Thiết bị tiền tỷ, giáo viên không sử dụng cũng chỉ là rác
Việc thiếu thiết bị dạy học là thách thức không nhỏ, trong thực hiện chương trình mới. Bên cạnh đó, có những nơi, thiết bị dạy học có thừa mà lại để lãng phí.
Trong báo cáo tổng kết hàng năm của không ít cơ sở giáo dục có cụm từ tương đồng “thiết bị dạy học thiếu, không đồng bộ…”.
Thực tế thiết bị dạy học có thiếu không?
Một số địa phương, nguồn ngân sách cấp cho giáo dục hạn chế, ngay cả định mức biên chế bảo vệ còn không có; giáo viên phải trực đêm bảo vệ trường không lương; lấy tiền đâu mà mua sắm thiết bị.
Giáo viên tâm sự “Chúng em dạy chay không à, muốn “dạy mặn” lắm chứ, nhưng hóa chất không, dụng cụ không; thí nghiệm chủ yếu làm bằng … tranh vẽ thầy ạ”.
“Em có máy tính xách tay, các thí nghiệm chủ yếu tải clip cho học sinh xem, phòng thực hành có nhưng không có dụng cụ để thực hành”.
“Em dạy Hóa, may là có các App thí nghiệm có thể chạy được trên điện thoại thông minh, hướng dẫn các em tải về, vừa chơi vừa học, cũng làm các em thêm hứng thú học tập”.
Thiết bị trường học cần được sử dụng một cách hiệu quả. (Ảnh mang tính minh hoạ: Baodongnai.com.vn)
Việc thiếu thiết bị dạy học là thách thức không nhỏ, trong thực hiện chương trình mới.
Bên cạnh đó, có những nơi, thiết bị dạy học tương đối “dư thừa”; người viết thấy mà thèm, mà tiếc vì sự lãng phí.
Có những bộ kính hiển vi điện tử đã cấp về mấy năm còn nguyên đai, chưa hề mở ra; nhiều thùng dụng cụ vật lý, hóa học, thùng đã mục, vậy mà các lọ đựng hóa chất còn “nguyên tem”.
Khi hỏi ban giám hiệu tại sao giáo viên không dùng thiết bị dạy học, hiệu trưởng “tỉnh bơ”:
“Có mà, tháng nào cũng có thống kê sử dụng của tổ trưởng, chuyên môn tổng hợp báo cáo. Và sử dụng thiết bị dạy học cũng là một tiêu chí đánh giá giáo viên của trường tôi”.
Khi đưa ra “bằng chứng” cụ thể, thì chống chế: “Chắc chưa có nhân viên thiết bị chuyên nghiệp nên giáo viên ngại sử dụng; mà cũng thông cảm anh ạ, dụng cụ, hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc, hư hỏng khi chưa sử dụng, không an toàn”.
Một sự lãng phí không hề nhỏ!
Khi được hỏi về việc thầy cô đã sử dụng dạy học như thế nào, học sinh lắc đầu, chỉ mới sử dụng vài lần trong tiết hội giảng, dự giờ, còn lại ít khi sử dụng; chủ yếu vẫn là “truyền thống” phấn trắng, bảng xanh. Có những trường học, ngân sách bỏ ra hàng trăm triệu để lắp đặt bảng tương tác thông minh cho mỗi lớp.
Video đang HOT
Với bảng tương tác thông minh, giáo viên có thể làm ạo môi trường tương tác toàn diện, thu hút và lôi cuốn học sinh chú ý đến bài giảng hơn, kích hoạt trí tuệ khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của học sinh, giúp cho học sinh dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về hình ảnh, sự vật, âm thanh, tạo bài học vui nhộn, nâng cao khả năng của học sinh và chuyên môn của giáo viên v.v…, vậy mà không sử dụng quả là đáng tiếc!
Khi người viết có nhã ý mời giáo viên về hướng dẫn sử dụng bảng tương tác thông minh dạy tiếng Anh bằng Skype hoàn toàn miễn phí; chỉ để lan tỏa sự tử tế, đem lại lợi ích cho học trò, phát huy cơ sở vật chất đã có; hiệu trưởng nhà trường cảm ơn, chờ trao đổi với tổ Anh văn rồi trả lời sau.
Kết quả là “Dạ em nghe giáo viên em nói học Skype là học online. Trường em đã có giáo viên người nước ngoài dạy hợp đồng, đã tương tác trực tiếp rồi. Dạ cám ơn anh vì đã có nhã ý”.
Đúng là, thiết bị tiền tỷ, giáo viên không sử dụng cũng chỉ là rác.
Làm sao để giáo viên sử dụng thiết bị dạy học?
Những trường học, hiệu trưởng tiếp cận được công nghệ, sử dụng được máy tính, có năng lực, tâm huyết thật sự; thiết bị dạy học được khai thác tối đa và ngược lại. Không gì hơn, hiệu trưởng nhà trường phải là người tiên phong; hiệu trưởng phải biết khai thác thiết bị, đặc biệt là thiết bị thông minh hiện nay.
Động viên, nêu gương, khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị hiện có; có hình thức kỉ luật với giáo viên không sử dụng thiết bị.
Với bảng tương tác thông minh, việc sử dụng có thể còn “lạ lẫm” với giáo viên; tuy nhiên, đã biết sử dụng máy tính để bàn, điện thoại thông minh là sử dụng được.
Nhà trường cần xây dựng “nhân tố mới” đổi mới phương pháp dạy học; khen thưởng, động viên kịp thời giáo viên sử dụng bảng tương tác thông minh.
Chấp nhận “hồ sơ điện tử” cho những giáo viên sử dụng công nghệ dạy học.
Khai thác và sử dụng thiết bị dạy học, là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và nhà trường; không sử dụng thiết bị dạy học, không tự bồi dưỡng kiến thức để sử dụng thiết bị thông minh trong dạy học là chúng ta đang tự loại mình ra khỏi “cuộc chơi” đổi mới hiện nay.
Lê Mai
Theo giaoduc.net
Mệt mỏi với quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Ngành giáo dục hãy bớt đi những quy định nhiêu khê về minh chứng trường chuẩn để giáo viên khỏi phải lao vào vòng xoáy thu thập minh chứng một cách vô bổ.
Đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước đối với trường tiểu học để xác định mức đạt được tiêu chuẩn đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên đang dò tìm minh chứng để lưu hồ sơ (Ảnh tác giả)
Để nhà trường được đánh giá ngoài thì trước đó các trường phải trải qua một quy trình tự đánh giá.
Như việc: Thành lập hội đồng tự đánh giá/Lập kế hoạch tự đánh giá/Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí/ Viết báo cáo tự đánh giá/Công bố báo cáo tự đánh giá.
Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Mệt mỏi và vất vả nhất chính là bước: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Không chỉ Ban giám hiệu vất vả chuẩn bị hồ sơ, minh chứng mà giáo viên cũng bị xoáy vào vòng xoay đầy áp lực ấy.
Nếu vất vả mà đem lại lợi ích cho học trò, nâng cao chất lượng trong giảng dạy thì cũng là việc nên làm.
Những minh chứng buộc phải thu thập hết sức vô lý
Có điều những công sức thu thập minh chứng mà nhà trường và giáo viên bỏ ra chỉ làm đẹp hồ sơ, liệu có ích gì và có cần thiết hay không?
Hàng loạt minh chứng cần phải thu thập chỉ để kẹp hồ sơ làm mất không ít thời gian của nhà trường, của giáo viên.
Ví dụ Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, sân chơi, sân tập
a) Khuôn viên đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn để tổ chức các hoạt động giáo dục;
b) Có công trường, biển tên trường và tường hoặc hàng rào bao quanh;
c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.
Những tiêu chí này chỉ dùng mắt nhìn, quan sát là thấy được. Thế nhưng theo yêu cầu, giáo viên phải chụp hình ảnh khuôn viên trường, hình ảnh cổng trường, tường rào, hình ảnh sân choei, sân tập của học sinh để kẹp vào hồ sơ.
Hoặc tiêu chí Tiêu chí 3.2: Phòng học:
a) Đủ mỗi lớp một phòng học riêng, quy cách phòng học theo quy định;
b) Bàn, ghế học sinh đúng tiêu chuẩn và đủ chỗ ngồi cho học sinh; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập (nếu có); bàn, ghế giáo viên, bảng lớp theo quy định;
c) Có hệ thống đèn, quạt (ở nơi có điện); có hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Giáo viên phải chụp hình ảnh phòng học bên ngoài, bên trong, những dãy phòng học hỗ trợ học tập...
Rồi những bức hình về tủ đựng hồ sơ, tài liệu, về nhà vệ sinh, hình ảnh khối phòng hành chính, nhà để xe...chỉ để kẹp vào hồ sơ,
Và còn nhiều, rất nhiều những minh chứng phải thu thập như biên bản kiểm kê thư viện, biên bản kiểm tra thiết bị hàng tháng, những hóa đơn thanh toán tiền điện nước...
Nhiều giáo viên cứ thắc mắc: "Người kiểm có thể nhìn thấy, sờ thấy, sao còn bắt nhà trường thu thập để lưu vào hồ sơ?
Lại một lần nữa bắt phô tô, bắt chụp lại vừa lãng phí vừa mất thời gian.Những tài liệu khác đều có ở các bộ phận kế toán, chuyên môn...sao không trực tiếp đến kiểm tra tại đó?
Trường chuẩn cho ai?
Một hiệu trưởng từng chia sẻ: "Chủ trương xây dựng trường chuẩn, kiểm định chất lượng giáo dục đều là những chủ trương đúng nhưng cách làm như lâu nay đã thực sự mang tính hình thức mà không phản ánh lên bất kỳ một điều gì.
Nó hiển hiện lên là những hồ sơ, sổ sách, giấy tờ khô cứng, vô hồn mà các nhà trường phải cật lực đẻ ra cho đầy đủ".
Yêu cầu về hồ sơ sổ sách trường chuẩn đang là nổi thất kinh cho nhà trường, cho giáo viên. Trường chuẩn bị lên chuẩn phải chuẩn bị hồ sơ đã khổ, trường lên chuẩn rồi cũng phải lo hồ sơ cho việc công nhận lại.
Thời gian chuẩn bị không thể tính bằng ngày, bằng tháng mà phải tính bằng năm.
Rõ ràng chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia không nằm ngoài mục đính tất cả học sinh sẽ được học trong một môi trường giáo dục tốt nhất.
Thế nhưng trong thực tế, không ít địa phương mới đạt được việc "chuẩn" quốc gia trên giấy tờ hồ sơ sổ sách, còn trong thực tế, chất lượng dạy và học của học sinh chưa hẳn đã hơn những trường chưa chuẩn.
Hy vọng rằng, ngành giáo dục hãy bớt đi những quy định nhiêu khê về minh chứng trường chuẩn để khỏi "hành" giáo viên lao vào vòng xoáy thu thập minh chứng một cách vô bổ thế này.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Giáo viên trực hè: Mỗi nơi một vẻ Hằng năm, vào dịp nghỉ hè, chuyện giáo viên trực trường lại "nóng" lên vì mỗi nơi mỗi kiểu khác nhau. Ở thành thị, các trường có bảo vệ; giáo viên không phải trực; Còn đối với trường học ở nông thôn thì nhiều nơi giáo viên phải thay nhau trực suốt mùa hè... Tại nhiều trường học ở nông thôn, giáo viên...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Jennie (BlackPink), aespa tỏa sáng tại lễ trao giải Billboard
Sao châu á
21:03:12 31/03/2025
Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương
Tin nổi bật
20:45:54 31/03/2025
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
20:36:40 31/03/2025
Nghệ sĩ Xuân Hinh được vinh danh sau khi đóng "Bắc Bling", đọc rap gây sốt
Sao việt
20:32:39 31/03/2025
TPHCM: Cấp cứu 6 người uống rượu trái cây khi đi du lịch, một ca nguy kịch
Sức khỏe
20:28:12 31/03/2025
F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật
Thế giới
20:24:21 31/03/2025
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Netizen
20:15:27 31/03/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương
Uncat
20:09:54 31/03/2025
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
20:01:37 31/03/2025
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
19:57:18 31/03/2025