Thi vào lớp 10 ở Hà Nội: ‘Dính’ môn tiếng Anh, nhiều thí sinh ngậm ngùi thi trường ‘cửa dưới’
Nếu chỉ thi Ngữ văn và Toán như mọi năm, nhiều thí sinh có lực học giỏi sẽ tự tin thi trường top đầu. Thế nhưng, năm nay thi thêm tiếng Anh và Lịch sử, nên không ít thí sinh trong số học sinh có học lực giỏi môn Ngữ văn và Toán phải lựa chọn thi trường “cửa dưới” cho an toàn.
Ở lớp, Gia Khánh (trường THCS Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội) được đánh giá cao khi đa phần các môn của em đều rất giỏi, trên dưới 9 phẩy. Với học lực này, nếu như mọi năm, em hoàn toàn tự tin dự thi vào các trường công lập top đầu như THPT Kim Liên, THPT Lê Quý Đôn… Thế nhưng, năm nay thi thêm tiếng Anh – môn “sở đoản” của em, em đã phải cân nhắc rất nhiều. “Cân đo đong đếm”, cuối cùng mẹ của Gia Khánh khuyên con thi vào trường THPT Quang Trung – trường “non” so với sức học của con.
Nhiều phụ huynh tiếc nuối khi con không giỏi tiếng Anh nên phải thi vào trường “cửa dưới”
Chị Chi (mẹ của Gia Khánh), chia sẻ: Từ đầu năm, biết sẽ thi tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, thế nên chị đã phải “đầu tư” cho con học tiếng Anh khá nhiều. Cho con đi học ở một vài trung tâm tiếng Anh, tìm giáo viên, người quen giỏi tiếng Anh để “ốp” con học. Thế nhưng, con chỉ thích học các môn khoa học tự nhiên, rất nhanh thuộc các môn xã hội, chỉ có tiếng Anh thì con vẫn… mù tịt.
Chị Chi xác định, nếu thi ở trường top trên, con phải đồng đều cả 4 môn và không có môn nào có thể “cứu” môn nào. Ở các trường này, các thí sinh đều rất giỏi và cạnh tranh nhau từng 0,5 điểm. Không dám liều mình vì chỉ cần “trượt chân”, con sẽ không có cơ hội học ở trường công lập, chị Chi quyết định chuyển nộp hồ sơ vào trường “cửa dưới” cho con cho “chắc chân”. Chiều qua, đề thi Toán khá khó, con không làm được đúng với khả năng của mình để “cứu” tiếng Anh khiến sáng nay chị Chi hồi hộp trước môn tiếng Anh của con.
Nhiều thí sinh “ngậm ngùi” chọn trường “non” với sức học của mình vì không giỏi tiếng Anh
Video đang HOT
Cũng giống như chị Chi, chị Thu Hoài (Ngã Tư Sở, Hà Nội) nhất nhất bắt con phải thi trường “cửa dưới” dù học lực của con ở trên lớp được đánh giá tương đối tốt. Chị Hoài cho biết, trong mọi lần thi thử, môn Ngữ Văn, Toán và Lịch sử của con đều trên 8 điểm/môn. Nếu như mọi năm, con gái chị hoàn toàn tự tin thi vào trường top đầu THPT Kim Liên. Thế nhưng, năm nay “dính” môn tiếng Anh, con gái chị đành ngậm ngùi chia tay với ngôi trường mơ ước của mình. Chị Hoài cho biết, tiếc trường tốt, con gái chị còn trách mẹ: “ Sao mẹ không sinh ra con trước 1 năm để con chỉ phải thi 2 môn. Năm nay thi tiếng Anh, con lại phải thi vào trường mà con không hề yêu thích”.
Quen với cách thi của mọi năm nên năm nay thi 4 môn, nhiều thí sinh “trở tay không kịp”
Theo cách thi như mọi năm, nhiều học sinh chỉ “đầu tư” vào môn Toán, Ngữ Văn mà buông bỏ, coi nhẹ các môn khác. Chính vì vậy, khi Sở GD&ĐT Hà Nội thay đổi phương án thi, nhiều học sinh đã “trở tay không kịp” ngậm ngùi chọn thi trường “cửa dưới”, non hơn so với sức học của mình.
Đan Linh
Theo phunuvietnam
Học sinh Hà Nội lần đầu tiên thi thêm 2 môn trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10
Hôm nay (3/6), thí sinh Hà Nội bước vào ngày thi cuối của kỳ tuyển sinh vào lớp 10 với 2 môn ngoại ngữ và lịch sử.
Học sinh Hà Nội bước vào cuộc đua căng thẳng vào lớp 10 - Ảnh: Thanh niên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội diễn ra trong 2 ngày 2 - 3/6 với 4 môn thi bắt buộc.
Sáng ngày 2/6, các thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán, hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
Hôm nay (3/6), thí sinh tiếp tục hoàn thành bài thi môn Lịch sử, Ngoại ngữ và các môn chuyên với thí sinh đăng ký thi tuyển vào các trường THPT chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Năm nay là năm đầu tiên Hà Nội áp dụng phương thức thi 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020.
Do số lượng thí sinh dự thi giảm khoảng 9.000 so với năm ngoái, tỷ lệ chọi các trường cũng giảm. Trong đó, trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ chọi cao nhất. Chỉ tuyển 225 học sinh nhưng có đến hơn 530 em đăng ký nguyện vọng 1 vào trường (1/2,4). Các trường theo sát về tỷ lệ chọi gồm THPT Sơn Tây (1/2,3), THPT Trung Văn (1/2,2), THPT Yên Hòa (1/2,2), THPT Nhân Chính (1/2,1).
Theo quy định, hai môn ngữ văn và toán giữ nguyên hình thức thi như những năm trước, là thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút (điểm thi tính hệ số 2); môn ngoại ngữ kết hợp tự luận và trắc nghiệm; môn lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm. Cả hai môn này đều có thời gian làm bài là 60 phút.
Như vậy, ngoài môn thi mới thì hình thức thi trắc nghiệm cũng lần đầu tiên được áp dụng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở Hà Nội.
Sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội chốt phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019-2020, nhiều người lo ngại việc thi 4 môn sẽ tăng gánh nặng học tập lên học sinh.
Trước những băn khoăn này, trả lời VTV, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Hà Nội) khẳng định phương án thi mới không quá tải.
Nội dung hoàn toàn theo chuẩn chương trình sách giáo khoa. Các em chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa có thể làm tốt bài.
Ông Toản cũng nhấn mạnh, với học sinh chỉ có nguyện vọng đăng ký dự thi vào các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ không phải thi môn lịch sử.
Theo quy định, học sinh chỉ đăng ký nguyện vọng vào các trường THPT chuyên trực thuộc sở GD-ĐT sẽ phải tham gia dự thi 3 môn không chuyên (còn gọi là các môn điều kiện chuyên) là ngữ văn, toán, ngoại ngữ và môn chuyên. Trong đó, 3 môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên, riêng môn lịch sử không tính điểm. Vì vậy, việc thi môn lịch sử với đối tượng học sinh chỉ thi chuyên là không cần thiết.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Sau môn Toán, phụ huynh như 'đứng trên đống lửa' trước cửa phòng thi 2 môn cuối cùng Ngày thi thứ 2, các sĩ tử sẽ đối mặt với môn thi Lịch sử và Ngoại ngữ, thời gian làm bài 60 phút. Sáng 3/6, các sĩ tử tại Hà Nội sẽ bước vào môn thi tiếp theo trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Theo lịch, thí sinh sẽ thi Lịch sử và Ngoại ngữ, thời gian làm bài thi...