Thiết bị báo nhà có trộm qua điện thoại
Khi có người lạ đột nhập, loa báo động sẽ kêu, chủ nhà nhận thông báo qua điện thoại để kịp ứng phó.
Thường xuyên đi công tác xa nhà, cặp vợ chồng ở quận 7 (TP HCM) đã lắp đặt hệ thống chống trộm báo động qua điện thoại. Sản phẩm này có thể hoạt động kể cả khi không có điện, Internet.
Chủ nhà bố trí cảm biến ở cửa để có thể phát hiện có người lạ mở cửa bước vào nhà. Thiết bị gốc có màu trắng được dán decal màu gỗ tăng tính thẩm mỹ.
Thiết bị cảm biến cửa bao gồm hai phần gắn trên cánh cửa và bản lề. Chủ nhà có thể cài đặt dễ dàng bằng băng dính hai mặt hoặc ốc vít.
Khi có người lạ mở cửa, loa báo động trong nhà sẽ kêu. Ngoài ra, tín hiệu thông báo sẽ được gửi về các số điện thoại được đăng ký nhận thông tin (chủ nhà, người thân sống gần, lực lương an ninh của khu phố…).
Chuông điện thoại báo động sẽ kêu liên tục trong vòng 5 phút.
Video đang HOT
Sân vườn bao quanh nhà cũng là nơi ngăn cách với khuôn viên hàng xóm. Để bảo đảm an toàn, chủ nhà lắp đặt cảm biến chuyển động có tích hợp camera ở tường bên ngoài.
Thiết bị này sẽ phát hiện ra người di chuyển trong vùng phủ của cảm biến, kịp thời chuyển hình ảnh đến điện thoại của chủ nhà sau 5 giây.
Khu vực bếp, cửa sau được bố trí cảm biến chuyển động không tích hợp camera để tiết kiệm chi phí.
Loa báo động sẽ hú to có người lạ mở cửa bước. Bạn nên bố trí loa ở vị trí trung tâm của nhà.
Loa nhỏ gọn, có thể đặt như đồ trang trí trong các ngăn tủ.
Chủ nhà có thể điều khiển, sử dụng hệ thống, nhận cảnh báo đột nhập và tìm cách xử lý kịp thời.
Bộ sản phẩm gồm các thiết bị không dây để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Việc bố trí thêm pin sạc dự phòng và sim 3G cho thiết bị điều khiển trung tâm đề phòng kẻ gian ngắt điện để vô hiệu hóa hệ thống an ninh.
Ban Mai
Ảnh: Hà Dương
Theo VNE
Thiết bị kiểm tra giá trị dinh dưỡng thức ăn tại CES 2016
SciO là một thiết bị cảm biến sử dụng kết nối Bluetooth, có khả năng quét từng loại thức ăn để phát hiện thành phần dinh dưỡng chứa trong đó.
Máy quét SCiO có thể xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, đồ uống. Ảnh: Mashable.
Bạn tò mò muốn biết mỗi bữa ăn của mình có chứa bao nhiêu tinh bột hay calore? Một thiết bị sẽ tiết lộ giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn bằng cách quét lên nó.
Hãng khởi nghiệp từ Pháp DietSensor vừa ra mắt tại triển lãm CES một thiết bị cảm biến bỏ túi có tên SCiO. Nó dùng quang phổ cận hồng ngoại (phân tích cách các phân tử của một vật chất tương tác với ánh sáng) để xác định thành phần hóa học của thực phẩm và đồ uống.
SCiO được xem là công cụ trong mơ dành cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, mục đích của nó nhằm giúp đỡ những người bị bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch trong việc giữ chế độ ăn hợp lý.
Trong màn demo tại CES, SCiO được dùng để quét một miếng pho mát. Sau khi nhấn nút, ứng dụng trên điện thoại lập tức hiển thị hàm lượng chất béo, tinh bột và các gợi ý có liên quan, chẳng hạn, bạn không nên ăn nhiều hơn 54 gram loại thực phẩm này trong khoảng thời gian nhất định.
Người sáng lập của DietSensor - Remy và Astrid Bonnasse - lên ý tưởng về thiết bị này từ năm 2014, khi cô con gái 9 tuổi của họ được chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1, đòi hỏi họ phải theo dõi lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn và đo insulin.
Sau đó, cặp vợ chồng này phát triển một ứng dụng huấn luyện về dinh dưỡng và thiết bị đi kèm để tự động hóa quá trình theo dõi này. Phương pháp sử dụng quang phổ học để xác định thành phần dinh dưỡng trong thức ăn đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm khoa học trước đây, DietSensor lần đầu mang đến một công cụ dành cho người dùng phổ thông, công ty này cho hay.
Nhược điểm của SCiO là nó chỉ đọc được giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm đồng nhất (chẳng hạn pho mát, bánh mì). Tức là, nó không thể nhận biết tất cả các thành phần trong một chiếc bánh sandwich.
SCiO được bán với giá 249 USD. Ứng dụng đi kèm có thể tải về miễn phí nhưng đòi hỏi phí duy trì dữ liệu 10 USD/tháng.
Đức Nam
Theo Zing