Thiên tài toán học có chỉ số IQ cao hơn Einstein trở thành kẻ đánh bom hàng loạt
Trong suốt 17 năm, thiên tài Ted Kaczynski đã gửi đi tổng cộng 24 quả bom đi khắp nước Mỹ khiến 3 người chết, 23 người bị thương.
Trong 17 năm, Ted trở đã gửi đi 24 quả bom trên khắp nước Mỹ.
Ngày 25/5/1978, Ted Kaczynski gửi đi quả bom tự chế đầu tiên. Năm 1979, Ted đặt bom trong một vali trên chuyến bay của hãng hàng không Mỹ từ Chicago đến Washington. Tuy nhiên, do lỗi hẹn giờ, quả bom không phát nổ mà chỉ bốc khói. Cuộc điều tra sau đó phát hiện ra, quả bom ấy đủ mạnh để phá hủy toàn bộ máy bay.
Đến 24/4/1995, Gilbert Murray, giám đốc điều hành Hiệp hội Lâm nghiệp California đã nhận được một gói hàng nặc danh. Gói hàng có kích thước và hình dạng của một chiếc hộp đựng giày và được bọc trong giấy màu nâu, tuy nhiên, nó nặng một cách kì lạ. Khi Murray mở chiếc hộp lạ, một vụ nổ lớn đã phá nát tòa nhà văn phòng của ông, thổi tung các cánh cửa và cửa số ra khỏi bản lề. Murray tử vong ngay lập tức.
Trong suốt 17 năm, Ted trở thành nỗi khiếp sợ của hàng triệu người trên đất Mỹ nhưng chẳng ai biết đó là ai, tên tuổi, nơi sống hay thậm chí là giới tính. Tổng cổng Ted đã gửi đi 24 quả bom trong 17 năm, các nạn nhân đều được lựa chọn ngẫu nhiên và có ít nhất 3 người chết, 23 người bị thương trong suốt quãng thời gian đó.
Không lâu sau cái chết của Gilbert Murray, Ted đã gửi thư nặc danh tới các tòa soạn bạn, hứa sẽ dừng hoạt động khủng bố nếu tờ The New York Times hoặc Washington Post đồng ý xuất bản bài luận mang tên Xã hội Công nghiệp và Tương lai của nó do mình viết.
Các cơ quan chức năng đã quyết định cho xuất bản bài luận với hy vọng sẽ có ai đó nhận ra kẻ khủng bố qua cách hành văn.
Video đang HOT
Cuối cùng vợ chồng David (em trai của Ted) đã nghi ngờ anh trai của mình là kẻ đánh bom và quyết định gọi cho FBI.
Đến ngày 3/4/1996, Ted bị bắt tại căn nhà gỗ. Cơ quan điều tra phát hiện các thành phần chế tạo bom, 40.000 trang báo xoay quanh chủ đề đánh bom và một quả bom chuẩn bị được gửi đi. Họ cũng tìm thấy bản thảo Xã hội Công nghiệp và Tương lai của nó.
Ngày 22/1/1998, Ted nhận tội với 13 cáo buộc. Ông nhận 8 bản án chung thân và không có khả năng được tạm tha.
Ted Kaczynski khi bị bắt năm 1996. Ảnh: History.
Trong nhiều năm qua, Ted đã xuất bản hai cuốn sách từ nhà tù có tên là Nô lệ công nghệ tuyển tập năm 2010 với một giáo sư từ Đại học Michigan-Dearborn.
Nói về quá khứ của Ted, ông được sinh ra tại Chicago năm 1942 và có một tuổi thơ yên bình mặc dù gia đình khá nghèo khó. Với IQ 160, cao hơn cả những nhà khoa học lỗi lạc như Stephen Hawking hay Albert Einstein, Ted sớm vào đại học Harvard khi mới 16 tuổi.
Tại Harvard, Ted được mời tham gia thí nghiệm tâm lý do giáo sư Henry Murray.
Theo yêu cầu của đội ngũ nghiên cứu, Ted đến phòng thí nghiệm của giáo sư Murray, viết bài luận về niềm tin, giá trị và lý tưởng cá nhân. Một luật sư ẩn danh nhận các bài luận này và trực tiếp tranh luận với Ted kèm theo những lời chê bai, giễu cợt.
Các tình nguyện viên nghĩ rằng họ đang tranh luận về triết học nhưng mục đích thực sự của nghiên cứu là đo ảnh hưởng của stress đến tâm trí. Các nhà khoa học theo dõi chỉ số sinh học và phản ứng của Ted, quay phim ghi lại sự tức giận, xấu hổ sau đó phát cho cậu sinh viên xem. Ted Kaczynski mô tả đó là “trải nghiệm tồi tệ nhất cuộc đời” nhưng vẫn tham gia nghiên cứu ba năm, tương đương 200 giờ.
Giáo sư Arthur Dobrin từ đại học Hofstra, nhận định Ted đã rời Harvard với “tổn thương tâm lý vĩnh viễn. Và việc tham gia thí nghiệm của Murray nhiều khả năng là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn tinh thần, hoang tưởng và quan điểm chính trị cực đoan của Ted”.
Thanh Tùng (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Trung Quốc phản ứng thế nào về kết quả bầu cử Hong Kong?
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa đưa ra phản ứng của chính quyền Bắc Kinh trước kết quả bầu cử cấp quận ở Hong Kong - trong đó phe ủng hộ dân chủ giành chiến thắng lớn - khẳng định rằng thành phố này là một phần của Trung Quốc "bất kể điều gì xảy ra".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) đưa ra phản ứng về kết quả bầu cử Hong Kong sau cuộc họp với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (Ảnh: AP)
Kết quả của kỳ bầu cử diễn ra hôm Chủ nhật vừa qua ở Hong Kong đã gửi tới chính quyền mà Bắc Kinh hậu thuẫn một thông điệp rõ ràng, đó là dư luận thành phố này ủng hộ các yêu sách mà người biểu tình đưa ra. Các ứng viên của phe dân chủ đã giành tới 17 trên tổng số 18 hội đồng quận - trước đó tất cả đều nằm trong tay các đảng thân chính quyền.
Phát biểu tại Tokyo sau khi tham dự cuộc họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Ngoại trưởng Vương Nghị nói: "Đó chưa phải kết quả cuối cùng. Hãy chờ đến khi có kết quả cuối cùng, được chứ? Tuy nhiên, rõ ràng là dù điều gì xảy ra đi nữa, Hong Kong vẫn là một phần của Trung Quốc và là một đặc khu của Trung Quốc".
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc thêm rằng: "Mọi âm mưu nhằm gây rối loạn Hong Kong, hay thậm chí tổn hại sự ổn định và thỉnh vượng của nó, sẽ không thành công".
Cơ quan hàng đầu của Trung Quốc chịu trách nhiệm các vấn đề về Hong Kong hiện vẫn chưa chính thức lên tiếng phản ứng về kết quả bầu cử ở Hong Kong.
Ông Vương Nghị - người đang có chuyến thăm Tokyo để tham dự Hội nghị Bộ trưởng nhóm G20 - trước đó từng cáo buộc Mỹ can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nhưng không trực tiếp nhắc tới kỳ bầu cử cấp quận ở Hong Kong.
"Mỹ, bằng việc tận dụng luật pháp trong nước của họ, chỉ muốn can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc và âm mưu làm xói mòn "một quốc gia, hai chế độ" cùng sự thịnh vượng và ổn định của đặc khu Hong Kong, vi phạm Hiến chương LHQ và nguyên tắc cơ bản trong quản lý các mối quan hệ quốc tế" - Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị nói.
Trung Quốc từng nhiều lần cáo buộc Mỹ kích động tình trạng bất ổn ở Hong Kong. Bắc Kinh mới đây còn kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump không ký duyệt một dự luật nhằm dọn đường cho Washington áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế/ngoại giao nhằm vào thành phố này - đã được cả Thượng viện và Hạ viện thông qua với số phiếu áp đảo.
Theo viettimes.vn/SCMP
Nga phẫn nộ, vạch trần các chiến dịch không kích mà Israel thực hiện ở Syria Chính quyền Moscow nói rằng lực lượng không quân Israel (IAF) đã sử dụng không phận Lebanon để thực hiện đòn không kích nhằm vào các mục tiêu ở Damascus (Syria), đồng thời cáo buộc Israel khiến "căng thẳng gia tăng và gây rủi ro bùng nổ xung đột". Bộ Ngoại giao Nga công khai thông tin chiến dịch không kích mà Israel...