Thi vào THPT ở Nhật có là một trận chiến khốc liệt?
‘Hãy nói về một tin tức gần đây mà em quan tâm’. Đó là một câu hỏi hay gặp nhất trong kì thi vào cấp 3 dành cho học sinh Nhật Bản.
Theo thống kê gần nhất, toàn nước Nhật hiện có 4.897 trường cấp 3, trong đó có 3.559 trường công lập, 1.323 trường tư lập và 15 trường quốc lập. Tuy nhiên đứng trước thách thức lớn về già hoá dân số và sau khi sự kiện phá sản Lehman Brothers (sự kiện phá sản ngân hàng Mỹ năm 2008 đã dẫn đến một cuộc suy thoái đáng kể của nền kinh tế Nhật Bản), số lượng học sinh học các trường tư thục đã giảm mạnh và tỉ lệ cạnh tranh cũng đã giảm 1,5 lần.
Dân số già hóa gây tác động đến cả hệ thống giáo dục Nhật Bản (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng – Lạc Fanpage)
Học sinh Nhật Bản hầu hết được tự quyết định trường cấp 3 của mình
Vốn coi trọng quyền tự do cá nhân, học sinh Nhật Bản từ nhỏ đã được rèn luyện mọi mặt từ tri thức đến nghệ thuật, đặc biệt là thể thao rất sôi nổi. Mỗi một học sinh sẽ định hướng rõ từ đầu có học cấp 3 hay không, học xong cấp 3 sẽ đi làm luôn hay học tiếp lên cấp bậc cao hơn. Vì không phải là giáo dục bắt buộc, nên nếu muốn học tiếp thì phải đăng kí dự tuyển. Tuỳ vào mục tiêu và kinh tế của gia đình, các sĩ tử sẽ đăng kí vào trường công lập hay quốc lập.
Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây, tầng lớp thượng lưu tại Nhật vẫn giữ nguyên quan điểm muốn cho con mình vào trường Top nhưng tầng lớp trung lưu lại ưu ái các trường tư hơn. Sự cạnh tranh gắt gao của việc tìm kiếm việc làm tại Nhật đòi hỏi người lao động phải nâng cao kĩ năng ngoại ngữ và kĩ năng mềm. Các bậc phụ huynh Nhật nhận định rằng trường tư sẽ có môi trường tốt hơn cho việc du học của con cái sau này. Ở Nhật, việc du học ngắn hạn 1-2 năm ở nước ngoài trong thời gian học đại học đang rất được ưa chuộng.
Một nhóm học sinh trung học Nhật Bản đang chờ đợi tàu điện (Nguồn ảnh: Instgram)
Mức học phí hợp lý đảm bảo mọi học sinh đều được đến trường
Điểm đáng lưu ý hơn nữa là theo thông tin mới công bố năm 2017, học sinh nước Nhật sẽ tham dự một kì thi chung là kì thi Center với những thay đổi chính bao gồm đánh giá 4 kỹ năng (đọc, nghe, nói, viết) bằng tiếng Anh, ngoài ra còn nhấn mạnh không chỉ ‘kiến thức và kỹ năng’ mà còn ‘kỹ năng tư duy, phán đoán và biểu cảm’. Trường tư thục lại rất linh hoạt trong việc thay đổi đề cương giảng dạy và chú trọng tiếng Anh.
Nhật Bản mới ra đạo luật mới miễn phí giáo dục mầm non và học phí các trường tiểu học, trung học hầu như không đáng kể. Tuy nhiên trước đây học phí tại các trường cấp 3 khá đắt, lên đến khoảng 90 đến 100 triệu đồng/năm với trường công quốc lập, và tăng gấp đôi đối với trường tư thục. Đây cũng là lý do lớn để học sinh Nhật chọn trường học cho mình.
Trong 5 năm trở lại đây, một đạo luật mới đã được xây dựng với việc học phí của học sinh sẽ được quyết định dựa trên tổng thu nhập một năm của người giám hộ, áp dụng trên tất cả các trường không phân biệt công hay tư lập nên học phí của mỗi học sinh không giống nhau, xoá bỏ gánh nặng kinh tế đối với những học sinh có gia cảnh khó khăn.
Học phí không còn là gánh nặng với học sinh kể từ khi Nhật Bản ra đạo luật mới (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng – Lạc Fanpage)
Tuy nhiên với những học sinh có nguyện vọng tham gia khoá học thêm, mức chi phí lại khá đắt đỏ với khoảng 20 triệu đồng/tháng học trong thời gian nghỉ đông hay xuân. Tại khu vực Osaka, mỗi học sinh sẽ nhận lại 2 triệu đồng trợ cấp từ chính phủ.
Video đang HOT
Tuỳ từng mục tiêu cá nhân mà học sinh Nhật Bản có lựa chọn học thêm hay không (Ảnh: Nguyễn Sơn Tùng – Lạc Fanpage)
Bạn Bùi Huyền, người gốc Việt học ở Nhật từ tiểu học chia sẻ về thời điểm thi cấp 3 của mình, cô bạn cho biết mình không gặp áp lực gì cả: ‘Chúng mình đều phải tham gia thi với 5 môn Toán, Quốc Ngữ, Vật lý, Tiếng anh, Hoá học. Điểm bài thi phỏng vấn cũng rất quan trọng. Với các trường công bình thường thì chỉ lấy trong khoảng 200 đến 300 điểm còn trường tư tốt sẽ lấy trên 350 điểm’.
Các câu hỏi cơ bản của cuộc phỏng vấn với hội đồng tuyển sinh sẽ là : ‘Tại sao em lại thi vào trường? Học phí sẽ do ai chi trả? Sau khi vào trường có đi làm thêm không? Bộ môn thể thao ưa thích nhất là gì ‘
Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất thời đi học của mình, Huyền hào hứng chia sẻ rằng khi mới chuyển vào trường, thầy cô còn xin cho người Việt Nam vào phiên dịch cho mình, hay học lớp ôn tập riêng để theo kịp với các bạn học sinh Nhật. ‘Thực sự mình rất thích đi học vì không chỉ học, chúng mình còn chơi rất nhiều môn thể thao và hoạt động ngoài giờ mà không có áp lực gì cả. Mỗi người đã chọn cho mình một con đường rồi nên cứ theo mục đích mà tiến tới thôi. Ví dụ như các bạn muốn theo con đường nghiên cứu chuyên nghiệp hay vào các công ty lớn thì sẽ tham gia vào những cuộc ganh đua lớn hơn.’
Bùi Huyền xinh xắn trong trang phục kimono dành cho lễ trưởng thành của nữ sinh Nhật Bản (Ảnh NVCC)
Học sinh Nhật trên một góc phố ( ảnh Nguyễn Sơn Tùng – Lạc Fanpage)
Với người Nhật, việc tìm ra được ikigai (mục đích sống) và yarigai (công việc đam mê) rất được coi trọng. Chính vì vậy hầu như không có một áp lực từ bên ngoài nào gây ảnh hưởng đến bản thân mỗi học sinh, trừ khi áp lực chính mỗi người tự tạo ra. Học sinh Nhật Bản cũng thoải mái chọn trường phù hợp với năng lực, nguyện vọng cũng như đôi khi là vì trường đó có câu lạc bộ ưa thích hay là buổi lễ tổng kết ấn tượng.
Huyền Trang
Theo baodatviet
Học sinh trường Minh Khai (TPHCM) ôm nhau khóc nức nở chia tay thầy cô, bạn bè
Tuổi 18, cái tuổi sống theo chủ nghĩa "vô sản", chỉ có 1 bụng kiến thức cùng tâm hồn đầy mơ mộng. Ấy thế mà đây là cái tuổi luôn khiến chúng ta sau này nhớ đến nhiều nhất.
Chia tay chưa bao giờ mang mỗi ý nghĩa kết thúc, đôi khi chia tay mới chính là sự bắt đầu 1 điều mới lạ hơn trong cuộc sống, cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mới mở ra, tương lai dẫu không biết tốt xấu ra sao, chỉ biết rằng, người khác sống được thì chúng ta cũng trải qua được.
Tuổi 18, cái tuổi sống theo chủ nghĩa "vô sản", chỉ có 1 bụng kiến thức cùng tâm hồn đầy mơ mộng. Ấy thế mà đây là cái tuổi luôn khiến chúng ta sau này lưu tâm nhiều nhất, có thể chiếc vé đi đến tuổi học trò chỉ có 1 chiều, mỗi khi đi qua rồi chắc chắn chúng ta không thể nào quay lại lần thứ 2.
Cái thời mỗi khi đi ngang trường cấp 3 thì cho dù cổng trường có cao vời vợi đi chăng nữa cũng luôn hy vọng có thể chen được 1 bàn chân vào trong đó, nhưng đến ngày ra trường rồi lý trí lại đánh vật đôi chân, lòng muốn làm người lớn nhưng bàn chân lại cứ ngập ngừng khi không nỡ rời xa ngôi nhà thứ 2, nơi cho ta tri thức, tình bạn, sự cảm thông, thấu hiểu,....
Để mạnh mẽ đón chờ thử thách mới sau khi rời khỏi mái trường thân yêu, các teen 2k1 của ngôi trường trên trăm tuổi Nguyễn Thị Minh Khai đã được tiếp thêm sức mạnh trong buổi Lễ tri ân và trưởng thành được nhà trường tổ chức với nhiều hoạt động "chất như nước cất", nhằm mong muốn các bạn lớp 12 sẽ có những bước chân đầy kiêu hãnh mà vững chắc trên bước đường tương lai.
Năm nay concept xây dựng Lễ tri ân và trưởng thành như 1 trò chơi chứ không đặt nặng cảm xúc, đề cao văn hoá "chill" của giới trẻ với các hoạt động trao ruy băng gồm 5 màu truyền thống, tri ân - trưởng thành, cộng hưởng, truyền nến và dạ vũ.
Được biết hành động trao ruy băng là 1 tiết mục truyền thống của trường Nguyễn Thị Minh Khai từ lâu, gồm 5 màu tượng trưng cho tình yêu, crush, bạn bè, thầy cô và làm hoà. Mỗi bạn sẽ được phát dây dựa theo ý muốn và các bạn sẽ trao đi những sợi dây ruy băng đó cho người khác. Thành ra, trong sân trường nhìn vào tay ai càng nhiều ruy băng chứng tỏ người đó được mọi người quan tâm nhiều nhất.
Các bạn học sinh trao dây ruy băng cho nhau
Trong buổi Lễ tri ân và trưởng thành không thiếu những giây phút thiêng liêng này. Thế mới biết, trong mắt cha mẹ con cái mãi là trẻ thơ
"Chúng con hạnh phúc khi suốt 3 năm qua luôn có cô ở bên cạnh"
Cùng "cháy" lên thôi mọi người ơi!
Xin cảm ơn những năm tháng thanh xuân chúng ta được làm bạn của nhau
Con đường trong sân trường nay đã được các bạn Minh Khai biến thành sàn để cùng nhau quẩy đêm cuối bên nhau
Với chủ đề mới lạ có nhiều hoạt động sôi nổi nhưng lẫn trong đám đông, không ít giọt nước mắt đã lăn dài trên má trong đêm cuối của tuổi học trò. Khóc chưa bao giờ là yếu đuối, khóc để biết rằng chúng ta đã từng có 1 ký ức thời áo trắng thật đẹp bên nhau suốt 3 năm dưới mái trường Minh Khai này.
1 Khoảnh khắc đẹp nhưng lại gây đau lòng cho những kẻ FA
Cảm xúc 1 khi đã dâng trào thì khó mà kìm nén được
Dù cố giấu nhưng những giọt nước mắt vẫn tuôn rơi trên gương mặt các teen 2k1 Nguyễn Thị Minh Khai
Theo Trí Thức Trẻ
Học sinh Lê Hồng Phong khóc nức nở trong ngày chia tay tuổi học trò Hàng trăm học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) đã trao cho nhau những cái ôm thật chặt trong giờ phút cuối cùng ngồi trên ghế nhà trường. Sáng 18/5, khoảng 1000 học sinh lớp 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã cùng tham gia màn nhảy flashmob kéo dài 15 phút. Đây là kết quả của hơn...