Thiết kế bài giảng ấn tượng, cô giáo gen Z được phụ huynh ‘truy tìm’
Không chỉ nhận lời khen từ cộng đồng mạng, cô giáo Xuân Mỹ còn được nhiều giáo viên xin bí quyết, kinh nghiệm thiết kế bài giảng.
Một số phụ huynh còn truy tìm cô giáo gen Z này để xin cho con theo học.
Sở hữu kênh Tiktok hơn 30.000 lượt theo dõi, cô Trần Thị Xuân Mỹ (SN 1996), giáo viên Trường Tiểu học An Dương Vương (Hà Nội), nhanh chóng được nhiều phụ huynh “truy tìm” vì bài giảng ấn tượng.
Để học sinh không cảm thấy nhàm chán, cô Mỹ dành thời gian nghiên cứu, tự thiết kế những bài giảng sinh động. Đầu năm học mới, cô bắt đầu đăng tải những đoạn clip thiết kế bài giảng lên mạng xã hội. Thời gian gần đây, kênh Tiktok “Lớp chúng mình” bất ngờ lên xu hướng và nhận về “cơn mưa” lời khen từ cộng đồng mạng.
Nhiều giáo viên cũng hứng thú với bài giảng của cô Mỹ
Cô giáo gen Z này cho biết toàn bộ bài giảng đều được thiết kế trên phần mềm PowerPoint; một số hình động, cảnh 3D được thiết kế trên Adobe Illustrator, Adobe After Effects…
“Ban đầu, tôi chỉ định đăng clip để lưu giữ những khoảnh khắc học cùng lớp, không ngờ được nhiều người ủng hộ như vậy. Thiết kế bài giảng không khó nhưng mất nhiều thời gian vì phải làm từng chi tiết nhỏ. Việc tự thiết kế giúp tôi dễ dàng thể hiện ý đồ trong bài giảng của mình” – cô Mỹ bày tỏ.
Video đang HOT
Các bạn nhỏ thảo luận cùng nhau
Không chỉ trình chiếu bài giảng, tổ chức trò chơi, cô Mỹ còn thiết kế thêm nhiều học cụ liên quan cho bài giảng
Chân dung cô giáo trẻ gây “bão” mạng xã hội những ngày qua
Sau mỗi tiết dạy, cô Mỹ thường hỏi học trò muốn khám phá nhân vật gì cho tiết học tiếp theo, đó có thể là Doreamon, Pikachu, vườn thú, đại dương… Học sinh là người lên chủ đề, còn cô là người thực hiện ý tưởng.
Khuyến khích học sinh trình bày trước cả lớp giúp các em tự tin hơn
Xuất thân trong gia đình có truyền thống nhà giáo, cô Mỹ luôn quan tâm từng chi tiết nhỏ. “Một năm học, giáo viên chỉ gặp phụ huynh có 3 lần thôi. Vì vậy, mỗi lần họp phụ huynh, tôi luôn cố gắng tạo cảm giác gần gũi, tình cảm. Những tấm thiệp, thư cảm ơn hay chai nước được trang trí xinh xắn cũng khiến phụ huynh thoải mái hơn” – cô tâm sự.
Bên cạnh dạy học, cô Mỹ còn hỗ trợ chia sẻ bài giảng, hướng dẫn thiết kế đến những giáo viên có nhu cầu.
Chị Phùng Thị Thảo (quận Tân Bình, TP HCM) nhận xét: “Người lớn xem còn thích huống chi các bé. Lứa học sinh tiểu học là độ tuổi cần kích thích khả năng tìm tòi và sáng tạo. Hi vọng các trường tiểu học nhân rộng phương pháp dạy này”.
Cô giáo yêu cầu học sinh đếm 10.000 hạt gạo, dân mạng chỉ trích cách làm của phụ huynh
Cư dân mạng lao vào chỉ trích cách phụ huynh giúp con trai hoàn thành bài tập về nhà được cô giáo giao là đếm 10.000 hạt gạo.
Đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông giúp con trai làm bài tập về nhà yêu cầu đếm 10.000 hạt gạo nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người lao vào chỉ trích cách giúp con đếm gạo của người đàn ông, và sự phi lý của bài tập về nhà kiểu này.
Người cha giấu tên ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc cho biết giáo viên tại trường tiểu học của con trai đã yêu cầu cả lớp về làm bài tập về nhà là đếm 10.000 hạt gạo.
Cách chia gạo để đếm của cả gia đình bị cư dân mạng chê cười. (Ảnh: Baidu)
Trong video, người cha đã huy động các thành viên khác trong nhà cùng ngồi đếm gạo giúp con trai hoàn thành bài tập về nhà.
Ban đầu, cả nhà gom 5 hạt gạo làm một nhóm, và sau đó dùng miếng bìa các tông để gạt thành từng đống nhỏ để dần dần tính tổng số gạo đã đếm được.
"Đây là bài tập về nhà của nhà trường, đếm 10.000 hạt gạo. Trời ơi! Tôi đã phải huy động cả gia đình vào hỗ trợ", tiếng nói của nam phụ huynh vang lên trong video.
"Dù giáo viên có kiểm tra hay không, tôi nghĩ các em học sinh vẫn cần có thái độ nghiêm túc hoàn thành bài tập về nhà", người cha nới với trang tin Express News Broadcasting.
"Các giáo viên đang rèn cho học sinh cần có thái độ nghiêm túc với mọi chuyện cần phải làm", người cha nhấn mạnh.
Song đoạn video được người cha chia sẻ lên mạng xã hội lại nhận phải "cơn mưa" chỉ trích từ cư dân mạng về cách đếm gạo của những người trong nhà.
"Quả là người thông minh. Anh ta thực sự ngồi đếm từng hạt gạo một hay sao. IQ của anh ấy làm tôi bất ngờ", một cư dân mạng để lại bình luận mang tính châm biếm trên Douyin.
"Có một cách vô cùng đơn giản, hãy mang túi gạo tới trường và nói với giáo viên rằng 'Trong này có 10.000 hạt gạo. Nếu cô không tin, có thể đếm lại'", người khác chia sẻ.
"Chắc hẳn tại trường, cậu bé đã được học tích số trong môn toán. Vậy tại sao không tính trọng lượng của 100 hạt gạo, và sau đó nhân lên 100 lần là ra trọng lượng của 10.000 hạt gạo. Cách làm của người cha chỉ làm tốn thời gian của cả nhà", người khác chỉ trích.
Tuy nhiên, số ít bày tỏ sự ủng hộ trước cách đếm gạo của người cha.
"Có thể mục đích của giáo viên là rèn cho học sinh khả năng tập trung và kiên nhẫn. Người cha đã hiểu được mục đích sâu xa này", một người cho biết.
Không ít phương pháp dạy dỗ phi truyền thống không chỉ từ phía thầy cô, mà từ cả phía phụ huynh với con trẻ từng làm dậy sóng tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
Điển hình, hồi tháng Tư, một phụ huynh ở tỉnh Hồ Bắc đã bắt con gái (11 tuổi) đi đào ngó sen dưới hồ nước trong vài tiếng đồng hồ dưới thời tiết nắng nóng, với hy vọng dạy con về những khó khăn trong cuộc sống tương lai nếu không học hành đến nơi đến chốn.
Còn hồi tháng Tám, một bé trai (8 tuổi) ở tỉnh Phúc Kiến đã bị mẹ bắt đi nhặt rác để kiếm đủ số tiền 10 nhân dân tệ (2,8 USD) để trả lại cho bà, vì trước đó cậu bé đã lấy trộm tiền của bà.
Cô giáo mầm non bị phụ huynh chỉ trích vì mặc váy ngắn, thái độ đáp trả của cô khiến ai nấy đều 'cạn lời' Mặc dù đã được phụ huynh góp ý nhiều lần nhưng cô giáo vẫn không thay đổi. Chỉ đến khi một số phụ huynh đòi gặp hiệu trưởng cô giáo mới lên tiếng đáp trả. Trong hình dung của nhiều người, giáo viên là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Họ là những người có sứ mệnh 'trồng người'. Chính...