Thi vào lớp 10: Sao cứ phải công lập?
Câu chuyện một học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ( quận Cầu Giấy) chia sẻ về những áp lực khủng khiếp mình trải qua khi trượt lớp 10 công lập mới đây khiến nhiều phụ huynh rơi nước mắt và phải tự nhìn lại chính mình.
Thí sinh làm bài thi vào lớp 10 tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Trãi năm 2017. Ảnh: Thanh Hải
Em kể, ngay khi biết điểm, chiếc bánh mỳ đang ăn dở trên tay rơi xuống đất lúc nào em không hề hay biết. Như sét đánh ngang tai, cảm xúc lúc đó với em giống như chiếc xe đang lên đến gần đỉnh núi thì tụt dốc xuống vực thẳm. Lúc đó em nghĩ 9 năm học tập của mình gần như bỏ đi. Gia đình khi hay tin thì gần như hỗn loạn. Bố mẹ em không ai nói với nhau câu gì, rồi những cuộc cãi vã liên tục giữa hai người, người bố mất hoàn toàn niềm tin vào con và cho rằng em là người không thể theo được con đường học vấn.
May mắn, em có người mẹ vô cùng tuyệt vời, luôn động viên, chia sẻ và đồng hành cùng em, chọn một ngôi trường tư phù hợp để em được phát huy năng lực, sở trường của mình. Em đã dần vượt qua chuỗi ngày mà em cho rằng bi kịch nhất cuộc đời mình.
Video đang HOT
Câu chuyện của em hẳn sẽ luôn nóng trước mỗi kỳ thi vào lớp 10, đặc biệt, trong năm học 2020 – 2021 tới đây, Hà Nội sẽ có hơn 24.000 học sinh không “có cửa” được tham gia học lớp 10 của 223 trường công lập trên địa bàn. Điều đáng nói, hầu hết các trường thuộc top đầu, năm nay đều giảm chỉ tiêu tuyển sinh so với năm ngoái, trong khi, lượng học sinh dôi dư tăng vọt.
Trước viễn cảnh bị “văng” ra khỏi lớp 10 công lập, thời điểm này, gần như tất cả học sinh lớp 9 đều đang trong cuộc chiến luyện thi, mong có thể đặt chân vào lớp 10 công lập. Đối với phụ huynh, sự phập phồng ngóng đợi chiếc vé vào cửa công lập với tâm trạng lo âu, thậm chí stress vẫn luôn thường trực.
Nhưng theo các chuyên gia giáo dục nên chấp nhận sự cạnh tranh trong những cuộc thi, nếu cánh cửa trường công chẳng may đóng lại, cũng là thời điểm nhiều cánh cửa khác mở ra. Áp lực trước mỗi kỳ thi là điều không thể tránh khỏi, các em chấp nhận sự cạnh tranh để mình lớn lên và trưởng thành hơn. Nhưng đừng lấy nỗi lo, áp lực của mình đè nặng lên vai các em đang tuổi 14, 15 và xin đừng biến nó thành nỗi ám ảnh khủng khiếp như em học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm kia.
Không đỗ vào trường công không phải là sự tuyệt vọng, mà chỉ chưa đạt được nguyện vọng như mong muốn ban đầu mà thôi. Sẽ có nhiều lựa chọn khác tại các trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trường ngoài công lập. Xin cũng đừng so sánh tấm bằng đại học cao sang hơn trung cấp nghề, bởi trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay, tay nghề và năng suất lao động được coi trọng hơn bao giờ hết.
Hà Nội sẽ công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh đầu cấp vào ngày 30-6
Theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (mầm mon, lớp 1, lớp 6) năm học 2020-2021 của từng quận, huyện, thị xã vào ngày 30-6-2020 trên Cổng thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ http://hanoi.edu.vn.
Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ cung cấp mã số tuyển sinh của từng học sinh, đồng thời công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 của từng quận, huyện, thị xã vào ngày 30-6.
Hiện nay, các trường đang phối hợp với UBND các phường, xã, thị trấn đang tổ chức điều tra số trẻ ở từng độ tuổi đi học trên địa bàn được phân công, đảm bảo số liệu chính xác phục vụ cho phân tuyến tuyển sinh.
Số liệu điều tra về số học sinh trong độ tuổi tuyển sinh của các trường trên địa bàn được UBND và công an phường, xã, thị trấn xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác, là cơ sở để phòng GD&ĐT tham mưu với UBND quận huyện thị xã trong công tác phân tuyến tuyển sinh.
Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường công lập vẫn tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ cung cấp mã số tuyển sinh của từng học sinh, đồng thời công bố chi tiết kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2020-2021 của từng quận, huyện, thị xã vào ngày 30-6 (Ảnh: T.F)
Các trường tuyển trực tiếp từ ngày 13-8 đến hết ngày 15-8. Riêng các trường ngoài công lập có thể tuyển sinh ngay sau khi năm học 2019 - 2020 kết thúc, nhưng không vượt quá ngày 15-8.Các trường mầm non, tiểu học, THCS phải cấp mã số tuyển sinh (kèm theo mật khẩu) cho cha mẹ trước ngày 1-7. Lớp 1 tuyển sinh từ ngày 1-8 đến hết 3-8. Trẻ 5 tuổi tuyển vào các trường mầm non từ ngày 4-8 đến hết ngày 6-8. Tuyển lớp 6 từ ngày 7-8 đến hết ngày 9-8.
Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các trường thực hiện tuyển sinh vẫn phải chú ý các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19, hạn chế tập trung đông người. Vì thế hình thức đăng ký tuyển sinh trực tuyến được khuyến khích.
Theo số liệu khảo sát trẻ trong độ tuổi ở Hà Nội, tổng số trẻ dự kiến tuyển vào các trường mầm non trên địa bàn thành phố năm học 2020-2021 là hơn 623.000 trẻ. Các trường tiểu học tuyển vào lớp 1 khoảng 167.000 học sinh, tăng 9.500 học sinh. Các trường trung học cơ sở tuyển vào lớp 6 khoảng 135.000 học sinh, tăng 6.200 học sinh so với năm học 2019-2020.
Tư vấn mùa thi: Cơ hội lớn từ xét học bạ... Theo tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, năm nay, nhiều trường giảm chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT để xét thêm các phương thức khác, trong đó phần lớn tập trung vào phương thức xét học bạ. Chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ ở các trường rất lớn - ĐÀO NGỌC THẠCH Trong phần giải...