Thi viết ‘Tôi chọn nghề’ – Lần 2: Viết tiếp ước mơ yêu trẻ
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ tôi có ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành chiến sĩ công an nhân dân. Tôi bắt đầu đi học võ thuật từ năm lớp 8 và cố gắng học giỏi để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Cô giáo Châu Thị Chính Nghiệp và học trò – Ảnh: THANH HOA
Tốt nghiệp THPT, tôi hào hứng đăng ký hồ sơ theo đuổi ước mơ của mình, thế nhưng tôi lại thất vọng vì mình không đủ điều kiện để xét vào ngành công an do sức khỏe không được đảm bảo.
Cái duyên với trẻ
Thế là tôi đăng ký học ngành khác và đậu vào một trường cao đẳng ở địa phương. Ba năm học cao đẳng mặc dù tôi đã cố gắng học nhưng lúc nào cũng tiếc nuối vì mình không thực hiện được ước mơ làm công an.
Tôi chẳng thiết tha gì với ngành mình đang theo học, tôi buồn nhưng cố gắng học vì nhà tôi rất nghèo, nếu bỏ học nửa chừng và theo đuổi tiếp ước mơ của mình liệu tôi có đủ điều kiện để tiếp tục? Thế là tôi từ bỏ ước mơ ấy và cố gắng học tiếp ngành mà mình không yêu thích.
Sau khi học xong cao đẳng, tôi vào làm nhân viên văn phòng tại một trường tiểu học ở vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc.
Thật sự dù không thích công việc hiện tại nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thành công việc, làm hết trách nhiệm của mình và cấp trên của tôi không bao giờ thất vọng khi giao việc cho tôi.
Ban đầu khi mới về trường tôi không yêu thích công việc này cho lắm, nơi tôi công tác lại ở xa thị trấn, đường đi vất vả và khó khăn nên tôi cảm thấy rất nản chí, thế nhưng khi tiếp cận với các em học sinh và người dân nơi đây đã khiến tôi hoàn toàn thay đổi suy nghĩ.
Video đang HOT
Vì có chút năng khiếu về ca hát, hội họa và tổ chức trò chơi tập thể nên cứ sau mỗi giờ làm, bọn trẻ đều thích quây quần bên tôi để được học vẽ, học hát, học múa và được chơi các trò chơi tập thể làm vui nhộn cả sân trường.
Vì trẻ người đồng bào thường có năng khiếu về nghệ thuật nên ban giám hiệu đã giao cho tôi công việc bồi dưỡng năng khiếu và dẫn các cháu tham gia các hội diễn văn nghệ cấp huyện. Từ đó, được tiếp xúc với bọn trẻ nhiều hơn, tôi càng yêu mến trẻ hơn bao giờ hết.
Bắt đầu lại với trung cấp
Tôi vừa đi làm vừa đăng ký học thêm trung cấp sư phạm mầm non. Việc vừa học vừa làm đối với tôi thật khó khăn, chi phí đi lại, ăn ở tôi đều tự mình bươn chải.
Gia đình tôi còn nghèo và tôi còn phụ ba mẹ nuôi em trai đang học ĐH nên khó khăn càng chồng chất. Nhưng mỗi lần đối diện với vất vả, tôi lại nhớ đến nụ cười của bọn trẻ và tiếp tục cố gắng.
Sau khi học xong trung cấp sư phạm mầm non, tôi xin được ở lại công tác tại vùng miền núi để tiếp tục cống hiến, sau đó tôi tiếp tục học liên thông lên ĐH tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và vừa thi tốt nghiệp vào tháng 12-2019.
Vì yêu thích và cố gắng quyết tâm học tập nên kết quả thi tốt nghiệp của tôi nhất khóa và đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc.
Sau gần 4 năm đi dạy, tôi nhận ra rằng đây là công việc phù hợp với mình. Tôi chọn nghề giáo viên không phải vì điều gì đặc biệt, mà bởi vì xuất phát từ niềm yêu mến trẻ.
Tôi luôn mong muốn được giúp các bé ở những nơi có điều kiện khó khăn được tiếp tục đến trường, giúp các bé thắp sáng niềm tin và thực hiện được ước mơ của bản thân trong tương lai.
Tôi tin rằng học trò của tôi sẽ tiếp tục viết tiếp những ước mơ tươi đẹp và trở thành những người có ích cho xã hội.
Học trò là “ngân hàng”
Tôi từng nghe và rất tâm đắc với câu ngạn ngữ: “Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác, và chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn”. Với tôi, học trò đúng là ngân hàng để tôi gửi gắm những tâm huyết và mơ ước của mình.
Học phí ĐH công lập sẽ ngang ngửa tư thục?
Học phí nhiều trường đại học công lập tự chủ sẽ ở mức rất cao trong năm học 2020 - 2021, dẫn tới sự chênh lệch học phí công - tư trong giáo dục đại học sẽ không còn nhiều.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH
Trường công: Cao nhất gần 90 triệu đồng/năm!
Một trong những thông tin các trường đại học (ĐH) bắt buộc phải công khai trong đề án tuyển sinh là mức học phí (HP) dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa mới năm 2020. Theo đó, HP ở các trường công lập đang có các mức thu khác nhau tùy theo loại hình trường và các chương trình đào tạo.
Với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, HP được thực hiện theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH 2018. Mức trần HP cho trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng năm học 2020 - 2021 từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Hiện vẫn nhiều trường công bố sẽ thu HP theo mức này như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành ngoài sư phạm)...
Tuy nhiên, ngay trong các trường công chưa thực hiện tự chủ cũng có nhiều mức thu khác nhau tùy chương trình đào tạo. Chẳng hạn, HP năm 2019 - 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có sự chênh lệch nhiều giữa các chương trình đào tạo. Trong khi chương trình chính quy chuẩn thu trên 4,4 triệu đồng/học kỳ thì chương trình chất lượng cao gấp 4 lần, chương trình chính quy quốc tế song bằng gấp 5 đến gần 10 lần tùy giai đoạn.
Đáng chú ý là HP tăng mạnh ở nhiều trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đáp ứng điều kiện tự chủ theo luật mới. Các trường tự chủ này xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến mức thu từ 30 - 70 triệu đồng/năm tùy khối ngành cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố HP năm nay từ 60 - 88 triệu đồng/năm (khoa hiện chỉ đào tạo các chương trình chất lượng cao).
Ngoài những trường bắt đầu thực hiện tự chủ trong năm nay tăng HP, ở hơn 20 trường ĐH đã thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ từ nhiều năm trước cũng thu HP cao. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP ĐH hệ đại trà từ 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm. Riêng ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn HP, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến HP sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng HP tối đa từng năm 10%.
Nhiều trường ĐH công lập khác cũng đang thực hiện thu HP theo loại hình trường tự chủ như: Công nghiệp TP.HCM, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế quốc dân...
Trường tư: Trên 30 đến hàng trăm triệu đồng/năm
Theo thông tin HP của các trường tư thục, nhiều ngành HP được thu ở mức cao lên tới trên trăm triệu đồng/năm học.
Theo công bố trên website Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, năm học 2020 sinh viên mới nhập học có HP trung bình ngành cao nhất là răng - hàm - mặt 165 triệu đồng/năm (chương trình cử nhân). Với chương trình tiếng Anh, ngành răng - hàm - mặt thu 198 triệu đồng/năm, ngành y khoa 165 triệu đồng/năm...
Tương tự, Trường ĐH Tân Tạo thu 150 triệu đồng HP ngành y khoa và không tăng trong 6 năm đào tạo; các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM HP ngành dược 40 - 45 triệu đồng/năm. Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, năm 2019 thu trên 47 - 54 triệu đồng/năm học với chương trình giảng dạy tiếng Việt và trên 122 - 133 triệu đồng/năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tùy ngành.
Nếu trước đây HP các trường ĐH công lập thấp so với các trường tư thục, thì nay mức thu của nhiều trường tư thục cũng chỉ ngang ngửa trường công lập tự chủ hoặc chương trình chất lượng cao.
Trong đề án tuyển sinh 2020, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức HP bình quân 30 triệu đồng/học kỳ, sinh viên sẽ học trong 8 học kỳ. Trường ĐH Văn Lang cũng công bố mức HP dự kiến khóa sinh viên nhập học năm 2020 từ 17 - 22 triệu đồng/học kỳ tùy ngành. Trường ĐH Hoa Sen công bố trên website HP học kỳ 1 áp dụng cho bậc ĐH hệ chính quy năm 2020 dao động từ gần 26 - trên 39 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành...
Học phí đang... chờ tăng
Theo PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định trong cuộc họp hội đồng vào tháng 7 tới. Nếu thực hiện, HP mới chỉ áp dụng với sinh viên khóa 2020. "Khi thực hiện đề án tự chủ trường sẽ không còn nhận tiền ngân sách nhà nước 12 tỉ đồng/năm. Trong khi với mức HP đại trà 20 triệu đồng/năm, nguồn thu HP chỉ tăng hơn chưa tới 4 tỉ đồng so với trước đó. Dù vậy, trường vẫn xác định lộ trình tăng HP từng bước để phù hợp với người học", ông Lung cho hay.
Sáng mai (21-6), Ngày hội tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2020 tại Hà Nội, TP.HCM Vũ công Quang Đăng, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, MC Nguyên Khang sẽ có mặt tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 tại TP.HCM trong sáng mai, 21-6. Cùng thời điểm, ngày hội diễn ra tại Hà Nội sẽ có dự tham dự của hoa hậu Lương Thùy Linh. Đồ họa: NGỌC THÀNH Ban tư vấn tại Ngày hội...