và cho biết hiện tại con anh đã nghỉ học chính khóa thứ 7 vì trong tuần đã học cả ngày từ thứ 2 tới thứ 6.
Trong khi đó, chị Mai tự nhận mình là một phụ huynh không có chuyên môn cho hay, "nghỉ thứ 7 thì có kịp chương trình học không, còn nếu nghỉ thứ 7 mà không ảnh hưởng tơi chương trình thì ai cũng ủng hộ. Học sinh có thời gian thư giãn hơn. Ngoài học văn hóa các em được tự do học thêm điều mình thích. Theo chị Mai học sinh THPT nghỉ học là hợp lý và không ảnh hưởng tới việc làm của bố mẹ. Ở tuổi này các em đã lớn và các em hoàn toàn tự lập. Do vậy không phải lo không có ai trông như học sinh cấp 1.
Trên mạng xã hội ý kiến học sinh THPT nghỉ học thứ 7 được rất nhiều phụ huynh và học sinh ủng hộ. Các phụ huynh còn kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét khung chương trình phù hợp để học sinh được nghỉ ngơi hai ngày cuối tuần.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Thầy trò chung tay lập tủ sách hiếu học dành tặng trẻ em vùng cao Ngoài việc quyên góp hơn 300 đầu sách giáo khoa và truyện tranh, thầy trò trường Đông Á còn tặng nhiều phần quà cho các học sinh nghèo trước thềm năm học mới. Ngày 1/9, Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) cho biết, sinh viên, giảng viên nhà trường vừa thực hiện chuyến quyên góp hàng trăm đầu sách giáo khoa, truyện...