Thiên tài hào hoa, toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại
Ông không chỉ được giới chuyên môn đánh giá là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất, mà còn là cá nhân có tài năng đa dạng nhất trong lịch sử nhân loại.
Leonardo da Vinci được giới chuyên môn đánh giá không chỉ là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất, mà còn là một trong những cá nhân có tài năng đa dạng nhất trong lịch sử nhân loại. Ông là tác giả của những bức tranh đẹp, tự nhiên, đầy mê hoặc và huyền bí nhất trong nghệ thuật phương Tây. Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của ông được coi là “kiệt tác của mọi kiệt tác”.
Sinh năm 1452 tại làng Tuscan, Anchiano, Ý, Leonardo là hình ảnh mẫu mực của “người đàn ông thời Phục hưng”. Từ những năm đầu tiên ra mắt làng nghệ thuật ông đã trở thành nghệ sỹ nổi tiếng nhất của thời kỳ đó, tạo ra những kiệt tác bao gồm “The Last Supper”, “The Vituvian Man” và “Mona Lisa” có lẽ là bức tranh được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử hội họa thế giới.
Leonardo không chỉ là một nghệ sỹ, ông là một nhà khoa học, nhà toán học, nhà phát minh và nhà sinh vật học, ông đã đưa ra rất nhiều khám phá mới về giải phẫu học, kỹ thuật dân dụng, quang học và thủy động lực học.
Chân dung Leonardo da Vinci
Theo nhà sử học Helen Gardner đã viết trong cuốn sách “Art Through the Ages”, là ông chưa từng gặp một người nào có “tâm trí và tính cách giống như một siêu nhân vậy, một người đàn ông bí ẩn, xa xôi và đầy thu hút”.
Video đang HOT
Do là con riêng của một gia đình nghèo nên Leonardo chưa bao giờ nhận được bất kỳ một hình thức giáo dục chính thức nào. Ông chỉ được dạy dỗ ở nhà về đọc, viết chữ Latin, hình học, toán học và dành phần lớn trong suốt thời thơ ấu để thả hồn với thiên nhiên. Sau khi ông qua đời, qua nhiều tác phẩm của Leonardo người ta mới nhận ra rằng Leonardo hoàn toàn bị mê hoặc bởi thế giới tự nhiên, đặc biệt là các loài chim.
Ngay từ khi còn nhỏ Leonardo đã thể hiện tình yêu với hội họa, vào năm 1466 khi mới 14 tuổi, ông bắt đầu theo nghệ sĩ Andrea del Verrocchio, một họa sĩ ở Florentine để học nghề. Chính thời điểm này tài năng của Leonardo đã nở rộ. Khi Verrocchio cảm thấy không ưng ý lắm với bức vẽ “Bí tích Rửa Tội của Chúa Kitô” ông đã nhờ cậu thiếu niên Leonardo đóng góp ý kiến, và ông đã phải giật mình vì sự tinh tế và những mức độ tinh xảo trong những nét vẽ của thiên tài này.
Vào năm 20 tuổi, Leonardo đã trở thành một nghệ sĩ có tên tuổi ở Florence. Trong thời gian này Leonardo không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, mà còn là nhà điêu khắc và một kỹ sư.
Ở thời kỳ đó ông đã đưa ra kế hoạch xây dựng rất nhiều “thiết bị chiến tranh” cho giới quý tộc, và trong các phác thảo của ông là các hình ảnh như khẩu pháo, máy tạo khói và thậm chí cả xe bọc thép. Leonardo cũng có các bản thiết kế cho máy bay, 400 năm trước khi anh em Wright có ý tưởng tương tự.
Bức tranh “Bữa tối cuối cùng”
Thật không may, không có bằng chứng của bất kỳ một loại máy nào trong các thiết kế của ông đã từng được xây dựng. Có thể là do các thiết kế và phát minh của ông đưa ra không hợp thời khi đó toán học và khoa học kỹ thuật chưa được phát triển và thậm chí những người ở cùng thời với ông có lẽ còn không hiểu những phát minh hay thiết kế của ông.
Sau khi nổi tiếng với 2 kiệt tác “Bữa tối cuối cùng” và “Trinh Nữ”, Leonardo còn tham gia các dự án sáng tạo đa dạng như thiết kế và biên đạo múa trong một cuộc thi, thiết kế mái vòm cho Nhà thờ Milan và thiết kế bức tượng một con ngựa chiến khổng lồ. Sau khi Milan sụp đổ bởi một cuộc chiến, Leonardo chuyển đến Venice làm nghề kiến trúc sư và kỹ sư quân sự .
Sau khi ông qua đời, các bản thảo của ông đã được phát hiện. Trong suốt 13.000 trang ghi chép tỉ mỉ, Leonardo đã đưa ra một phạm vi rộng lớn các sở thích, đam mê sáng tạo và phát minh của mình. Các bản thảo này đã gây kinh ngạc giới chuyên môn với hàng trăm bức tranh phác họa, các nghiên cứu về giải phẫu học và thực vật, kiến trúc, khoa học, âm nhạc, toán học, kỹ thuật, sáng chế, địa chất, thiên văn học, lịch sử và bản đồ. Thậm chí có cả những phác thảo về máy bay, xe tăng, năng lượng mặt trời, thủy động lực học và lý thuyết kiến tạo mảng…
Theo Danviet
Những thần đồng bị xã hội xa lánh, sống đời cô độc vì quá... khác người
Với những sáng tác nghệ thuật khó hiểu tới mức khác thường so với khả năng thưởng thức của khán giả khi ấy, những thiên tài này đã buộc phải sống cuộc đời cô độc vì bị cả xã hội xa lánh.
Có rất nhiều thiên tài lựa chọn sự cô độc và bị người đời xa lánh, trong đó có hai ngôi sao sáng chói trên bầu trời nghệ thuật thế giới là William Blake (1757- 1827) - một hoạ sĩ người Anh và đồng thời là một trong những nhà thơ lớn của thế kỷ 18; và Ludwig van Beethoven - một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, ông được coi là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, và cả khán giả trong lịch sử âm nhạc thế giới.
William Blake
Ngay từ khi còn rất nhỏ, William Blake đã luôn nói những điều bị người khác cho là hoang tưởng, như nhìn thấy Chúa và những thiên thần. Khi đó cha mẹ ông rất kiên nhẫn dạy con trai mình không "nói dối", nhưng sau đó họ cũng nhận ra Blake rất khác biệt so với đám trẻ cùng lứa. Năm 12 tuổi, Blake đã bắt đầu làm thơ. Để có thể đọc và hiểu các tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ gốc, ông đã quyết tâm tự học trôi chảy tiếng Hy Lạp, Latin, Do Thái và tiếng Ý. Blake tin rằng, thơ của ông hay, dễ hiểu và đi vào lòng người, ông nhất định không hi sinh bản sắc riêng của mình để trở nên nổi tiếng cho dù những áng thơ của ông bị đánh giá là khó hiểu và bất bình thường vào thời điểm đó. Năm 1808, ông trưng bày một số tranh màu nước tại Học viên Hoàng gia Anh, và năm 1809 ông tiếp tục trưng bày các tác phẩm của mình tại nhà của anh trai ông, James. Một số ít ỏi khán giả đã ca tụng tài năng nghệ thuật của Blake, nhưng phần lớn những người khác cho rằng chúng "gớm ghiếc" và khá nhiều người gọi Blake là kẻ điên.
Không được người đời thấu hiểu và dần bị xa lánh, Blake quyết định lựa chọn sự cô đơn, ông chỉ trò chuyện với người vợ luôn theo đi theo và ở bên cạnh ông. Khi bị thế giới bỏ quên, Blake đã hoàn toàn chìm mình vào sáng tác những bài thơ. Những thiên anh hùng ca vĩ đại được viết và in trong khoảng thời gian này, từ năm 1804 tới năm 1820. "Milton" (1804-08), "Vala, or The Four Zoas" (1797; viết lại sau năm 1800), và "Jerusalem" (1804-20) đều là những bài thơ không theo kiểu cấu trúc nào. Đó là những áng thơ rất trừu tượng miêu tả linh hồn con người vượt lên trên suy nghĩ lý tính.
Ludwig van Beethoven
Không giống như Blake cố ý tự cắt đứt mối liên hệ với xã hội và quá khứ, Beethoven bị tách ra khỏi xã hội một cách không tự nguyện bởi ông bị điếc. Với mặc cảm tàn tật, ông rơi vào trầm cảm và bị cô lập bởi tư tưởng cũng như nhu cầu phát triển hoàn toàn theo cách riêng của mình. Beethoven luôn cảm thấy cô đơn và hậu quả của nó đã ảnh hưởng không ít tới cuộc sống cũng như tinh thần sáng tạo của nhà soạn nhạc vĩ đại. Mặc dù là một trong những nghệ sỹ nổi tiếng nhất của châu Âu, người thừa kế của Mozart và học trò của Haydn nhưng từ khi 20 tuổi, sau khi mắc một căn bênh quái dị, cơ thể trở nên đau đớn bởi bệnh tật và một ngoại hình xấu xí đã khiến "hoảng tử âm nhạc của Vienna" trở nên khép mình. Dù rất được người hâm mộ yêu thích nhưng với bản tính không chịu gục lụy giới quyền quý giàu có, tài năng của ông vẫn không được giới quý tộc công nhận.
Người ta kể lại trong lịch sử âm nhạc câu chuyện giữa Beethoven và nhà quý tộc Lichnopxki. Trong một buổi chiêu đãi các sĩ quan quân đội của Napoleon, Lichnopxki đã ra lệnh cho Beethoven biểu diễn nhưng ông cương quyết từ chối và bỏ về trong cơn mưa tầm tã. Về đến nhà, Beethoven đã viết một bức thư đầy phẫn nộ: "Là hoàng thân như ông hiện nay là do sự ngẫu nhiên của việc thừa kế, còn là như tôi hiện nay là do chính tôi học hỏi mà thành. Hoàng thân thì đang và sẽ còn có hàng ngàn, còn Beethoven thì chỉ có một mà thôi!".
Với tính cách ấy, và với số lượng sáng tác ngày càng xa rời thị hiếu của giới thượng lưu, Beethoven sống ngày càng túng thiếu, chìm đắm trong đau đớn của bệnh tật và sự cô độc cho đến khi từ giã cõi đời. Chuyện tình của ông cũng là những bi kịch khi ông luôn với tới những người phụ nữ dường như không dành cho mình. Mặc dù để lại cho đời những tuyệt phẩm, trong đó có các bản sonate cho piano, những tứ tấu đàn dây, và nhất là bản giao hưởng số 9, một tác phẩm bất hủ, lớn nhất và đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc giao hưởng của thế giới, nhưng cuối đời Beethoven luôn sống trong nghèo khó và qua đời năm 56 tuổi do bệnh gan.
Theo Danviet
Nỗi ám ảnh khủng khiếp thời thơ ấu của thần đồng tấu hài Charlie Chaplin Nhân vật tấu hài mà Charlie Chaplin thường biểu diễn được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ cơ cực và nỗi ám ảnh từ ngày thơ bé sống trong trại trẻ mồ côi của ông. Charlie Chaplin mãi mãi được công chúng yêu điện ảnh nhớ đến trong bộ dáng người đàn ông nghèo khổ với những bước đi giật giật, lắc...