Thích ứng với chương trình lớp 10 mới: Đòi hỏi những thay đổi trong dạy và học
Năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Khác với quan điểm ‘tích hợp’ ở bậc học dưới, ở bậc THPT, chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh. Học sinh được chọn môn theo định hướng nghề nghiệp là một bước tiến của chương trình mới.
Chương trình lớp 10 sẽ có 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp & Nội dung giáo dục của địa phương.
Ngoài 8 môn học bắt buộc, học sinh có thể lựa chọn 4 trong tổng số 9 môn học lựa chọn gồm Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.
Năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 bắt đầu học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Khi dạy chương trình mới, giáo viên sẽ phải có cách tiếp cận mới. Việc xây dựng bài giảng cũng sẽ khác với việc đọc – chép như trước đây. Học sinh cần được tương tác và thực hành nhiều hơn. Dù khó nhưng nhiều giáo viên đang cố gắng thích ứng. Chúng ta sẽ đến với một tiết học mới có từ năm lớp 10 này: môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học mới của lớp 10C8, Trường THPT Lê Hồng Phong, thành phố Hải Phòng. Cô giáo đang cho học sinh tìm hiểu bài học về: Chủ thể nền kinh tế. Các em chia nhau đóng vai chủ thể tiêu dùng, chủ thể sản xuất. Từ đó tự học cách làm thế nào để bán được đắt hàng?
Thực hiện môn học mới, một số giáo viên nhận thấy, kiến thức không chỉ mới mà còn khó.
Có những cái khó nhưng cũng nhiều điểm tích cực mà các giáo viên nhận thấy ở chương trình mới.
Lúc này một băn khoăn của các giáo viên là việc thi cử thời gian tới sẽ như thế nào? Bởi một mục tiêu quan trọng của việc học là đỗ vào được các trường đại học tốt, quyết định nghề nghiệp sau này.
Mới chỉ có 1 tháng, sẽ còn nhiều thời gian phía trước để giáo viên, học sinh thích ứng với chương trình mới.
Chương trình mới đòi hỏi những thay đổi trong phương pháp tiếp cận, dạy và học, thậm chí đáp ứng thêm tiêu chí hội nhập quốc tế. Khó tránh khỏi những khó khăn, lúng túng thế nhưng vừa dạy vừa học cách làm quen cũng là tinh thần của các giáo viên tại TP Hồ Chí Minh trong suốt 1 tháng qua.
Triển khai chương trình mới tại TP Hồ Chí Minh
Để chuẩn bị cho tiết học này, cô Đặng Nguyễn Mai Chi (Trường THPT Tenloman, quận 1, TP Hồ Chí Minh) mất gấp 3 thời gian so với trước đây. Mệt thì có mệt nhưng bù lại lớp học lúc nào cũng hào hứng, đó cũng là động lực để cô vượt qua khó khăn ban đầu khi dạy chương trình giáo dục phổ thông mới. 1 tháng trôi qua, đến nay cô Chi vẫn giữ thói quen mang theo từ điển tiếng Anh đến lớp dù là giáo viên dạy Hóa.
Cái gì mới cũng vậy, luôn cần thời gian làm quen. Có điều với thầy cô, đòi hỏi thời gian làm quen phải nhanh hơn. Vì thế, cả tháng nay, buổi họp chuyên môn nào Ban giám hiệu Trường THPT Bình Phú, quận 6, TP Hồ Chí Minh cũng dành một nửa thời gian để các giáo viên dạy lớp 10 trao đổi.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này, việc dạy và học chương trình giáo dục phổ thông mới tại TP Hồ Chí Minh đã dần ổn định. Tại những trường tổ chức dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật đều đã tìm đủ nhân sự. Khó khăn hiện tại lại nằm ở cơ sở vật chất khi các môn đòi hỏi thực hành nhiều, các thiết bị đồ dùng dạy học đi kèm lại chưa tương thích.
1 tháng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, rất khó để đánh giá hay – dở tốt – xấu. Bởi thành công của chương trình phụ thuộc vào tính chủ động, tinh thần sẵn sàng của giáo viên lẫn nhà trường. Nhưng một điều không thể phủ nhận đó là niềm vui trên khuôn mặt các em học sinh – những người thụ hưởng trực tiếp sự đổi mới này. Đó cũng là đích đến và là bảng đo lường tính hiệu quả của đổi mới trong giáo dục.
Đầu năm học mới, PV đã phản ánh câu chuyện nhiều trường không tổ chức được các môn mới như Âm nhạc hay Tin học. Vậy sau 1 tháng thực hiện, khả năng xoay xở, đáp ứng ra sao?
Lớp 10 lần đầu tiên dạy môn Âm nhạc
Mới chỉ có 6 buổi học, những học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng đã có thể cùng nhau biểu diễn âm nhạc.
Âm nhạc chỉ là môn tự chọn và nhiều người nghĩ nó không quan trọng bằng các môn khoa học cơ bản. Vì thế, trong điều kiện khó khăn về tài chính, về nguồn giáo viên thì có những nhà trường sẽ không tổ chức môn học này. Trường THPT Lê Hồng Phong vẫn quyết tâm thực hiện.
Có một vấn đề là hiện nay, môn Âm nhạc được đưa vào chương trình nhưng vị trí việc làm lại chưa có. Điều này gây khó cho nhà trường khi tuyển dụng.
Năm học mới 2022-2023 là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông
Năm học mới 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn yêu cầu toàn ngành cố gắng hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước sẽ bước vào năm học 2022-2023 với chủ đề "Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo". Cổng TTĐT Chính phủ, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT với nhiều nội dung quan trọng của ngành giáo dục trước thềm năm học mới.
Nhận định rõ nguy cơ, nỗ lực vượt qua thách thức
Thưa Bộ trưởng, sau 2 năm ảnh hưởng bởi COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có những giải pháp thích ứng với dịch bệnh để các em học sinh hoàn thành năm học. Tuy nhiên, nguy cơ COVID-19 và các dịch bệnh khác vẫn còn diễn biến phức tạp, vậy Bộ có sự chuẩn bị hay các giải pháp nào để ứng phó với các tình huống đặc biệt nhưng không làm gián đoạn việc đến trường của các em học sinh, sinh viên?
Một năm học mới đang bắt đầu trong bối cảnh đại dịch cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, thách thức của đại dịch vẫn còn nguyên với ngành giáo dục. Đó là tác động của dịch bệnh đến chất lượng giáo dục, đến sức khỏe của học sinh về cả thể chất lẫn tinh thần, đến các mục tiêu rèn luyện về kỹ năng và những ảnh hưởng trên nhiều phương diện khác.
Bộ GD&ĐT nhận định rất rõ về nguy cơ của dịch bệnh, không chỉ là dịch COVID-19 mà còn của các dịch bệnh khác, cũng như những nguy cơ khách quan như thiên tai có thể ảnh hưởng tới kế hoạch, chất lượng giáo dục, do dó, ngay trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023, ở nhiệm vụ trọng tâm thứ 2 trong số 12 nhiệm vụ, Bộ đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho vấn đề này.
Theo đó, để chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.
Triển khai hiệu quả công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, bảo đảm an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh và tai nạn thương tích. Tăng cường tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh; kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống y tế trường học. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.
Đồng thời, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình "Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025", Chương trình "Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025"; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh gắn kết với nội dung môn học giáo dục thể chất thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Năm học trọng tâm đổi mới giáo dục phổ thông
Năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục áp dụng lộ trình đổi mới sách giáo khoa cho lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những điểm mới cũng như sự chuẩn bị của ngành giáo dục để thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình, sách giáo khoa mới?
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Để chuẩn bị cho tổ chức dạy học bắt buộc môn Tiếng Anh, Tin học đối với lớp 3 từ năm học 2022-2023, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương rà soát, chuẩn bị đội ngũ, phương án triển khai 2 môn học bắt buộc này, bảo đảm khi vào năm học mới, tất cả học sinh lớp 3 đều được học Tiếng Anh, Tin học theo đúng yêu cầu của Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với lớp 10 - lớp đầu tiên triển khai theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là định hướng nghề nghiệp ở bậc THPT, Bộ GD&ĐT đã có các chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để địa phương, nhà trường triển khai việc lựa chọn môn học; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhất là đối với những môn học nghệ thuật lần đầu tiên được đưa vào tổ chức dạy và học.
Muốn đổi mới về phương pháp dạy và học, về kiểm tra, đánh giá thì trước hết đội ngũ giáo viên phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực về cả kiến thức, kỹ năng sư phạm. Chỉ khi nào lực lượng giáo viên đổi mới, phát triển thì nhiệm vụ đổi mới giáo dục của toàn ngành mới được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, cần phải cung cấp thông tin rộng rãi để có được sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ của các bậc phụ huynh và toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới này. Nếu thiếu đi sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ từ phía phụ huynh cũng như xã hội thì việc đổi mới rất khó khăn. Do đó, để thực hiện thành công đổi mới, cần phải có giải pháp tổng thể, trong đó, sự nỗ lực, cố gắng và vai trò của các nhà giáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Yêu cầu bảo đảm đủ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới luôn đặt ra sức ép không nhỏ. Xin Bộ trưởng cho biết ngành giáo dục đã chuẩn bị thế nào để giải quyết vấn đề này, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn?
Trước hết, cần khẳng định, lần đổi mới này rất sâu sắc, toàn diện, triệt để và cũng diễn ra rất nhanh. Năm học 2022-2023 và các năm tới sẽ là giai đoạn trọng tâm của quá trình đổi mới, do đó trong các chuyến công tác tại địa phương, tôi đều nhấn mạnh nhiệm vụ này với mong muốn các địa phương sẽ dành sự quan tâm, đầu tư tập trung cho những năm tới đây.
Có thể nói, quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT giống như người thiết kế, còn quá trình "thi công" thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào địa phương, trong đó, đặc biệt là tầm nhìn, cũng như nhận thức, trách nhiệm và tư duy đổi mới.
Chặng đường triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bắt đầu với lớp 1, tới lớp 2, lớp 6 trong 2 năm học vừa qua đã nhận được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Các địa phương cũng đã vào cuộc rất trách nhiệm. Tuy nhiên, qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nhiều nơi học sinh phải "học chay". Do đó rất cần các địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa, dành sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn nữa.
Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương năm 2022, bảo đảm nguyên tắc có học sinh phải có giáo viên đứng lớp. Ngày 18/7/2022, tại Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Ngay sau khi có Quyết định của Bộ Chính trị, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông (27.850 biên chế giáo viên trong năm 2022-2023 và 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026).
Ngành giáo dục trân trọng cảm ơn Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã kịp thời giao bổ sung biên chế giáo viên cho ngành giáo dục, tháo gỡ khó khăn để ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới, phát triển. Trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo. Cảm ơn Bộ Nội vụ đã tích cực hỗ trợ, phối hợp với Bộ GD&ĐT trong việc đề xuất lên cấp trên thông qua quyết sách này.
Lãnh đạo các địa phương cần thể hiện sự quan tâm và quyết tâm bằng các chỉ đạo cụ thể tại địa phương, để công tác tuyển dụng, sử dung giáo viên sẽ đạt hiệu quả.
Cần có lộ trình học phí đối với các cấp học
Học phí là vấn đề nóng luôn được xã hội đặc biệt quan tâm. Xin Bộ trưởng chia sẻ lộ trình của việc tăng học phí đối với các cấp học từ năm học 2022-2023 trở đi, cũng như chế độ hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa?
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục Thống kê để hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động của việc tăng học phí, giá sách giáo khoa tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn và kiến nghị, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Qua nghiên cứu số liệu thu nhập bình quân đầu người quý 1/2022 so với năm trước thì mức thu nhập bình quân của người lao động còn thấp. Để tiếp tục hỗ trợ kịp thời đối với học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, Bộ GD&ĐT đã đề xuất lộ trình học phí để trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động đưa ra phương án giữ nguyên mức học phí, hoặc miễn học phí bậc THCS cho học sinh từ năm học 2022-2023.
Bên cạnh chính sách học phí, Bộ GD&ĐT cũng đã trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách Nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022-2023. Nếu được triển khai thực hiện, chính sách này cũng sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng kinh tế cho học sinh, phụ huynh, nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa.
Cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao
Giáo dục phát triển là minh chứng cho đất nước phát triển. Là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có thể chia sẻ thông điệp của mình nhân dịp năm học mới bắt đầu?
Năm học vừa qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, vừa phải ứng phó với tình hình phức tạp của dịch bệnh, vừa phải hoàn thành kế hoạch và các nhiệm vụ lớn của ngành, song có thể nói, ngành giáo dục đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học đề ra. Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ; sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, ban, ngành liên quan; sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo các địa phương.
Đặc biệt, tôi xin ghi nhận, cảm ơn, biểu dương toàn thể giáo viên, các cán bộ quản lý của ngành giáo dục bởi những nỗ lực vượt bậc và những cố gắng phi thường trong năm qua. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới toàn thể các phụ huynh đã đồng hành, đã ủng hộ, đã hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời ghi nhận sự cố gắng của toàn thể học sinh, sinh viên đã vượt qua những khó khăn để học tập và trưởng thành trong một năm gian khó.
Nếu như năm học 2021-2022 là một năm kiên trì mục tiêu chất lượng, cố gắng hoàn thành kế hoạch năm học thì năm học mới này, mục tiêu đặt ra là củng cố, nâng cao chất lượng và hoàn thành được các nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới, do đó, đòi hỏi toàn ngành đã cố gắng rồi cần cố gắng hơn nữa, đã nỗ lực rồi cần nỗ lực hơn nữa để vượt qua được những thách thức của quá trình đổi mới, qua đó đáp ứng được kỳ vọng của xã hội về chất lượng giáo dục và đào tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao cho ngành.
Trước thềm năm học mới, tôi muốn gửi đến tất cả các thầy cô giáo, những người công tác trong ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên trên cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, bình an. Chúc cho một năm học mới với nhiều thành tựu và chúng ta cùng nhau đạt những thành quả tốt nhất cho ngành giáo dục trong thời gian sắp tới.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Những chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 9 Chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp THPT, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài... là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2022. Từ ngày 10/9/2022, thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên mới cấp THPT. Có hiệu lực từ ngày 10/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và...