Thi viết ‘Tôi chọn nghề’ lần 2: Thêm yêu nghề giữa dịch bệnh
Trước những cánh cửa học tập, nghề nghiệp mà bố mẹ vạch sẵn, tôi vẫn quyết tâm học nghề điều dưỡng. Đến nay, tôi đã có 4 năm gắn bó và càng thêm yêu nghề này hơn khi dịch COVID-19 đang hoành hành.
Thúy Vân trong một ca trực – Ảnh: NVCC
Thời học phổ thông, tôi học tương đối khá, mấy năm liền đều là học sinh tiên tiến. Tôi thi đại học vào trường y với ước mơ sau này được chăm sóc sức khỏe cho người khác.
Tuy vậy, điểm thi của tôi không đủ để vào trường, hàng loạt giấy báo nguyện vọng từ các trường đại học khác gửi về cho tôi, nhưng tôi quyết định đi học trung cấp điều dưỡng.
Quyết tâm theo nghề
Bố mẹ khuyên tôi nên theo nghề kinh doanh của bố hoặc nghề giáo của mẹ với lời hứa sẽ lo từ A đến Z, học xong sẽ có việc ngay. Thế nhưng tôi đã có cảm tình với chiếc áo blouse trắng từ nhỏ, những lần chăm ông bà ốm, em ốm dường như trong tôi đã nhen nhóm kỹ năng của một người điều dưỡng.
Video đang HOT
Bạn bè tôi bảo “đại học không đi sao lại đi học trung cấp?” hay “làm điều dưỡng phải trực đêm, rồi phải đi làm vào các ngày nghỉ lễ, thậm chí ăn tết ở bệnh viện, cực lắm” nhưng tôi vẫn không mấy quan tâm. Bởi lẽ học đại học mà không thạo nghề, không kiếm được việc hoặc phải làm việc không đúng đam mê thì thật uổng phí, đâu đó chỉ là cái hư danh mà không thực tế.
Tôi tự nhủ vất vả thì ngành nào cũng có, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Quan trọng nhất là yêu nghề, nếu như bạn sợ mùi bệnh viện, sợ nhìn thấy máu, ngại đi đổ bô, tắm cho bệnh nhân hay ngại trực đêm thì chắc chắn không phù hợp với nghề điều dưỡng.
Tôi học hệ trung cấp ở Cao đẳng Y tế Hà Nội trong 2 năm. Trong quá trình học, tôi được học thực hành 60 – 70%, được đi thực tế tại nhiều bệnh viện, được học sơ cứu, tiêm, hồi sức và cả tâm lý học bệnh nhân…
Cuối mỗi bài kiểm tra thường là các chuyến thực tập tại bệnh viện, được trực tiếp các y bác sĩ kiểm tra, đánh giá năng lực cùng thái độ và quan trọng nhất là cái tâm với nghề y, yêu thương bệnh nhân như người thân của mình.
Tin là mình chọn đúng
Ra trường, tôi được nhận vào làm điều dưỡng tại Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội, một bệnh viện chủ yếu điều trị bệnh ung thư. Tại đây, tôi được tiếp xúc với rất nhiều cảnh đời khốn khó, nhiều người nhà đã nghèo lại ung thư giai đoạn cuối, tiều tụy và xác xơ.
Bù lại, họ rất lạc quan và sống tình cảm, lần nào đến xạ trị họ cũng mang quà quê đến tặng các y bác sĩ, đó là buồng chuối, củ khoai, chục trứng, dưa muối… – những món quà giản dị mà chứa đựng vô vàn tình cảm của bệnh nhân.
Đã có 2 lần tôi phải trực giao thừa ở bệnh viện, xa nhà giây phút đó thực sự ruột gan nóng cồn cào, nhưng tôi không cô đơn vì ở viện vẫn còn bệnh nhân do hoàn cảnh khó khăn, nhà xa, không người thân mà họ không về, với họ bệnh viện là nhà, y bác sĩ là người thân.
Những lần như thế, trong tôi lại càng thêm sự đồng cảm với bệnh nhân và kính nể nghị lực sống, chống chọi với bệnh tật của họ.
Thấm thoát đã 4 năm khoác trên mình chiếc áo blouse, tôi tự hào vì đã chọn đúng nghề nghiệp mà mình đam mê, chẳng lương cao, chẳng nhàn rỗi nhưng đầy tình người. Đó cũng là quãng thời gian mà tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, được va vấp để trưởng thành và yêu nghề hơn. Đến giờ, tôi luôn tin là mình đúng khi chọn nghề điều dưỡng.
Dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, tuy bệnh viện tôi không phải chuyên khoa về hô hấp nhưng luôn tuân thủ chặt chẽ các biện pháp y tế phòng dịch. Mọi người làm việc chăm chỉ hơn, ra vào đều có kiểm tra thân nhiệt và bắt buộc đeo khẩu trang.
Những điều dưỡng như tôi phải luôn quan sát và nhắc nhở bệnh nhân đeo khẩu trang và rửa tay, và ngược lại bệnh nhân cũng quan tâm nhắc y bác sĩ “phải ăn khỏe vào mới chống được dịch”. Ai cũng ý thức được phòng dịch không chỉ cho mình mà còn cho cả cộng đồng.
Theo Tuổi trẻ
Hợp tác với CHLB Đức đào tạo điều dưỡng
Đoàn công tác Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa có chuyến làm việc tại CHLB Đức để hợp tác đào tạo nghề điều dưỡng.
Trong chuyến làm việc, Trường CĐ Viễn Đông (TP HCM) và Tập đoàn Knappschaft (CHLB Đức) đã ký kết chương trình hợp tác. Theo đó, sinh viên sẽ học 2 năm ở Việt Nam và 2 năm thực tập có lương tại Đức. "Sinh viên học 1 năm điều dưỡng tại Trường CĐ Viễn Đông và 1 năm tiếng Đức để lấy bằng B1, sau đó sẽ qua Tập đoàn Knappschaft vừa học vừa làm trong 2 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có bằng cao đẳng điều dưỡng của Trường CĐ Viễn Đông và bằng nghề của Đức" - ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông, cho biết.
CHLB Đức đang khan hiếm nhân lực điều dưỡng trầm trọng
Về cơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp, ông Hải giải thích sinh viên có thể ở lại làm việc tại Đức; học tiếp 1 năm để lấy bằng đại học điều dưỡng của Đức hoặc trở về Việt Nam làm việc trong các bệnh viện có yếu tố nước ngoài...
Tin-ảnh: G.Nam
Theo Người lao động
Cách ứng tuyển vào trường y của Mỹ và Canada Từng gửi thư giới thiệu cho hơn 20 sinh viên xin vào trường y khoa ở Mỹ, tiến sĩ Ellie Phương D.Nguyễn, Đại học bang Oklahoma, chia sẻ cách tăng cơ hội trúng tuyển. Bằng Y khoa ở Mỹ và Canada tương đương với bằng cao học, do vậy sinh viên phải có bằng cử nhân trước khi nộp hồ sơ xin vào...