‘Thiên đường’ ăn vặt trước cổng trường Mari – Curie
Chừng 10 năm trở lại đây, con đường Ngô Thời Nhiệm trước trường Mari – Curie đã trở thành địa chỉ ăn vặt quen thuộc của không ít bạn trẻ Sài Gòn.
Trường cấp 3 Marie Curie không chỉ nổi tiếng là một trong những ngôi trường trung học lớn nhất và lâu đời nhất Sài Gòn mà còn được khá nhiều bạn trẻ biết đến nhờ “con đường ăn uống” phía trước.
Thịt heo xiên nướng là món đặc sản “du nhập” từ Hà Nội, rất được các bạn trẻ yêu thích. Xiên thịt nướng vàng ươm, thơm lừng sẵn sàng thách thức bao tử của bạn.
Thớ thịt thái miếng mỏng vừa dễ xiên lại khá vừa miệng, gia vị ướp thịt đậm đà và khéo léo đủ để bạn dừng bước. Bạn dễ dàng nhận ra vị thơm nồng của nước mắm, chút béo béo của dầu hào, thơm lừng của sả, béo ngậy của những hạt vừng cắn đôi. Thịt heo xiên nướng có giá 6 nghìn đồng/ xiên, “xê xích” một chút so với hồi mới xuất hiện 1 nghìn đồng, nên khá hợp túi tiền Teen.
Còn gì thú vị bằng vừa được thưởng thức que thịt nướng thơm lừng, vừa nghe âm thanh xèo xéo phát ra từ vỉ nướng quanh lò than hồng.
2. Phá lấu lòng bò
Món phá lấu có thể được xem là món ngon “bắt buộc” trong danh sách món ăn vặt học trò.
Bạn có thể gọi khẩu phần đầy đủ gồm: gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía, thịt dày… hay từng món khoái khẩu tùy thích. Chén phá lấu được bê ra bốc khói nghi ngút, đặt tùy tiện trên chiến ghế xấp nho nhỏ. Mùi nước dừa, mùi thịt thơm lạ lùng, ăn phá lấu chỉ cần một cây xiên tre cỏn con là đủ. Xiên miếng tổ ong đang ngập trong nước phá lấu bốc khói, chấm vào chén nước me chua cay. Miếng lòng giòn sừn sựt nhai thiệt đã, chấm thêm miếng bánh mì, vị béo đậm của nước phá lấu thấm bánh mì như tiếp sức cho miếng lòng càng thấm thía.
Video đang HOT
Muốn no bụng, bạn có thể ăn kèm bánh mì hoặc mì tôm xào. Cách ăn này không những làm dịu cái bụng sôi ùng ục của bạn sau giờ học mà cũng giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị của phá lấu.
Mì xào phá lấu thơm nức, giòn rám và thấm gia vị.
3. Há cảo
Món ngon kế tiếp không thể bỏ qua đó là há cảo. Những chiếc há hảo xinh xắn ăn kèm với nước chấm chua ngọt, hay tương ớt, chút rau răm, đồ chua thì quả đúng điệu.
Lớp vỏ há cảo hấp trong vắt để lộ lớp nhân tôm, thịt hồng hào, được miết khéo léo, bao bọc hết lớp nhân béo, vừa mềm tan trong miệng vừa đủ độ dai kết dính xinh xắn. Há cảo chiên lại ngon theo kiểu khác, vàng ruộm, giòn tan, và thơm nhân hơn. Món há cảo chiên khéo phải đảm bảo chiên không quá cứng, nhưng phải rám thì nhân bên trong mới ngon.
Những chiếc há cảo chiên nhỏ xinh, được đặt trong chiếc đĩa nhựa vừa xếp được gọn gàng khoảng chục cái. Nếu hai người đi chỉ cần gọi một hộp há cảo chục cái là có thể ăn thỏa thê, có giá 15 nghìn đồng / hộp 10 viên.
So với những “tụ điểm” ăn vặt khác thì đây có thể là địa chỉ lí tưởng cho giới trẻ vì vừa đa dạng, giá mềm, đặc biệt ngon miệng và tập hợp hầu như tất tần tật các món khoái khẩu của Teen như phá lấu bò, thịt nướng xiên đặc sản Hà Nội, mì bò xào, nui xào bò, bò bía, bánh tráng nướng, bánh tráng cuốn, bánh tráng trộn, gỏi khô bò… ăn xong có thể giải khát bằng trà đá, nước sâm giá 2 nghìn đồng/ ly.
Gọi một món thì chả sao chứ cùng lúc mà ăn tới 2 – 3 món thì hơi gay vì chiếc ghế bé tẹo chẳng kham nổi. Mỗi quán nhỏ với vài ba cái ghế nhựa mà khách lúc nào cũng nườm nượp.
Xách ghế mà chạy!
Đừng tưởng quà vặt dành cho học sinh, giá bình dân, nên làm qua loa đâu nhé! Học trò thời nào cũng biết thưởng thức, hàng nào dở, dơ là bị “tẩy chay” ngay. Vì vậy muốn giữ mối thật lâu, các quán phải cạnh tranh nhau từng chút một từ chất lượng, giá cả, vệ sinh, đến phục vụ.
Thêm một chú ý nhỏ hiển nhiên, nhưng không thể bỏ qua là sức hút kỳ lạ của ẩm thực, đặc biệt là các món ăn vặt. Không chỉ các bạn học sinh, sinh viên mà cả phụ huynh lẫn người lớn cũng không thể làm lơ trước món ngon. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh một người lớn dừng xe trước cổng trường nào đó, cầm xiên phá lấu ăn ngon lành, nhâm nhi trái bắp nướng hay đợi mua gói bánh tráng trộn khô bò…
Hàng quán ở đây mở cửa từ 11h trưa đến 11h tối. Nên không chỉ học sinh mà cả các bạn trẻ cũng chọn đây làm nơi tụ tập, ăn uống.
Những hàng quán di động vô cùng đa dụng. Trên đó người ta có thể làm rau, nấu nướng, rửa bát và đặc biệt thuận tiện cho việc… chạy, mỗi khi bị đội trật tự đến dọn dẹp lề đường. Bạn Lệ Quyên, sinh viên chia sẻ: “Mình rất thích ăn vặt ở khu này, mặc dù hơi trái đường nhưng hễ có dịp là mình lại ghé đến ngồi lê đôi mách cùng mấy đứa bạn. Có hôm đang ăn bỗng thấy mọi người xách ghế chạy, quán tính mách bảo, mình chạy theo, sau mới biết là bị đội trật tự đến “dọn”, dần dần cũng thành quen.”
Huyền Châu
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cay giòn bánh mì xíu mại Đà Lạt
Trong cuộc chuyện trò ngắn trên xe trung chuyển, tôi được tài xế tự hào mình là dân Đà Lạt chính gốc tư vấn địa điểm ăn sáng ngon nhưng nhanh, gọn, rẻ - bánh mì xá xíu.
Nghe tuyên bố của anh, tôi hình dung đó phải là một quán lớn, sang trọng nhưng khi xe dừng lại trước quán, tôi vừa bất ngờ, vừa xấu hổ trước ánh mắt của các thực khách. Lý do rất đơn giản, quán chỉ là một tấm bạt, vài bộ bàn ghế kê ngay góc ngã tư đường Trần Nhật Duật và Hoàng Diệu. Với chuẩn quán như thế việc một người dừng xe con trước cửa đúng là gây sốc.
Quán chỉ bán hai món là xíu mại và xíu mại thập cẩm. Cái khác nhau của hai món là xíu mại thập cẩm có thêm chả lụa, da heo... Song nếu không muốn dùng thập cẩm hay dùng xíu mại không, bạn có thể yêu cầu một trong hai món ăn kèm trên, người bán sẽ không từ chối.
Giống như tên gọi, bánh mì xíu mại đơn giản là một chén nước dùng khá trong với một ít váng mỡ cho cảm giác thanh thanh, vài cọng hành xanh bắt mắt. Nổi bật trong chén là hai viên xíu mại nhỏ xinh, miếng chả lụa vừa lột lá chuối xắt làm hai. Riêng về da heo khi tôi đến thì quán vừa hết nên không được dịp mục sở thị. Nhưng thích nhất là bánh mì vừa nóng vừa giòn.
Bẻ một miếng bánh mì nhỏ, chấm vào nước dùng, chờ bánh ngậm đủ nước từ tốn cho vào miệng. Cảm nhận đầu tiên của tôi là vị ngọt của xương, mùi thơm của gia vị, đặc biệt là cái cay nồng của ớt được người bán cho hẳn vào nước dùng trước khi đưa ra cho khách, cùng hương thơm nhẹ của hành lá khiến không khí buổi sáng của Đà Lạt như bị đẩy lùi. Xíu mại của món này do được làm hoàn toàn bằng thịt nạc nên dai ngọt, ít ngán. Có lẽ điểm nhấn chính là nước dùng và xíu mại nên chả lụa của món không thuộc dạng "đỉnh", song vẫn dai mịn, đậm đà của thứ thịt tươi quết với nước mắm ngon.
Đảo mắt nhìn quanh, tôi phát hiện chỉ một món ăn nhưng có đến 3 cách thưởng thức. Cách thứ nhất giống như tôi, bẻ bánh mì cho vào chén. Cách thứ hai là xé nguyên miếng bánh mì lớn, chấm vào nước dùng đến khi vừa ngậm đủ nước, rồi nhâm nhi phần vừa ướt nước, cứ thế lập lại cho đến khi hết miếng bánh. Cách thứ ba là xẻ đôi ổ bánh mì, nhét xíu mại vào giữa, rồi chấm với nước dùng. Mỗi cách một cảm nhận khác nhau nhưng cái nóng, vị cay của nước dùng khiến món ăn cứ lưu luyến.
Xíu mại dai ngọt...
Chả lụa dai mềm
Điểm cộng cuối cùng cho món ăn này là giá cực rẻ, một phần bánh mì xíu mại chỉ 5.000 đồng. Riêng món dùng thêm bao gồm cả ổ bánh mì thứ 2, chả lụa, thịt heo luộc, một món là 2.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn được khuyến mãi cái không gian lạ của những thực khách kín mít trong áo len, áo khoác, khăn quàng cổ... "xì xụp" trong quán. Một nét riêng không dễ có tại bất kỳ nơi nào ngoài Đà Lạt. Một lưu ý cuối cùng là quán chỉ bán từ 6h - 9h sáng mỗi ngày.
Quán nhìn từ bên trong.
Và bên ngoài.
Địa chỉ: Quán bánh mì xíu mại, góc ngã ba Trần Nhật Duật - Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt.
Huỳnh Hằng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cay giòn bánh mì tí tẹo Vị giòn tan của vỏ bánh, vị cay của tương ớt, vị thanh thanh của một loại nhân đi kèm, cùng hình dáng bé xinh, bánh mì tí tẹo cho cảm giác "ăn cả chục ổ cũng không no". Mới xuất hiện khoảng 1 tháng nay, nhưng chiếc tủ kính với màu vàng bắt mắt và những ổ bánh mì chỉ nhỉnh hơn...