Thiêng liêng lá cờ Tổ quốc
Mỗi chuyến biển, các tàu cá Việt Nam luôn đem theo ít nhất 2 lá cờ Tổ quốc. Đó là những “vật thiêng” đầu tiên ngư dân nghĩ phải mang theo khi ra khơi.
Và trong những cuộc trò chuyện với họ, chúng tôi cảm thấy màu cờ đỏ luôn ẩn hiện trong từng cảm xúc, từng lời nói với vẻ tự hào từ trong tim. Với ngư dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng trên nền biển xanh chính là Tổ quốc.
Tết Nguyên đán 2018, tôi có mặt ở cảng cá lớn nhất miền Trung để đón những chuyến biển đầu tiên trở về trong năm mới của ngư dân. 1 giờ sáng, gió biển ở đồn biên phòng Mân Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) lạnh buốt người.
Từ ngoài biển, một tàu cá đang tiến tới để làm thủ tục vào cảng. Trên nóc cabin tàu, lá cờ Tổ quốc bay phần phật trong gió, đỏ thắm trong màn đêm. Đó là tàu cá của ngư dân Võ Văn Dũng ở Quảng Ngãi, vừa trở về từ ngư trường Hoàng Sa, sau gần 20 ngày lênh đênh trên biển. Lá cờ Tổ quốc bên trên nóc cabin tàu thấm đẫm vị mặn của biển Hoàng Sa – vùng biển thiêng của Tổ quốc.
Cảnh sát biển Việt Nam trao cờ Tổ quốc cho ngư dân Lý Sơn
Lão ngư Trần Hay là người Đức Phổ, Quảng Ngãi. Ông năm nay hơn 60 tuổi, cả đời lênh đênh trên biển, đã có 15 mùa đón Tết giữa trùng khơi. Cứ chuẩn bị tất niên cho gia đình xong là ông sửa soạn đi biển. 15 đêm giao thừa giữa đại dương là một trải nghiệm không phải ai cũng có. Nhờ từng trải trong những chuyến biển, ông Hay luôn được chủ tàu giao nhiệm vụ cúng trong đêm giao thừa. Ông Hay bảo, cúng giao thừa trên biển cũng cơ bản giống trên đất liền, chỉ là thêm con cá, con tôm mới đánh bắt và ban thờ cứ đong đưa theo nhịp sóng. Nhưng một điểm đặc biệt là đến lúc cúng giao thừa, các tàu đều thay cờ Tổ quốc. Những lá cờ bạc vì nắng, gió sẽ được thay bằng một lá cờ mới để đón Tết.
Những ngư dân cả năm đi biển chừng 10 chuyến, mỗi chuyến từ 20 ngày đến 1 tháng, thì trong đêm giao thừa, những người đi biển chính là người thân. Với họ, khi ấy thuyền không phân biệt Nam – Bắc, không phân biệt tỉnh, thành phố, không cần biết tên họ, cứ cắm cờ Việt Nam thì đều là người trong nhà. Và, nơi đó chính là Tổ quốc.
Tôi lặng người nhìn những con tàu neo tại cảng cá Thọ Quang, nhìn một rừng cờ bay phần phật. Mỗi chiếc thuyền ra khơi đều mang theo những lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh. Trong những lần trò chuyện cùng ngư dân các tỉnh miền Trung, từ các lão ngư cả đời trên biển đến những ngư dân trẻ, tôi đều được nghe họ kể, mỗi lần ra biển ngư dân đều mang theo ít nhất 2 lá cờ Tổ quốc. Ở giữa biển khơi mênh mông, xanh thẳm, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc bay kiêu hãnh trong gió Biển Đông trên những tàu bạn, ngư dân cảm thấy mình không đơn độc giữa trùng khơi. Với họ, Tổ quốc hiển hiện ngay ở đó, trên màu cờ đỏ thắm.
Video đang HOT
Cảnh sát biển Việt Nam trao quà cho ngư dân trẻ tuổi Bùi Văn Phải
Năm 2013, có một câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ trong cộng đồng về tình yêu Tổ quốc. Đó là câu chuyện ngư dân trẻ tuổi Bùi Văn Phải cuốn cờ Tổ quốc vào ngực để cờ không bị cháy.
Tháng 3/2013, con tàu của Bùi Văn Phải bị tàu Trung Quốc nã đạn bắn cháy cabin, Phải vừa dập lửa, vừa quyết không để cờ Tổ quốc bị cháy. Sau này, lá cờ được đưa vào Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam trưng bày, còn Phải được tặng Huân chương “Tuổi trẻ dũng cảm” vì hành động này. Năm đó, Phải mới 24 tuổi.
Chúng tôi gặp lại Phải trong chuyến đi cùng tàu Cảnh sát biển 8002 đến Lý Sơn năm 2018, ngoài quà, tàu còn mang theo hàng trăm lá cờ Tổ quốc để trao tặng cho ngư dân. Bùi Văn Phải là dân Lý Sơn gốc – vùng đảo sản sinh biết bao “sói biển” quật cường, gan dạ. Sau khi tàu bị cháy năm 2013, Phải nhiều lần lận đận với nghiệp biển, đến mức có lần chủ nợ đòi thu tàu. Rồi Phải được nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ một con tàu to hơn, công suất lớn hơn để đi biển được dài ngày hơn.
Đầu tháng 7/2019, trong một chuyến đi khơi xa, thuyền trưởng trẻ tuổi Bùi Văn Phải và các thuyền viên trên tàu đã cứu sống 32 ngư dân Trung Quốc trôi dạt trên biển. 6 năm trước, thuyền của Phải bị tàu Trung Quốc bắn cháy. 6 năm sau, chính Phải cứu vớt 32 ngư dân Trung Quốc. Chưa kể hàng chục lần tàu của Phải bị tàu Trung Quốc cướp phá, tấn công. Âu cũng là một sự sắp đặt của số phận. Nhưng chính sự sắp đặt ấy càng làm bật lên sự trượng nghĩa trong con người của Phải và của ngư dân Việt Nam. Không để tâm đến những câu chuyện cũ, không để tâm đến những va chạm xảy ra hằng ngày trên biển, thấy người bị nạn là cứu.
“Rồi lại đi biển thôi, nằm nhà cứ nghĩ đến biển khơi vẫy vùng, nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trên nền nước xanh. Không đi ra đó được cứ như đời mình bị cột lại”, Phải nói.
“Đi ra đó” là Phải nói đến vùng biển Hoàng Sa, ngư trường quen thuộc của ngư dân Lý Sơn. Ở nơi đó, mỗi bãi cát, mỗi ngọn sóng thân thuộc như đường làng, ngõ xóm với mỗi ngư dân Lý Sơn.
Cờ Tổ quốc tung bay trên tàu ngư dân, góp phần đánh dấu chủ quyền trên biển
Với những ngư dân như Phải và hàng triệu ngư dân Việt Nam khác, cuộc sống họ thuộc về biển. Lão ngư Tiêu Viết Là ở Bình Châu ( Bình Sơn, Quảng Ngãi) mấy chục năm đi biển, hàng chục lần bị tàu Trung Quốc tấn công, đến khi nghỉ đi biển, chiều nào ông cũng ra ghềnh đá gần nhà ngồi ngó biển cho đỡ nhớ. Từ ghềnh đá đó, ông nhìn thấy những con tàu quê ông tỏa đi biển. Tàu to có, tàu nhỏ có, tàu đi xa, tàu đi gần, tàu nào cũng có lá cờ Tổ quốc đỏ thắm trên nóc cabin. Ông Là bảo: “Các cậu có thể chưa bao giờ ra những vùng biển xa vài trăm hải lý nên không biết, gặp được tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi mừng lắm. Tàu mình mang cờ đỏ sao vàng đi đến đâu là Tổ quốc của ta đang ở đó”.
Trong thời gian gần đây, phong trào tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân lan rộng trên toàn đất nước. Nhiều tổ chức, cá nhân đã góp công sức của mình vào phong trào này để tạo điểm tựa cho ngư dân bám biển. Mỗi lần chứng kiến cảnh ngư dân thay cờ Tổ quốc trên cabin là một lần những cảm xúc về chủ quyền, về Tổ quốc thiêng liêng lại trào dâng trong chúng tôi. Những lá cờ Tổ quốc thắm đỏ sẽ theo những ngư dân ra biển, cùng ngư dân vươn khơi, giúp họ không đơn độc trong hải trình của mình. Bởi mỗi chuyến ra khơi của họ có hơn 90 triệu người Việt Nam ở phía sau, có bóng hình Tổ quốc ở bên cạnh…
Ở giữa biển khơi mênh mông, xanh thẳm, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc bay kiêu hãnh trong gió Biển Đông trên những tàu bạn, ngư dân cảm thấy mình không đơn độc giữa trùng khơi. Với họ, Tổ quốc hiển hiện ngay ở đó, trên màu cờ đỏ thắm.
Hà Anh
Theo petrotimes.vn
Vịt biển nuôi ở xứ Quảng lớn nhanh như thổi, thịt ngon bán giá cao
Sau 3 năm triển khai mô hình nuôi vịt biển 15 tại Quảng Ngãi, loại vịt này được đánh giá là sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với điều kiện nắng nóng và xâm nhập mặn tại các địa phương ven biển của tỉnh này.
Anh Trương Văn Thơm ở thôn Thượng Hòa, xã Bình Đông (huyện Bình Sơn) chia sẻ, gia đình anh được hỗ trợ 360 con giống vịt biển 15. Đến nay, sau 50 ngày nuôi, vịt tăng trọng rất nhanh do tận dụng được nguồn thức ăn thủy, hải sản từ các ao, hồ nuôi thủy sản của địa phương.
"Đây là lần đầu tiên nuôi giống vịt biển, gia đình rất băn khoăn về khả năng thích nghi và chất lượng thịt của giống vịt này. Nhưng đến nay, vịt đã đạt trọng lượng từ 2,6 - 2,8 kg/con. Khi có người tìm đến tận nhà để thu mua, gia đình rất mừng và đã bán được 150 con với giá 100.000 đồng/con", anh Thơm chia sẻ.
Mô hình nuôi vịt biển của gia đình anh Trương Văn Thơm được đánh giá khá hiệu quả. Mạnh Hùng
Anh Phạm Tuấn Sinh (ở thôn Châu Me, xã Bình Châu) cũng rất phấn khởi khi đàn vịt 360 con của anh sinh trưởng, phát triển khá tốt. Quy trình nuôi vịt biển 15 đã được hướng dẫn trước khi nhận vịt giống, nuôi tầm 3 tháng mới có thể bán được. Khi nuôi đến tháng thứ 2, vịt đã phát triển khá nhanh, có con hơn 3kg nên gia đình anh xuất bán.
"Trong quá trình nuôi, cán bộ khuyến nông, thú y của xã đã tiêm phòng bệnh cho vịt và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật phòng bệnh nên vịt rất khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Đây là con vật dễ nuôi nhưng hiệu quả với nông dân vùng ven biển như chúng tôi" - anh Sinh chia sẻ.
Trong những năm gần đây, người dân sinh sống tại các vùng ven biển bị xâm nhập mặn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Vịt biển 15 có khả năng thích ứng tốt với tình hình biến đổi khí hậu và là con vật rất dễ nuôi, góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho người dân ven biển.
Được biết, năm nay là năm thứ 3 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi triển khai mô hình nuôi vịt biển 15 cho 18 hộ dân sinh sống tại 3 xã ven biển của huyện Bình Sơn, gồm xã Bình Châu, xã Bình Đông và xã Bình Dương, với tổng số con giống hỗ trợ 6.500 con.
Bình quân mỗi hộ tham gia mô hình chăn nuôi 360 con, sau mỗi đợt nuôi sẽ thu khoảng 35 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi khoảng 7,5 triệu đồng.
Chỉ sau vài tháng triển khai mô hình, vịt biển 15 đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi, sinh trưởng, phát triển nhanh và được người dân tham gia mô hình đánh giá là con vật rất dễ nuôi. Hiện nay, ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Ngãi đang nghiên cứu nhân rộng chăn nuôi loại vịt biển 15 này.
Theo Danviet
Mua cây sanh khủng về nhà tạo tác, 11 năm sau có người trả 2 tỷ không bán Cây sanh cổ thân vững chãi, một tay cành có hình dáng giống lá cờ Tổ quốc nên được gọi là cây sanh "Cột cờ Hà Nội". Anh Trần Viết Chiến (Thanh Trì, Hà Nội) là chủ nhân của tác phẩm sanh có tên "Cột cờ Hà Nội" Cây sanh có tuổi đời khoảng 70 năm, cao 2,5m, đường kính gốc 2,2m, chiều...