Thiên tai tàn phá châu Á nặng nề nhất
So với các châu lục khác, châu Á là khu vực bị thiên tai tàn phá kinh hoàng nhất trong giai đoạn 1995-2015: hơn 332.000 người chết, 3,7 tỉ người chịu ảnh hưởng bởi những thảm họa liên quan đến thời tiết (lũ lụt, bão, hạn hán, động đất và sóng thần).
Nếu tính trên toàn thế giới, những thảm họa loại này đã khiến 606.000 người thiệt mạng, khoảng 4,1 tỉ người bị thương, trở thành kẻ vô gia cư hoặc trong tình trạng cần sự hỗ trợ khẩn cấp. Trong đó, lũ lụt được xem là mối đe dọa thường trực nhất cho con người, chiếm tỉ lệ đến 47%. Tuy nhiên, bão lốc mới là thảm họa chết chóc nhất khi cướp đi sinh mạng của 242.000 người. Cũng theo báo cáo, Mỹ là nước xảy ra nhiều thảm họa liên quan đến thời tiết nhất (472 vụ). Đứng ngay sau Mỹ là 4 nước châu Á: Trung Quốc (441 vụ), Ấn Độ (288 vụ), Philippines (274 vụ) và Indonesia (163 vụ). Mỗi năm, những thảm họa này khiến kinh tế thế giới thiệt hại trung bình 250-300 tỉ USD. Báo cáo cũng cảnh báo về nguy cơ gia tăng thiên tai trong thời gian tới do biến đổi khí hậu.
Mưa to gây lũ lụt ở TP Chennai ở bang Tamil Nadu – Ấn Độ, khiến 70 người chết hồi giữa tháng 11. Ảnh: INDIA EXPRESS
Biến đổi khí hậu, cùng với hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương, là những nguyên nhân chính khiến 2015 dự kiến là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Không những thế, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) ngày 25-11 cho biết năm 2016 còn có thể nóng hơn cả năm nay. Tổng Giám đốc WMO Michel Jarraud cho biết nhiệt độ năm 2015 sẽ cao hơn 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1880-1899 và hơn 0,73 độ C so với giai đoạn 1961-1990. Cũng theo ông Jarraud, các nhà lãnh đạo tham dự COP21 sắp tới cần phải nhất trí về những bước đi để giữ nhiệt độ tăng không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mục tiêu đã đề ra vào năm 2010 trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng của hiện tượng thời tiết cực đoan.
Video đang HOT
Dù COP21 chính thức khai mạc ngày 30-11 nhưng các cuộc thương thảo về một hiệp định nhằm làm chậm lại tình trạng toàn cầu ấm dừng lên sẽ bắt đầu sớm hơn 1 ngày. “Về lâu dài, thỏa thuận tại COP 21 ở Paris sắp tới về vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính sẽ đóng góp đáng kể trong những nỗ lực giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do thiên tai gây ra, xuất phát từ sự ấm lên toàn cầu và sự dâng cao của mực nước biển” – người đứng đầu UNISDR Margareta Wahlstrom cho biết. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) hôm 25-11 thừa nhận vẫn còn rất nhiều công việc phải làm và lo sợ hội nghị khép lại vào ngày 11-12 tới mà không đạt được kết quả như ý bởi một loạt tranh cãi, trong đó có chuyện chia sẻ gánh nặng trách nhiệm từ việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo Người lao động
Tình hình Biển Đông: Trung Quốc đang tàn phá, huỷ hoại môi sinh
Công trình khai hoang tại những khu vực ở Biển Đông do TQ tiến hành cản trở việc sinh sản của các nguồn tôm cá ở đây. Và biển Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tin tức từ truyền thông Philippines ngày 11/6 cho hay, các dự án xây dựng Bắc Kinh đang tiến hành ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông có thể gây ra những tổn thất nặng nề về mặt đa dạng sinh học và làm ảnh hưởng tới nguồn cá trong dài hạn.
Thông tin này được cựu Bộ trưởng Môi trường Angel Alcala đưa ra. Ông lưu ý Việt Nam và Philippines, hai trong số các nước có tuyên bố chủ quyền tại đây, nằm gần các công trình xây dựng của Bắc Kinh nhất nên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép tại Đá Chữ Thập. (Nguồn: BI)
Ông Alcala nói tác động rõ ràng có thể trông thấy từ các dự án này là sự sút giảm quan trọng về đa dạng sinh học, cản trở việc sinh sản của các nguồn tôm cá, và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của các cộng đồng cư dân duyên hải.
Trung Quốc đang nhanh chóng triển khai các kế hoạch khai hoang tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông trong nỗ lực khẳng định các tuyên bố chủ quyền bành trướng của họ.
Chính phủ Philippines cũng đã lên tiếng khuyến cáo rằng Bắc Kinh đang gây ra những thiệt hại to lớn không thể tránh cho môi trường và cân bằng sinh thái Biển Đông.
Manila nói các công trình xây dựng của Trung Quốc ít nhất đã phá hủy 300 mẫu san hô tại đây, dẫn tới thiệt hại kinh tế mỗi năm hàng trăm triệu đô la.
Thời gian gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng trên 6 bãi đá tranh chấp trên biển Đông và đang bắt đầu xây dựng trên bãi đá thứ 7. Thực trạng bành trướng xây dựng của Trung Quốc ở biển Đông đã khuấy lên một loạt tranh chấp với các nước láng giềng phía nam.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Hình ảnh chiến tranh tàn phá thành phố Homs Syria Hãng thông tấn Ria Novosti vừa công bố loạt ảnh hiếm ghi lại hình ảnh chiến tranh tàn phá thành phố Homs và các khu vực lân cận ở Syria. Những hình ảnh giao tranh ác liệt ở thành phố Homs Syria đã được các phóng viên hãng thông tấn Ria Novosti ghi lại trong bộ ảnh mới đây. Trong ảnh, các thành...