Thiết bị giúp sạc điện thoại bằng… mồ hôi tay
Một thiết bị sạc điện thoại từ mồ hôi tay của con người gần đây đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học California, San Diego, Mỹ.
Theo đó, thiết bị mới này sẽ quấn quanh ngón tay của con người như một lớp thạch cao để có thể thu được mồ hôi khi người đeo ngủ và sử dụng nó để tạo ra điện.
Thiết bị được dán quanh các đầu ngón tay (Ảnh: Daily mail)
Hiện tại, mẫu thiết bị này chỉ tích trữ được một lượng điện khá nhỏ và sẽ mất khoảng ba tuần đeo liên tục để cung cấp đủ năng lượng để sạc đầy cho một chiếc điện thoại thông minh. Tuy nhiên, các nhà phát triển hy vọng sẽ gia tăng được công suất của nó trong tương lai.
Trước đây, hầu hết các thiết bị đeo tạo ra năng lượng cần người đeo thực hiện các bài tập thể dục mạnh hoặc dựa vào các nguồn năng lượng bên ngoài như ánh sáng mặt trời hoặc sự thay đổi nhiệt độ lớn, thì với thiết bị mới này lại không hề phụ thuộc vào bất kỳ nguồn năng lượng bên ngoài nào như ánh sáng mặt trời hoặc chuyển động.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng thiết bị mới này đang sử dụng một hệ thống thụ động để tạo ra điện từ độ ẩm trong đầu ngón tay của một người, ngay cả khi người đó đang ngủ hoặc trong trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng.
Hơn thế nữa, đây mới chỉ là năng lượng từ một đầu ngón tay. Nếu đeo thiết bị vào các đầu ngón tay còn lại sẽ tạo ra năng lượng gấp 10 lần.
Điều này là do đầu ngón tay là phần dễ đổ mồ hôi nhất trên cơ thể, do đó, nhờ chất liệu bọt carbon thông minh, số mồ hôi này có thể được thu thập và xử lý bằng dây dẫn.
Ngoài việc tạo ra điện từ mồ hôi, thiết bị này cũng có thể thu thêm năng lượng từ các thao tác của ngón tay như đánh máy (Ảnh: Daily mail)
Video đang HOT
Nó cũng tạo ra một lượng điện nhỏ khi người đeo ấn xuống hoặc lúc bắt đầu đổ mồ hôi, hoặc khi chạm nhẹ vào ngón tay.
Ngoài ra, người đeo có thể tạo ra thêm nhiều năng lượng bằng cách chuyển đổi các hoạt động như gõ phím, nhắn tin, chơi piano hoặc ngay cả khi gửi một tin nhắn trên mạng xã hội.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị này để cung cấp năng lượng cho hệ thống cảm biến Vitamin C. Họ cũng tuyên bố thiết bị có thể được điều chỉnh để cung cấp năng lượng cho các ứng dụng sức khỏe như máy đo đường huyết.
Ông Yin, đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ: “Chúng tôi muốn làm cho thiết bị này được tích hợp đa dạng hơn cho các thiết bị có thể mang theo người, ví dụ như găng tay. Chúng tôi cũng đang thử nghiệm khả năng cho chúng kết nối không dây với các thiết bị di động. Điều này có rất nhiều tiềm năng thú vị”.
Tàu chở hàng trăm thiết bị y tế của trung tâm hồi sức lớn nhất miền Bắc vào TP.HCM chống dịch
Chiều 31-7, hàng trăm trang thiết bị, vật tư y tế cùng các phần quà đã được Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai vận chuyển từ ga Hà Nội vào tới TP.HCM để tiếp sức chống dịch cho các tỉnh phía Nam.
Công tác vận chuyển thiết bị y tế được đảm bảo cẩn thận, an toàn nhất - Ảnh: NAM TRẦN
Để kịp thời hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỉ lệ tử vong, ngày 30-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện chuyển toàn bộ các trang thiết bị do các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh đợt chống dịch vừa qua vào Trung tâm hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM.
Có nhiều thiết bị y tế hiện đại được vận chuyển vào lần này, trong đó có 20 máy thở, máy thở chức năng cao, 15 máy thở oxy dòng cao, 45 monitor, 80 máy tiêm điện, 80 máy truyền dịch, 1 máy lọc liên tục, 1 máy siêu âm màu, 1 máy sốc tim, 1 máy ép tim lồng ngực, 1 máy sinh hóa tự động, phân tích máu tự động...
Sau khi phục vụ công tác chống dịch phía Nam, Bộ Y tế sẽ điều chuyển lại số trang thiết bị này cho bệnh viện.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho một số bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực tại phía Nam, trong đó Bệnh viện Bạch Mai sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực 500 giường ở TP.HCM.
Do trung tâm mới thiết lập nên tạm thời đang rất thiếu các trang thiết bị để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Vì vậy, Bệnh viện Bạch Mai được phân công thực hiện tiếp nhận, đóng gói, bàn giao và vận chuyển toàn bộ số thiết bị này vào TP.HCM.
Ông Trần Quang Độ, trưởng phòng vật tư thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai, cho biết dự kiến 6h sáng mai 1-8 tàu chở thiết bị sẽ khởi hành, và khoảng 21h ngày 2-8 sẽ tới nơi để kịp phục vụ bệnh nhân.
"Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chuẩn bị thêm nhiều phần quà là đồ bảo hộ y tế, đồ ăn, thức uống để gửi vào TP.HCM, mong TP cùng bà con vượt qua được tình hình dịch hiện nay", ông Độ cho biết thêm.
Ông Đào Xuân Cơ - phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho biết toàn bộ số thiết bị trên của trung tâm hồi sức lớn nhất miền Bắc, được thiết lập trong cao điểm dịch COVID-19 tại Bắc Giang. Số thiết bị này đủ sử dụng cho 100 giường hồi sức.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn đã cử một đoàn chuyên gia vào TP.HCM khảo sát. Đoàn gồm tất cả những bác sĩ giỏi và dày dạn kinh nghiệm nhất, đặc biệt là các bác sĩ giàu kinh nghiệm hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19, đã kinh qua các đợt dịch tại Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, như TS Trương Anh Thư, bác sĩ Phạm Thế Thạch, TS Đỗ Ngọc Sơn...
Trung tâm hồi sức do Bạch Mai chủ trì tại TP.HCM có khả năng thu dung 3.000 bệnh nhân, trong đó có 500 bệnh nhân hồi sức. Bên cạnh đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng sẽ chủ trì một "Việt Đức" tại TP.HCM, với 500 giường hồi sức, sẵn sàng điều 30% y bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm từ Việt Đức đi TP.HCM.
Bộ Y tế cũng đã huy động tổng lực các bệnh viện trung ương cử cán bộ vào TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam: giao Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách 1 trung tâm hồi sức 500 giường tại TP.HCM; Bệnh viện ĐH Y Hà Nội 500 giường hồi sức tại Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên 500 giường tại Long An; Bệnh viện Phổi và bệnh viện E 500 giường tại Đồng Nai; Bệnh viện Lão khoa tại Đồng Tháp, Bệnh viện Hữu nghị và ĐH Y Thái Bình hỗ trợ Tiền Giang; Bệnh viện 103 tại Cần Thơ.
Sáng 31-7, toàn bộ số trang thiết bị y tế này đã được tháo dỡ từ Bắc Giang đưa về khu kho hàng hóa ga Hà Nội, chuẩn bị cho công tác vận chuyển - Ảnh: NAM TRẦN
Các nhân viên thuộc kho hàng hóa ga Hà Nội có nhiệm vụ chuyển thiết bị từ các xe tải vào phía trong khoang toa tàu hỏa - Ảnh: NAM TRẦN
Tất cả các thiết bị y tế này đã được bọc, đóng gói, khóa chốt cẩn thận trong suốt quá trình di chuyển từ Bắc Giang về Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Trong số hàng trăm thiết bị này có rất nhiều thiết bị hiện đại nhất phục vụ chữa trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 - Ảnh: NAM TRẦN
Công tác kiểm kê cũng được Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nghiêm ngặt, tránh sai sót trong quá trình vận chuyển - Ảnh: NAM TRẦN
Dịp này, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chuẩn bị nhiều phần quà gửi vào TP.HCM cho các y, bác sĩ - Ảnh: NAM TRẦN
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết sẵn sàng phối hợp trong công tác vận chuyển thiết bị y tế lần này để khẩn trương phục vụ công tác điều trị COVID-19 cho người dân các tỉnh phía Nam - Ảnh: NAM TRẦN
Ngăn chặn nạn trộm cắp tài sản tại dự án hóa dầu Long Sơn Trong thời gian gần đây, tại khu vực xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) thường xảy ra tình trạng mất trộm tài sản, đặc biệt là tại Khu dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam Việt Nam (gọi tắt dự án Hóa dầu Long Sơn) của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn. Đáng nói,...