Thích thú với ’sách giáo khoa’ của TP.HCM
Sở GD-ĐT TP.HCM đã biên soạn bộ tài liệu dạy học vật lý 6, 7, 8 và được cả giáo viên lẫn học sinh đón nhận hào hứng và thích thú. Đây được xem như bước đột phá trong quá trình đổi mới giáo dục ở TP.HCM.
Bộ tài liệu dạy học này được xem như một bộ sách giáo khoa khác (bên cạnh bộ sách giáo khoa chính thống của Bộ GD-ĐT) như một nỗ lực nhằm đa dạng hóa sách giáo khoa trong nhà trường phổ thông.
Tại nhiều trường THCS trên địa bàn TP.HCM, năm học này học sinh khối 6, 7, 8 đã không sử dụng sách giáo khoa (SGK) môn vật lý của Bộ GD-ĐT. Thay vào đó là bộ tài liệu dạy học vật lý (TLDH) 6, 7, 8 do Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn.
Việc làm này được xem như bước đột phá trong quá trình đổi mới giáo dục ở TP.HCM.
Học sinh lớp 6/1 trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM học với tài liệu dạy học vật lý.
Theo ông Phạm Ngọc Tiến, phó trưởng Phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM (đồng thời là tác giả bộ TLDH môn vật lý): “Bộ TLDH được sở triển khai biên soạn từ năm 2009.
Bắt đầu từ năm học 2011-2012, TP đưa vào thực hiện thí điểm TLDH lớp 6 tại một số trường THCS. Việc thí điểm đã và đang thực hiện theo kiểu cuốn chiếu nên năm học 2013-2014, ngoài học sinh khối 6, 7, học sinh khối 8 cũng bắt đầu học bộ TLDH này”.
Thuận lợi để đổi mới
Khác với SGK hiện hành, TLDH vật lý có rất nhiều hình ảnh bắt mắt, gần gũi với học sinh thành phố (như trong bài “Đo độ dài” chương trình lớp 6 có hình ảnh tượng đài Trần Nguyên Hãn và chợ Bến Thành ở TP.HCM).
Mỗi bài học cũng gồm bốn phần như SGK nhưng được thể hiện chi tiết hơn: phần dẫn nhập (giới thiệu một số tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống, có liên quan đến các hiện tượng vật lý sẽ nêu lên trong bài học; phần nội dung bài; phần luyện tập: gồm các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách quan, thực hiện thí nghiệm; phần thế giới quanh ta: cung cấp những kiến thức mở rộng, gắn với thực tiễn, gợi mở những vấn đề mới cho học sinh…
Video đang HOT
Cô Hoàng Thị Kim Anh, tổ trưởng tổ vật lý trường THCS Nguyễn An Ninh, quận 12, nhận xét: “TLDH được in màu, hình ảnh chủ yếu là từ thực tế nên học sinh rất thích.
Những nội dung kiến thức quan trọng của từng chủ đề được tô màu vàng hoặc xanh, kích thích sự chú ý đối với học sinh. Đặc biệt, TLDH có nhiều thí nghiệm dễ thực hiện ngay trên lớp, buộc giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy”.
Tương tự, cô Trần Ngọc Quyên – cán bộ chuyên môn bộ môn vật lý Phòng GD-ĐT quận Tân Phú – cho rằng TLDH rất thuận tiện cho giáo viên thực hiện đổi mới vì các chủ đề đều cập nhật thông tin thời sự và gần gũi với cuộc sống.
“Nếu như phần dẫn nhập của TLDH kích thích sự tò mò của học sinh thì “Thế giới quanh ta” khiến chính giáo viên cũng cảm thấy thú vị. Chính “Thế giới quanh ta” đã làm học sinh yêu môn vật lý hơn. Nó như một minh chứng môn vật lý được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống” – cô Nguyễn Thị Ngọc Giàu – giáo viên đã sử dụng TLDH vật lý 6, 7 để giảng dạy trong hai năm qua – cho biết.
Giờ học môn vật lý ở trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM: học sinh đều sử dụng TLDH vật lý thay cho SGK của Bộ GD-ĐT.
Cô kể: “Thế giới quanh ta trong TLDH đưa ra rất nhiều thông tin. Nó không chỉ giúp học sinh mở rộng tầm nhìn mà còn rèn luyện các em kỹ năng thực hành theo bài đã học như chủ đề 6 (lớp 6) hướng dẫn làm một ảo thuật nhỏ về sợi chỉ vô hình với nam châm. Chủ đề 9 hướng dẫn các em tự làm mô hình xe chạy bằng dây thun. Chủ đề 5 lớp 7 hướng dẫn các em làm kính vạn hoa…”.
Đáp ứng nhu cầu tự học
Theo các giáo viên vật lý bậc THCS ở TP.HCM, TLDH vật lý cũng có một số nhược điểm như cách diễn đạt quá dài dòng, quá cụ thể, một số học sinh sẽ “ngán” đọc; giá thành lại quá cao (TLDH vật lý 7, 180 trang giá 40.000 đồng trong khi SGK vật lý 7 của Bộ GD-ĐT chỉ 88 trang, giá 5.500 đồng)…
Nhưng điều quan trọng hơn là TLDH có nhiều ưu điểm. Theo các giáo viên, ưu điểm lớn nhất của TLDH là đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh. Với TLDH, nếu không có điều kiện đến lớp, học sinh đọc sách cũng hiểu được trọng tâm bài học. Ngoài ra, phụ huynh có thể dựa vào TLDH này để dạy con một cách dễ dàng.
Theo ông Phạm Ngọc Tiến: “Chủ trương của sở khi tiến hành biên soạn bộ TLDH là làm sao giảm bớt tính hàn lâm, lý thuyết, tăng tính thực tiễn nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD-ĐT quy định. Ví dụ: trình bày chủ đề về điện, TLDH sẽ không đưa dụng cụ cầu chì lắp (SGK hiện hành vẫn còn – PV) vào nữa vì hiện người dân thành phố không còn dùng dụng cụ này.Thay vào đó, chúng tôi đưa CB (dụng cụ ngắt điện tự động khi quá tải) vào bài; giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về cầu dao chống giật: một dụng cụ cần thiết trong mỗi gia đình mà giá thành cũng chấp nhận được. Ngay cả thí nghiệm cũng là những vật liệu dễ tìm, thiết thân với học sinh. Phần thực hành sẽ không chú trọng kiểm chứng lý thuyết mà vận dụng kiến thức lý thuyết. Các bài tập cũng lồng trong bối cảnh xử lý các vấn đề của cuộc sống chứ không xa lạ với học sinh. Tóm lại, TLDH không thay đổi nội dung kiến thức mà chỉ thay đổi cách thức tiếp cận với kiến thức”.
Cũng theo ông Tiến, Sở GD-ĐT không áp đặt các trường phải sử dụng TLDH mà tùy điều kiện từng trường, nếu giáo viên thấy phù hợp thì sử dụng, không thì thôi. “Theo thông tin chưa đầy đủ chúng tôi có được, hiện có khá nhiều quận đang sử dụng TLDH này. Riêng quận 11, Gò Vấp, Tân Bình không sử dụng” – ông Tiến cho biết.
Về hiệu quả của bộ TLDH, cô Trần Ngọc Quyên nhận định: “Qua khảo sát của Phòng GD-ĐT Tân Phú thì học sinh cảm thấy thích thú hơn khi học với TLDH vật lý. Điều này thể hiện ở chỗ số học sinh giỏi môn vật lý tăng theo từng năm; điểm số môn vật lý của học sinh tuy không tăng vọt nhưng có nhích lên so với những năm trước. Về phía giáo viên, năm đầu tiên một số người cũng tỏ ra ngại ngần khi phải tìm hiểu, đầu tư lại bài dạy. Tuy nhiên, sau hai năm hầu hết giáo viên đều cho rằng dạy theo TLDH thuận lợi hơn rất nhiều”.
Thay đổi cách tiếp cận kiến thức
“Mục đích của TP.HCM khi biên soạn TLDH là tạo ra cuốn tài liệu thể hiện theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng chỉ thay đổi cách thức tiếp cận với kiến thức ấy cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh học sinh TP.HCM. Trước khi xuất bản, TLDH đã được hội đồng bộ môn vật lý của Sở GD-ĐT TP và Nhà xuất bản Giáo Dục thẩm định. Sau mỗi năm học, những người biên soạn TLDH sẽ tổ chức lấy ý kiến của giáo viên để sửa đổi, bổ sung khi tái bản và sử dụng cho năm học sau. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, đến thời điểm này mới chỉ có TLDH vật lý được xuất bản và bước đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt khi sử dụng dạy học. Còn các môn khác thì nội dung TLDH hiện vẫn còn trong dạng bản thảo”. Ông Nguyễn Hoài Chương (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Theo Tuổi Trẻ
Chồng đem vợ đi 'câu' đối tác
Thấy vợ đẹp và biết đó là một lợi thế, nhiều anh chồng sẵn sàng mang vợ đi để... câu khách hàng kí hợp đồng hậu hĩnh.
Thích thú vì lấy được cô vợ đẹp
Hí hửng vì lấy được cô vợ đẹp, lại được người đời khen ngợi, bạn bè thì ca tụng nên anh Tiến thích lắm. Mỗi lần đi đâu anh đều dắt vợ đi. Chẳng biết tình cảm anh dành cho vợ thế nào, nhiều hay ít nhưng thấy anh tích cực đưa vợ đi, dù là tiệc liên hoan của công ty, mọi người đều nghĩ, anh yêu vợ hết lòng. Thật ra, cái sự anh đưa vợ đi cùng một phần cũng vì vợ đẹp, anh muốn hãnh diện, muốn sĩ diện với mọi người mà thôi.
Quả thật vợ anh rất đẹp, đi tới đi lui mọi người đều khen ngợi. Không những đẹp người còn đẹp trong cả cách ứng xử, thế nên anh Tiến mừng lắm. Thật không uổng cho anh bỏ ra nhiều công sức và thời gian để chinh phục nàng.
Ai cũng tấm tắc khen vợ anh xinh đẹo sexy (ảnh minh họa)
Vì thế, anh càng ra sức trang hoàng cho vợ. Vợ thích mặc đồ gì, anh đều mua cả, ngay cả những bộ đắt tiền. Anh sắm xe đẹp, đồ dùng đẹp cho vợ thêm sang trọng. Nhưng được cái, hai người đi với nhau cũng tương xứng. Anh không phải là đẹp trai nhưng lại được cái cao ráo, dáng đẹp nên đi với chị thật xứng đôi vừa lứa. Nên anh chẳng có gì phiền phức khi mua cho vợ những bộ đồ lồng lẫy, để vợ mặc khi đi cùng anh cả. Có chăng cũng chỉ làm người ta thêm ghẹn tị với đôi vợ chồng trẻ mà thôi.
Mang vợ đi làm mối làm ăn
Vợ anh được cái khéo ăn khéo nói, nhìn chung là ngọt như mía lùi. Ai nghe vợ anh nói cũng thích. Trước đây, vợ anh từng làm nhân viên kinh doanh cho một công ty lớn, nên khâu chào khách thì thôi rồi. Vì thế, nếu bắt đầu câu chuyện với người hơn tuổi, người bằng vai phải lứa, vợ anh đều có cách ứng xử riêng. Anh chẳng phải lo &'vợ đẹp mà óc ngắn' làm xấu mặt anh với bạn bè. Nói chung, trong mắt anh Tiến, vợ là số một.
Nhưng vì biết lợi thế ấy, anh đã bàn với vợ, mỗi lần anh đi tiếp khách hay làm ăn với đối tác, vợ nên đi cùng anh. Một phần anh dựa vào miệng lưỡi của vợ, phần nhiều dựa vào nhan sắc của vợ để mấy ông khách nhìn thấy vợ anh, nghe vợ anh nói mà nể. Nói chung, dù không muốn cũng khó, vì mấy ai lại từ chối người đẹp phũ phàng.
Vợ anh được cái khéo ăn khéo nói, nhìn chung là ngọt như mía lùi. Ai nghe vợ anh nói cũng thích. (Ảnh minh họa)
Dần dần, vợ anh biến thành &'tay sai' dưới chướng anh bao giờ không biết. Anh bỗng được lên trưởng phòng kinh doanh (theo vợ chồng anh bàn bạc), còn vợ anh là nhân viên dưới quyền. Đi đâu vợ anh cũng giới thiệu là chưa có gia đình, thế nên các anh càng điêu đứng. Có người còn tặng cho cả lố quà, có người còn tán tỉnh đêm hôm. Tuy nhiên, vấn đề này đã đều nằm trong thương thảo của anh và vợ. Đó chỉ là một kế hoạch để câu tiền và hợp đồng của khách.
Quả thật kế hoạch của anh và cô vợ xinh đẹp có kết quả. Cả hai cùng kí được nhiều hợp đồng giá trị. Nhưng chẳng hiểu, từ đó, cô vợ anh mê cái nghề này, đi sớm đi tối với các sếp, với các ông to. Đối tác làm ăn của anh thì lại toàn đại gia, toàn người có tiền, thế nên, từ chối chuyện qua lại với họ cũng khó, họ có thể hủy hợp đồng bất cứ lúc nào hoặc sẽ không cho nhiều cơ hội làm ăn nữa.
Từ giả thành thật, vợ anh trở thành miếng mồi ngon của nhiều khách hàng. Vì họ đâu có biết người phụ nữ xinh đẹp ấy đã có gia đình, hoặc là có họ cũng không quan trọng, vì họ cũng đâu phải là người chung thủy gì cho cam, có tiền thì thích chơi bời cũng được.
Anh Tiến ngồi đợi vợ về ăn cơm mà ruột đau như cắt. Chính anh đã đẩy vợ vào con đường này và vợ anh giờ thờ ơ với chồng, không thiết tha lắm người chồng suốt ngày nai lưng ra kiếm tiền nữa. Có khi, được thưởng, được tặng quà quen rồi, vợ anh đâm ra lười làm, chán chồng. Đó chính là cái giá mà anh phải trả vì đã mang vợ ra làm công cụ làm ăn và đũa giỡn. Có lẽ, anh nên xem lại mình và người vợ xinh đẹp kia, đồng tiền đã làm cho tình cảm vợ chồng họ rạn nứt.
Theo VNE
Không xuất tinh được khi "yêu" bạn gái Khi "một mình" anh ấy vẫn xuất tinh bình thường nhưng khi "yêu" em anh ấy lại không thể. Xin chào chuyên mục tư vấn chuyện phòng the. Em có một vấn đề tế nhị, mong chuyên mục giải đáp giúp em! Em và bạn trai đã quen nhau được gần 2 năm rồi. Chúng em rất yêu nhau. Khi mới yêu nhau...