Thích nghi với số hóa
Sổ liên lạc điện tử, họp phụ huynh trực tuyến, nộp học phí qua các kênh ứng dụng điện tử… là những chuyển đổi số được nhìn thấy rõ nhất trong ngành giáo dục thời gian qua.
Cách làm này đã giúp giảm tải cho nhà trường/ giáo viên chủ nhiệm và tiết kiệm thời gian cho phụ huynh.
Ảnh minh họa
Đánh giá từ các giáo viên đều thống nhất rằng, số hóa trong giáo dục được tích hợp nghiệp vụ quản lý chuyên môn như cập nhật điểm, kết quả môn học của học sinh và điểm danh… do vậy chỉ cần một chiếc điện thoại, giáo viên có thể hoàn thành công việc nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Quan trọng hơn là họ được các bậc phụ huynh đón nhận, cộng tác rất nhiệt tình. Không ít phụ huynh vì điều kiện công việc mà quỹ thời gian eo hẹp, hay thường xuyên phải công tác xa nhà đã liên lạc với giáo viên để trao đổi thông tin cho thuận tiện.
Công nghệ đã giúp cho trao đổi giữa nhà trường/giáo viên và phụ huynh thường xuyên hơn. Mọi khoảng cách được rút ngắn, môi trường giáo dục của nhà trường trở nên gắn kết hơn, nhân văn hơn.
Thông tin mới đây từ Bộ GDĐTcũng cho thấy, năm qua Bộ đã thu thập và số hóa được 23 triệu hồ sơ học sinh (HS), 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, cán bộ quản lý từ 53.000 trường học… Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Video đang HOT
Hiện tỉ lệ các trường sử dụng phần mềm quản lý đạt trên 90% và hầu hết sử dụng phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến. Gần 40% số lượt giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó 29% giáo viên có thể thiết kế bài giảng e-learning hỗ trợ học sinh tự học.
Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kho học liệu số dùng chung và đóng góp vào kho học liệu của Bộ. Khoảng 50% cơ sở đào tạo ĐH triển khai học tập trực tuyến qua mạng, tỷ lệ HS phổ thông học qua truyền hình và trực tuyến đạt khoảng 80%.
Có thể coi những nỗ lực ấy chính là bước đệm cho “cách mạng” chuyển đổi số ngành giáo dục. Theo các chuyên gia, Covid-19 chính là “cú hích” để ngành giáo dục triển khai dạy và học trực tuyến. Nhưng làm sao để dạy và học trực tuyến không chỉ là giải pháp tình thế, mà phải trở thành xu hướng tất yếu. Làm sao để chuyển đổi số phải bắt đầu từ giới trẻ, ở mọi cấp học để tạo ra những công dân toàn cầu…
Điều này đòi hỏi việc tăng cường hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường; đẩy mạnh dạy học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành; xây dựng và triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiên phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao kỷ nguyên 4.0
Chuyển đổi số được ngành giáo dục xác định là nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Làm tốt chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội lớn để hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngành.
Sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ học thực hành
Là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chủ đạo cho doanh nghiệp (DN), Trường đại học (ĐH) Nguyễn Tất Thành đã đưa ra chiến lược gì, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên 4.0?
Đón đầu các công nghệ chủ chốt trong đào tạo
Không như những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, là chủ yếu dựa trên nền tảng cơ khí, điện - điện tử, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công nghệ chủ chốt dựa trên nền tảng chuyển đổi số, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây... nên các trường ĐH dễ dàng triển khai, sinh viên (SV) dễ dàng tiếp cận và ứng dụng.
Là trường ĐH có định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, đạt chuẩn khu vực và quốc tế, do đó, các chương trình đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành luôn vận dụng các công nghệ chủ chốt vào quá trình đào tạo.
Nhà trường đã có nhiều chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước / quốc tế: đạt chuẩn 4 sao của Tổ chức QS Stars Anh quốc và được hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng ĐH Việt Nam và khu vực - University Performance Metrics (UPM) xếp hạng 4 sao.
Các chương trình đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thể hiện tính đa liên (liên kết, liên thông, liên ngành): liên kết doanh nghiệp (DN), DN tham gia giảng dạy, SV học tại DN. Chương trình đào tạo cho phép liên thông trong ngành để nâng cao năng lực và liên kết các ngành để SV mở rộng kiến thức. Tạo điều kiện cho người học tác nghiệp thực tiễn, nâng cao kiến thức ở các bậc học và học được các ngành nghề ngành gần, ngành xa.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng phục vụ đa ngành nghề, đa hệ đào tạo, đa địa điểm (học nhiều nơi, ở trường, ở DN, ở bệnh viện, e-learning), sử dụng các thiết bị đa phương tiện phục vụ đa dạng người học, tạo điều kiện cho người học học được mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị.
Nhà trường cũng xây dựng học liệu số, triển khai học trực tuyến, học tương tác, học tích hợp công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông và phần mềm phục vụ cơ chế quản lý thông minh. Bên cạnh đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyển sinh, quản lý, đào tạo, việc làm.
Với mạng lưới liên kết trên 2.000 DN, tập đoàn cùng tham gia quá trình xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ lắp đặt các phòng thí nghiệm/thực nghiệm công nghệ chủ chốt và trên 1.000 giảng viên doanh nhân, là các chuyên gia của các lĩnh vực cùng tham gia hướng dẫn thực hành, thực tập cho SV, DN, nhà trường đã mở ra cơ hội để SV đi trải nghiệm thực tế, thực hành và thực tập tại các DN ứng dụng các công nghệ chủ chốt.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng hợp tác với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới (như Tập đoàn Intel, Tập đoàn SIEMENS Đức...) để xây dựng các mạng lưới các phòng thực nghiệm/thí nghiệm 4.0 ứng dụng các công nghệ chủ chốt phục vụ thực hành/thực nghiệm/thí nghiệm.
Nhà trường hợp tác với các hãng công nghệ hàng đầu thế giới xây dựng mạng lưới các phòng thực hành, thí nghiệm - ẢNH: H.T
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số
Năm 2021, với mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo theo hướng liên thông đa chiều, xuyên ngành song ngành, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tiến hành đào tạo các ngành: du lịch số, kinh tế số, công nghệ tài chính, tin sinh học, quản trị công nghệ sinh học. Đây là những ngành học giúp SV cùng lúc 2 bằng ĐH hoặc 1 bằng ĐH được tích hợp các kiến thức có tính liên ngành, liên lĩnh vực từ đó giúp SV ra trường mở rộng cơ hội nghề nghiệp và phát triển tương lai.
Để thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên 4.0, chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng được xây dựng theo các chuyên ngành phù hợp như: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và thị giác máy tính. Đây là các công nghệ chủ yếu cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, nhà trường cũng mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật phần mềm, Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu, đây là những ngành học phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số nên được nhiều bạn trẻ năng động lựa chọn.
Sinh viên đi trải nghiệm thực tế, thực hành và thực tập tại các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ chủ chốt
Năm 2021, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dự kiến tuyển sinh 7.162 chỉ tiêu ở 48 ngành theo 5 phương thức: Xét kết quả kỳ thi THPT; Xét kết quả học bạ THPT; Xét theo kết quả kỳ thi riêng do Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tổ chức; Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các thí sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
Bộ trưởng GD&ĐT: Phải giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên mầm non Phát biểu tham luận tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng nay (29/12), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, trong đó phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe cho học sinh, sinh viên và cán bộ...