‘Thiên đường ăn uống’ tại đại học hàng đầu châu Á
Tên tuổi ĐH Quốc gia Singapore không chỉ nằm ở chất lượng giáo dục hàng đầu mà còn ở khu ăn uống sang trọng, phục vụ những món ngon miệng, đẹp mắt.
ảnh minh họa
ĐH Quốc gia Singapore ( NUS) là cái tên quen thuộc trong bảng xếp hạng những trường tốt nhất châu Á. Trường cũng được đánh giá cao trong việc nâng cao đời sống sinh viên, bao gồm việc chú trọng chất lượng canteen phục vụ nhu cầu ăn uống của họ. Ảnh: NUS.
Khu ăn uống Flavours với 700 chỗ ngồi, gồm hàng chục gian ăn uống riêng, cung cấp những món ăn ngon miệng với giá cả hợp lý. Ảnh: Wikipedia.
Ẩm thực ở NUS rất đa dạng, mang đậm văn hóa Á Đông với các món ăn Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc. Ảnh: NUS.
Video đang HOT
Ngoài Flavours, NUS có thêm 3 khu canteen 850 chỗ ngồi cùng nhiều nhà hàng nhỏ nằm rải rác trong khuôn viên trường.
Hàng ngày, tất cả nhà ăn trong trường phục vụ ăn uống cho khoảng 50.000 người, bao gồm sinh viên, giảng viên, nhân viên NUS cùng thực khách bên ngoài. Ảnh: NUS.
Ước tính, cứ mỗi 1,4 giây, nhà hàng tại NUS lại phục vụ một món ăn. Chất lượng phục vụ cùng đồ ăn tại đây hoàn toàn phá vỡ định kiến về thức ăn tại canteen trường học. NUS trở thành “thiên đường ẩm thực” của những người có tâm hồn ăn uống. Ảnh: NUS.
Tan Chorh Chuan, cựu Chủ tịch ĐH Quốc gia Singapore, cho biết: “Ăn uống là chuyện quan trọng ở Singapore. Vì thế, chúng tôi chú trọng đầu tư vào các khu ẩm thực trong trường”.
Ông Tan nhận định chất lượng canteen góp phần không nhỏ trong việc làm nên tin tưởng của trường, bao gồm việc nâng xếp hạng của NUS trên trường quốc tế từ vị trí 40 năm 2012 lên 22 năm nay. Ảnh: Blogspot.
“Đây không chỉ là nơi để ăn mà còn là không gian để sinh viên, giảng viên, nhân viên nhà trường gặp gỡ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau”, ông Tan nói thêm. Ảnh: Eat Book.
Chất lượng nhà hàng trong NUS cũng được trang ẩm thực Eat Book đánh giá cao. Trang này nhận định thức ăn ngon tại đây là động lực lớn để sinh viên đến trường mỗi ngày. Ảnh: Eat Book.
Theo Zing
Học sinh Ấn Độ đến trường bằng thùng phuy nhựa
Từ nhiều năm nay, mỗi ngày, các em học sinh ở Tungni, Ấn Độ đều phải băng qua sông Lakhunder bằng cách sử dụng những chiếc thuyền thô sơ tự chế từ thùng phuy nhựa, ván gỗ và dây thừng để đến trường.
Một em học sinh kéo chiếc thuyền từ thùng phuy về bờ để di chuyển sang sông.
Những hình ảnh gây sốc cho thấy, các em học sinh kiên nhẫn chờ đến lượt để lên chiếc thuyền tạm bợ băng qua sông.
Cô bé bước lên thùng phuy để qua sông.
Đã có nhiều tai nạn xảy ra với cách qua sông này.
Trưởng làng Deep Singh : "Rất nhiều đứa trẻ đã rơi xuống sông khi đi lại bằng chiếc thuyền này. May mắn chúng đã được người dân giải cứu nhưng nếu để xảy ra sự cố vào mùa mưa, nguy cơ tử vong sẽ rất cao bởi lẽ trong mùa mưa, dòng sông chảy rất xiết. Một số trẻ em trong làng đã bỏ học vì lí do này. Trong mùa mưa, hầu hết các bậc cha mẹ, lo lắng về sự an toàn của con cái nên đã không để chúng đến trường".
Trước thực trạng trên, một cây cầu bê tông đã được tiến hành xây dựng nhưng dân làng cho biết, công trình đang được thi công với tốc độ rùa bò.
Công trình cầu vẫn dang dở sau một thời gian dài thi công.
Một người dân cho biết: "Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi cây cầu được xây dựng nhưng công việc xây dựng đang diễn ra rất chậm chạp. Chúng tôi đã yêu cầu phải hoàn thành việc xây cầu trước mùa mưa tới. Việc không có cầu không chỉ gây nguy hiểm cho cuộc sống mà nó còn ngăn sự phát triển chung của làng".
Meenakshi Singh, một quan chức cao cấp của địa phương, cho hay: "Chúng tôi đã chỉ đạo các phòng ban và nhà thầu liên quan sớm hoàn thành cây cầu để người dân không phải chịu đựng thêm nữa"
Theo PNVN
Bỏ phiếu tín nhiệm, trò trí trá dưới mái trường của Ban giám hiệu Chuyện bỏ phiếu kín chỉ là hình thức vì dù kín đến đâu chỉ vài tiếng sau là Ban Giám hiệu đã nắm trong tay danh sách ai gạch bỏ mình. Bỏ phiếu tín nhiệm trong nhà trường (Ảnh minh họa: laodong.vn). LTS: những cách thức lừa dối, bịp bợm đồng nghiệp trong việc bỏ phiếu tín nhiệm của Ban giám hiệu ở...