Thi vào lớp Một trường điểm, tỷ lệ 1 chọi 3
Tìm thầy luyện thi vào lớp 1, rèn tư duy, tiếng Anh để con có thể thi tốt, nhiều ông bố, bà mẹ ở Hà Nội đã mất ăn, mất ngủ lo con không đỗ khi biết tỷ lệ chọi vào trường dân lập Đoàn Thị Điểm là 1/3.
Là trường nổi tiếng ở Hà Nội về chất lượng đào tạo, được ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia) bảo trợ, năm nay chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1 của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm chỉ 400, nhưng hồ sơ đăng ký lên đến hơn 1.300. Sáng 28.5 trường đã tổ chức kiểm tra đầu vào cho các bé.
Do số trẻ đăng ký quá lớn, trường phải tổ chức 3 đợt kiểm tra, đợt 1 lúc 7h, đợt 2 lúc 8h30 và đợt 3 lúc 10h. Sân trường phân chia khu vực dành cho phụ huynh, cho trẻ chuẩn bị vào phòng thi và khu vực trả thí sinh. Giống như kỳ thi đại học, các khâu đều có giám thị hướng dẫn và giám sát. Trẻ không được mang bất cứ thứ gì vào phòng, tất cả đồ dùng sẽ được phát sau khi nhận thẻ dự kiểm tra.
Từ sáng sớm, các thí sinh nhí với váy áo đẹp đẽ được người thân đưa đi, dặn dò trước khi vào phòng thi. Có em được cả bố mẹ, chị gái đi cùng cổ vũ. Gương mặt trẻ thơ ngơ ngác vì lần đầu được dự tuyển, cũng có em cười đùa thích thú khi được đeo thẻ trên ngực. Một số cô cậu khóc nhè, nhất định không vào phòng thi vì không nhìn thấy mẹ. Các giám thị phải dỗ dành, đưa bé ra gặp phụ huynh rồi nhẹ nhàng thuyết phục em trở lại phòng.
Đợi cháu ở bên ngoài, bà Nguyễn Thị Hải Đường (CT1 sông Đà, Mỹ Đình) hết ngóng vào phòng thi lại quay sang nói chuyện ôn luyện với những người bên cạnh. Bà cho biết, chỉ cầu mong cháu bình tĩnh, tự tin làm bài thật tốt, đủ điểm vào học Đoàn Thị Điểm. “Tôi có đứa cháu từng học ở đây, giờ đã kiếm được học bổng du học nên đến đứa em này cũng cho thi vào, hy vọng sẽ được như chị nó”, bà nói.
Video đang HOT
Theo bà Đường, cô cháu gái trước khi thi vào lớp 1 đã tham gia câu lạc bộ tuổi thơ để ôn luyện. Ở nhà, gia đình thay nhau kiểm tra bài để cháu làm quen với những hình vẽ và câu hỏi mang tính tư duy sáng tạo. Nhiều câu trắc nghiệm IQ khó bà không giải được, phải nhờ đến anh chị của cháu. “Ngoài Đoàn Thị Điểm, chúng tôi còn đăng ký cho cháu thi thêm tiểu học Lê Quý Đôn và Lomonoxop để không đỗ trường này còn có trường khác, may mắn đỗ cả ba thì chọn trường tốt nhất”, bà Đường chia sẻ.
Chọn tiểu học Đoàn Thị Điểm cho con vì gần nhà, anh Phạm Tuấn Nam (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, trước khi con gái đi kiểm tra đầu vào lớp 1, cả gia đình anh đã mất ăn mất ngủ đến nửa tháng. Cho bé đi ôn thi rồi vẫn chưa yên tâm, về nhà hai vợ chồng anh lại tìm mua thêm sách IQ, truyện tranh để dạy cháu.
“Có hôm đi làm về mệt, nhưng nghĩ đến kỳ thi của con vợ chồng tôi lại cố ngồi dạy thêm cho cháu. Những kiến thức này phải học nhiều, làm nhiều thì trẻ mới quen và nhớ cách làm”, anh Nam nói. Sợ con không đỗ, anh Nam đã dự phòng cho con gái dự tuyển vào 2 trường tiểu học khu vực Cầu Giấy. Anh tâm sự: “Chưa đi học đã phải thi. Mà các con thi cũng chẳng kém mình thi đại học ngày xưa”.
Đưa con từ khu đô thị Pháp Vân lên dự kiểm tra, anh Đặng Tiến Dũng cho biết, hai bố con anh phải dậy từ năm giờ sáng. “Cháu kiểm tra đợt đầu tiên, phải vào phòng thi lúc 7h nên chúng tôi đi sớm, chẳng kịp ăn sáng”, anh nói. Anh Dũng cho hay, anh và một gia đình hàng xóm rất thích cách thi tuyển của trường Đoàn Thị Điểm nên cho con thi như một cách giúp bé cọ xát với môi trường tri thức.
Nhưng không giống các thí sinh, bé Đặng Nam Anh (con trai anh) và cháu Nguyễn Minh Nhật (nhà bên cạnh) không học các lớp luyện thi. Hai gia đình cùng nhau tìm hiểu đề thi các năm trước của trường, hướng dẫn cháu cùng học. Hai nhà phân chia nhau dạy, hướng dẫn trẻ tự học trên truyền hình. “Đề thi khó, nhưng nếu các cháu được làm nhiều thì sẽ quen vì nó phù hợp với tư duy của trẻ”, anh Dũng nói.
Giải thích về hình thức tuyển sinh vào lớp 1, Hiệu trưởng tiểu học Đoàn Thị Điểm, bà Nguyễn Thị Hiền cho hay, do số lượng đăng ký đông nên nhà trường mới tổ chức kiểm tra kiến thức, tư duy của trẻ để đảm bảo việc tuyển sinh được công bằng. “Nếu chỉ có 300-400 hồ sơ đăng ký thì chúng tôi sẽ nhận tất cả mà không phải tổ chức kiểm tra. Mọi trẻ 6 tuổi đều có thể đào tạo thành những học sinh giỏi mà không cần qua dự tuyển”, bà Hiền nói.
Trước phản ứng của nhiều phụ huynh cho rằng đề thi vào lớp 1 của trường khó, đến thạc sĩ còn nhăn nhó, bà Hiền khẳng định: “Trường chỉ đi sau Bộ GD&ĐT. Trước đó hình thức thi tuyển đầu vào của học sinh thuộc dự án tăng cường tiếng Pháp của Bộ cũng phải trải qua kỳ thi với đề bài tương tự. Trường Đoàn Thị Điểm chỉ học tập, đi theo”.
Theo VNE
Những ngành học thi không cần chọi
Trong khi ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Cần Thơ đang tạm dẫn đầu về tỷ lệ chọi cao nhất với tỷ lệ 1/38 thì nhiều ngành của các đại học khác lại có tỷ lệ chọi siêu thấp, ở mức dưới 1. Đó là những ngành có số lượng hồ sơ ít hơn cả chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Tuyển 20, thi 9 người
Đại học Quốc tế, thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tuyển 20 chỉ tiêu cho ngành khoa học máy tính, nhưng chỉ có 9 hồ sơ đăng ký dự thi, chưa được một nửa chỉ tiêu, tỷ lệ chọi là 1/0,45. Ngành Quản lý nguồn lợi thủy sản, tuyển 20 sinh viên nhưng chỉ có 11 hồ sơ, tỷ lệ chọi là 1/0,55. Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp tuyển 40 chỉ tiêu, có 34 hồ sơ. Ngành Kỹ thuật xây dựng tuyển 30 chỉ tiêu, có 27 hồ sơ.
Tương tự, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh năm nay cũng có khá nhiều ngành tỷ lệ chọi dưới 1 như ngành Nghệ thuật dẫn chương trình, tuyển 40 chỉ tiêu nhưng chỉ có 28 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ chọi là 1/0,7; ngành Đạo diễn sự kiện văn hóa còn ít hơn nữa, chỉ có 26 hồ sơ trên tổng 60 chỉ tiêu, đạt tỷ lệ chọi là 1/0,4. Các ngành Văn hóa dân tộc thiểu số, Văn hóa học cũng có tỷ lệ chọi siêu thấp, lần lượt là 1/0,5 và 1/0,48.
Đại học Ngoại ngữ, thuộc Đại học Đà Nẵng tuyển 35 chỉ tiêu ngành Sư phạm tiếng Pháp, nhưng tổng số hồ sơ thu về chỉ 11 bộ. Ngành Sư phạm tiếng Trung, Cử nhân tiếng Thái Lan của trường này cũng rơi vào cảnh khan hiếm thí sinh. Tình trạng khan hiếm thí sinh cũng diễn ra ở một số ngành của Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Các ngành Xây dựng công trình thủy, Sư phạm, Kỹ thuật điện tử - Tin học, Công nghệ vật liệu (silicat, polyme), Kinh tế lao động đều có lượng hồ sơ đăng ký dự thi ít hơn so với chỉ tiêu.
Do lượng hồ sơ đăng ký dự thi ít hơn cả số chỉ tiêu trường tuyển nên những thí sinh dự thi các ngành này phần nào được giảm áp lực thi cử do không phải lo "chọi" với các thí sinh khác.
Ngóng... nguyện vọng 2
Khi lượng thí sinh đăng ký dự thi quá ít, các trường đành trông ngóng vào nguyện vọng 2 và 3. Nhiều năm gần đây, năm nào Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải tuyển thêm nguyện vọng 2. Năm 2010, trường tuyển đến 800 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho cả hai hệ đại học và cao đẳng. Điểm chuẩn nguyện vọng 1 cũng được rút xuống thấp tối đa, bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 14 điểm khối C, D và 13 điểm khối A.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng cũng chia sẻ, trường sẽ tuyển thêm chỉ tiêu nguyện vọng 2 và 3 nếu lượng thí sinh thi đỗ không đủ mở lớp. Bên cạnh đó, do Đại học Bách khoa Đà Nẵng lấy điểm chuẩn chung cho toàn trường nên những thí sinh đủ điểm đỗ vào trường nhưng không đủ điểm đỗ vào khoa đăng ký ban đầu có thể chuyển xuống học khoa có điểm chuẩn thấp hơn. "Nếu vẫn chưa đủ, trường đành tạm dừng mở cửa ngành", ông Việt chia sẻ.
Phương thức tuyển của Đại học Nông nghiệp Hà Nội còn linh hoạt hơn nữa. Không chỉ tuyển nguyện vọng 2, tạo điều kiện cho thí sinh được chuyển ngành, trường còn lấy điểm chuẩn theo từng ngành, từ ngành có điểm chuẩn thấp nhất lấy bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến những ngành có điểm chuẩn tương đối cao, trên 20 điểm, để có được đối tượng thí sinh phong phú hơn, đúng với đăng ký của thí sinh hơn.
Tuy nhiên, theo ông Hiệu trưởng Trần Đức Viên, cách huy động sinh viên từ ngành khác sang không phải lúc nào cũng khả quan vì nó trái với nguyện vọng ban đầu nên nhiều em không mặn mà. Vì thế, có những ngành, dù đã áp dụng đồng thời nhiều phương thức nhưng có ngành vẫn ít sinh viên tới mức phải tạm dừng đào tạo, thậm chí đóng cửa như ngành Công thôn.
Chưa thi đại học đã khan hiếm thí sinh, nhưng ông Viên cho rằng, thí sinh không nên chủ quan khi thấy tỷ lệ chọi quá thấp. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh muốn đỗ trước hết phải "vượt vũ môn" với mức điểm bằng điểm sàn. "Hơn nữa, một trường có ngành ít hồ sơ, nhưng có ngành lượng hồ sơ lại rất lớn, trường lại cho phép thí sinh có thể chuyển từ ngành cao xuống ngành thấp điểm nên thí sinh không chỉ cạnh tranh với các sĩ tử đăng ký vào khoa của mình mà phải cạnh tranh với cả thí sinh các khoa khác", ông Việt nói.
Theo GDVN
Trường có tỷ lệ chọi dưới 1 không có nghĩa "thi là đỗ"! Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, nhiều ngành học có tỷ lệ chọi dưới 1. Tuy nhiên, tỷ lệ này không có nghĩa thí sinh cứ thi là đỗ. Theo thống kê của Trường ĐH Nha Trang, hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào nhóm ngành hàng hải, nhóm kỹ thuật và khai thác thủy sản khá thấp, hầu...