Thi xét tốt nghiệp THPT: Không quay lại cách cũ, chỉ 10% trường tốp trên tổ chức thi riêng
Trước lo lắng của cả triệu thí sinh về việc sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém nhiều năm trước khi các trường ĐH thi tuyển sinh riêng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải thích không phải trường nào cũng tổ chức thi riêng trừ 10% trường tốp trên và khối y dược, an ninh, quốc phòng có đặc thù tuyển sinh.
Trước nhiều băn khoăn về sự thay đổi đột ngột trong kỳ thi quan trọng THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH năm nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích, thực hiện Nghị quyết của Trung ương, chúng ta đã làm theo lộ trình rất bài bản, chủ động. Theo đó, nếu kỳ thi này được tổ chức trước 1/7, vẫn sẽ mang tên là kỳ thi THPT Quốc gia theo đúng lộ trình và đúng luật.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 nên có một số bị động. Kỳ thi phải tổ chức sau 1/7, nên thực hiện đúng Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020, chúng ta sử dụng tên gọi là Kỳ thi xét tốt nghiệp THPT.
Do phải cắt giảm chương trình nên tinh thần là học gì thi nấy. Nội dung đề thi, độ phân hóa đề sẽ giảm bớt, bài thi tổng hợp chỉ có một đầu điểm vì nhiệm vụ chính của kỳ thi là phục vụ tốt nghiệp.
Về tổ chức thi, theo Phó Thủ tướng, năm nay không cử giảng viên đại học về trông thi. Việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm, gắn thêm camera, sử dụng công nghệ phần mềm, chấm thi trên máy… nên chúng ta hoàn toàn có thể đảm bảo kỳ thi trung thực.
Ngoài ra, sẽ thêm một yêu cầu nữa là các tỉnh công khai điểm học bạ và sau khi chấm xong trắc nghiệm sẽ đối chiếu với điểm học bạ. Chúng ta cũng tăng trách nhiệm của địa phương, cùng thanh tra các cấp (nhà nước, cấp tỉnh) có trách nhiệm thanh tra tổ chức kỳ thi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định không quay về cách thi cũ, tất cả trường ĐH cùng thi tuyển sinh đồng loạt
Nói về tuyển sinh, Phó Thủ tướng cho biết, hiện nay, có khoảng 10% trường top trên tự tổ chức thi, trừ trường quân đội, công an và các trường y; còn lại vẫn lấy theo kết quả kỳ thi này để xét tuyển và khoảng 25% trường sẽ xét học bạ.
Với ý kiến cho rằng, như vậy là sẽ việc thi sẽ quay lại giống như nhiều năm trước đây, Phó Thủ tướng khẳng định không phải như vậy.
Video đang HOT
Nhiều năm trước đây, tất cả các trường đều tổ chức thi, còn bây giờ, như nói ở trên, không phải tất cả các trường đều tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng; chỉ một số trường top đầu tổ chức thi.
Các trường tốp giữa có thể liên kết với các trường tốp trên để lấy kết quả tuyển sinh. Đây hoàn toàn đúng theo xu thế đổi mới đại học.
Cũng theo Phó Thủ tướng, trước đây việc vào đại học khó khăn hơn hiện nay; ở thời điểm này các trường đại học đã có rất nhiều thay đổi.
“Vừa rồi, đã kiểm định, phân thành các nhóm trường, xếp hạng, uy tín trong xã hội của các trường đại học được ước lượng. Có những trường, kể cả xét học bạ cũng không ai đăng ký.
Các trường đại học có thể tuyển sinh thành nhiều đợt trong năm. Tuyển sinh không nhất thiết phải bằng điểm thi mà những em có năng khiếu đặc biệt cũng có thể được nhận” – Phó Thủ tướng nói
Cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, dù có khó khăn nhưng chúng ta đang đi đúng hướng.
“Luật không đặt ra thi THPT quốc gia”, nhấn mạnh điều này, ông Phan Thanh Bình cho rằng, tổ chức thi tốt nghiệp THPT là thực hiện đúng theo Luật Giáo dục 2019, để công nhận hoàn thành trình độ phổ thông, được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, việc này không làm nhẹ đi đánh giá của THPT mà còn làm “chuẩn” để học sinh có thể học tiếp ở bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước.
Đồng tình với việc giao UBND tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức Kỳ thi của địa phương, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh: Lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương mình chứ không phải Bộ GD-ĐT, điều này cũng được ghi trong Luật.
Liên quan đến vấn đề tuyển sinh, theo ông Phan Thanh Bình, hiện nay, khoảng 10% các cơ sở giáo dục đại học top trên đã có phương án tuyển sinh; một số cơ sở giáo dục đại học khác đồng thời đã công nhận phương thức đánh giá của những trường này.
“Ví dụ, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh năm nay thực hiện đánh giá năng lực bằng một buổi thi trên máy tính rất nhẹ nhàng và hiện đã có 57 trường đại học đăng ký nhận sử dụng kết quả của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh để tuyển sinh” – ông Phan Thanh Bình cho hay.
Ngoài ra, nhiều trường đại học cũng có xu hướng kết khối lại, tuyển sinh theo cụm trường; Bên cạnh đó, các trường cũng có thể sử dụng kết quả học bạ, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Tuy nhiên, theo xu hướng tương lai, ông Phan Thanh Bình cho rằng, các trung tâm đánh giá chất lượng phổ thông, có thể thực hiện đánh giá nhiều đợt trong năm; hiện một vài đơn vị bắt đầu thực hiện việc này; đồng thời, một số trường đại học cũng đã công nhận một số đánh giá của nước ngoài để xét tuyển.
Duy Anh
Thủ tướng yêu cầu học gì thi nấy nhưng phải đảm bảo chất lượng
Tại phiên họp của Chính phủ với các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 chiều 22.4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thống nhất với đề xuất của Bộ GD-ĐT về phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT...
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Năm nay sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Dự kiến thi 4 bài trong 1,5 ngày
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết năm nay sẽ không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như mọi năm mà tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích của kỳ thi là lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong các trường...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến diễn ra trong 1,5 ngày, gồm 3 bài thi độc lập (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp là khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Trong đó, bài thi khoa học tự nhiên gồm tổ hợp của 3 môn vật lý, hóa học và sinh học; bài thi khoa học xã hội gồm tổ hợp của 3 môn lịch sử, địa lý và giáo dục công dân; riêng đối với thí sinh giáo dục thường xuyên thì chỉ gồm tổ hợp của 2 môn lịch sử, địa lý.
Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Thí sinh giáo dục thường xuyên phải thi 2 bài thi bắt buộc toán, ngữ văn và 1 bài thi tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Các bài thi toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có 1 mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Kết quả làm bài của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ cung cấp; bài thi ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Theo ông Độ, kỳ thi sẽ sử dụng đề thi chung của Bộ để đảm bảo thống nhất trong cả nước cùng một mặt bằng đánh giá chất lượng giáo dục cũng như đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá giữa các địa phương.
Liên quan đến sự an toàn, nghiêm túc của kỳ thi khi giao về cho địa phương, ông Độ cho rằng thay đổi đặc biệt năm nay là các tỉnh phải công khai phổ điểm thi, báo cáo toàn bộ điểm học bạ của các thí sinh qua hệ thống dữ liệu điện tử. Bộ sẽ lấy đó làm căn cứ đối sánh kết quả thi. Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi, cùng với đó là các chế tài nghiêm khắc để xử lý các gian lận nếu có.
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố phương án tuyển sinh mới nhất
Chiều 22.4, ĐH Quốc gia Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2020 mới nhất. Theo đó, sẽ xét tuyển bằng 3 hình thức: Xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội; dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH này; dựa trên hồ sơ thí sinh.
Bài thi đánh giá năng lực gồm 2 bài thi bắt buộc là toán (90 phút) và bài viết luận (60 phút); các bài tự chọn gồm: ngoại ngữ (60 phút), khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội (60 phút). Thời gian dự kiến tổ chức thi cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm và thi trên giấy.
Các đơn vị đào tạo trực thuộc ĐH này sử dụng kết quả 3 hoặc 4 bài thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo. Tổ hợp xét tuyển vào từng ngành đào tạo được công bố trước 10.5. Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến từ 1.6.
Quý Hiên
Đề thi không đánh đố học sinh
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng kết luận "cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ và các ý kiến góp ý". Thủ tướng lưu ý, do tình hình dịch bệnh khiến thời gian đi học của học sinh còn ít, vì vậy đồng ý dạy học có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng giao Bộ xây dựng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT; việc tuyển sinh ĐH thực hiện như phương án đã làm; đồng thời cần sớm ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức thi.
"Bộ tổ chức ra đề thi trên tinh thần không đánh đố học sinh, học gì thi nấy nhưng phải đảm bảo nâng cao chất lượng", Thủ tướng yêu cầu và nhấn mạnh kỳ thi này do chủ tịch UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm toàn diện, phải tổ chức kỳ thi trung thực, an toàn, chất lượng trong điều kiện có dịch bệnh. Cần tăng cường thanh tra, giám sát của các cấp, các ngành, như Bộ GD-ĐT, Bộ Công an; tăng cường sử dụng công nghệ để đảm bảo tính trung thực của kỳ thi. Bộ sớm ban hành quy chế cụ thể về kỳ thi để áp dụng trên toàn quốc theo tinh thần trên. Trong đó, phải hướng dẫn và tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức kỳ thi tại các địa phương, chứ không buông lỏng trong thời điểm này. Các địa phương chịu trách nhiệm chính về kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tuệ Nguyễn
Hàng loạt trường ĐH tốp đầu tung phương án tuyển sinh mới Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án thi để xét tốt nghiệp THPT thay vì thi THPT quốc gia, hàng loạt trường ĐH đã họp gấp và đưa ra nhiều cách thức tuyển sinh sắp tới. Trước phương án thay đổi khá đột ngột về kỳ thi THPT năm nay, các trường ĐH bắt buộc phải đưa ra phương...