Thích cả kinh tế và luật, học ngành nào ?
Em vừa thích ngành kinh tế, vừa thích luật thì có thể chọn học ngành nào cho phù hợp, cơ hội việc làm và cách thức tuyển sinh ngành đó như thế nào? (Suka Lệ, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Long An)
Học sinh quan tâm nhiều đến khối ngành kinh tế, luật trong các chương trình tư vấn mùa thi
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thạc sĩ Lê Văn Hiển (Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM): Trường ĐH Luật TP.HCM hiện có ngành quản trị – luật, vừa đào tạo khối kiến thức kinh tế vừa đào tạo kiến thức luật, rất phù hợp với sở thích của em. Sau thời gian học tập 5 năm, em nhận được cùng lúc 2 bằng cử nhân kinh tế và luật. Năm 2015, trường tuyển sinh 100 chỉ tiêu cho ngành này. Phương thức tuyển sinh ngành này theo phương thức chung của trường, gồm 2 bước: bước 1 xét tuyển dựa vào 2 tiêu chí: điểm trung bình chung tích lũy của thí sinh trong 3 năm học THPT (chiếm tỷ trọng 20%); điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia (60%). Với những thí sinh đạt điểm yêu cầu xét tuyển ở bước 1, trường sẽ tổ chức kiểm tra khả năng ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp và tư duy logic (bài kiểm tra này sẽ chiếm tỷ trọng 20% điểm trúng tuyển vào trường).
Thạc sĩ Nguyễn Thái Châu (Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính – Marketing): Ngành quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống bậc ĐH đào tạo người quản lý, điều hành hệ thống nhà hàng, khách sạn và khu ăn uống. Ở bậc ĐH, các chuyên ngành này không đào tạo kiến thức và kỹ năng cụ thể về nấu ăn nên không bắt buộc em cần phải biết nhiều về ẩm thực. Nếu có năng khiếu trong lĩnh vực này, thì đó sẽ là thế mạnh khi ứng tuyển vào vị trí quản lý của các nhà hàng, khách sạn.
Video đang HOT
Theo Baocom.vn
Những điều sinh viên học ngành Luật cần chuẩn bị
Ngành Luật là một ngành có kiến thức và phương pháp học khá đặc trưng. Một sự chuẩn bị kỹ càng trước khi nhập học sẽ tạo cho tân sinh viên ngành này không ít lợi thế khi bắt đầu.
1. Mua một cuốn từ điển tiếng Việt tốt
Một cuốn từ điển tiếng Việt là điều cần thiết với mọi sinh viên ngành Luật. Từ điển tiếng Việt không những lý giải cận kẽ mọi ngữ nghĩa của các từ mang tính chuyên ngành, mà còn cung cấp đầy đủ quy tắc về dấu câu. Đây là những điều hết sức quan trọng đối với sinh viên ngành Luật khi nghiên cứu các văn bản pháp luật.
Ngoài ra bạn cần thêm một cuốn sổ tay để ghi chép những kiến thức cần ghi nhớ.
2. Mua một cuốn từ điển pháp luật
Một từ điển pháp luật là vô giá đối với những sinh viên trường Luật. Từ điển pháp luật sẽ bao gồm những thuật ngữ chỉ dùng riêng trong ngành. Nó còn sẽ cung cấp những định nghĩa rõ ràng và chuyên sâu hơn từ điển tiếng Việt trong một số từ ít phổ biến hoặc chỉ dùng trong ngành Luật. Ngoài ra, từ điển pháp luật còn chứa rất nhiều thuật ngữ tiếng Latin, thứ mà từ điển tiếng Việt thường không giải nghĩa hoặc giải không được rõ ràng.
3. Tập thói quen đọc
Số lượng các trang sách được ước tính là 200 trang mỗi tuần và những sinh viên năm nhất sẽ mất rất nhiều thời gian để làm quen với những ngôn ngữ mới. Khi bạn đọc, hãy ghi chép những kiến thức đáng nhớ vào một cuốn sổ tay để có thể nhớ lâu hơn.
4. Chuẩn bị trước tiết dạy
Rất nhiều giảng viên sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan đến khái niệm, trường hợp và yêu cầu bạn nghiên cứu, chuẩn bị trước khi lên lớp. Bạn cần đọc sách, hoặc tìm thông tin trước khi đến lớp để có thể có thể trả lời thật trôi chảy trong tiết học. Hãy nói đúng ngữ pháp và rõ ràng để cả lớp có thể hiểu bạn, điều này giống như một sự chuẩn bị trước khi tham dự phiên tòa.
5. Dành thời gian nghiên cứu
Chắc chắn bạn sẽ cần phải dành rất nhiều thời gian nghiên cứu để có thể trở thành một luật sự giỏi. Bên cạnh đọc và ghi chép kiến thức, bạn còn cần phải có thời gian để xem xét lại các ghi chép của mình để tìm kiếm các tài liệu bên lề, xây dựng câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời bào chữa cho thân chủ. Kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết cho bất cứ sinh viên học Luật nào. Làm việc theo nhóm giúp bạn tiếp nhận và có cơ hội phản ứng với các ý kiến trái chiều để bảo vệ quan điểm của riêng mình. Làm việc theo nhóm còn giúp các bạn sinh viên tự trau dồi kiến thức cho nhau, trưởng thành hơn trong nghề nghiệp của mình sau này và cũng là một cách tự nhiên để sinh viên đến gần với nhau hơn.
6. Chuẩn bị đồ công sở
Bạn đang bước vào một lĩnh vực chuyên môn cao và cần để thích nghi, chuẩn bị cho điều đó ngay từ bây giờ. Jeans không thích hợp ngay cả đối với các lớp học trường Luật và một bộ veston, cà vạt dành cho nam hay sơ mi, váy công sở dành cho nữ là những gì những tân sinh viên ngành Luật cần chuẩn bị. Vì sớm muộn gì, những đồ này sẽ cần thiết với bạn.
Theo Trithuctre
Được cảnh báo thừa nhân lực, thí sinh vẫn chọn thi Kinh tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra cảnh báo về tình trạng thừa nguồn nhân lực khối Kinh tế, Tài chính, Kế toán..., song hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành này vẫn chiếm tỷ lệ cao. Ngày 9/5, các sở Giáo dục phía Bắc bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi cho các trường đại học, cao đẳng. Theo...