Thi vào lớp 10 Hà Nội: Hẹp cửa trường top đầu, thí sinh khó chọn nguyện vọng?
Đại diện các trường THPT công lập Hà Nội khuyên thí sinh, phụ huynh không nên lo lắng, hoang mang về quy định đăng ký nguyện vọng mới của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, quy định tuyển sinh mới vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gần như không thay đổi về bản chất, đặc biệt mở rộng hơn cơ hội cho các thí sinh.
Các thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn trường khi đăng ký dự tuyển. Bởi vì mỗi thí sinh chỉ có cơ hội một lần duy nhất, không được đổi nguyện vọng như các năm học trước.
Năm nay, thí sinh và phụ huynh cần “liệu cơm gắp mắm”, tự định lượng được sức học của mình ở mức điểm có thể đạt để đăng ký vào các trường. Các em chia sức học thành 3 loại giỏi – khá – trung bình, tương ứng với nguyện vọng vào các trường có điểm chuẩn cao – trung bình – thấp.
Ví dụ, thí sinh Nguyễn Văn A có hộ khẩu thường trú ở quận Hoàng Mai (thuộc khu vực tuyển sinh 4) nhưng muốn thi vào trường THPT có điểm chuẩn cao như THPT Việt Đức hoặc THPT Kim Liên… thì vẫn được đăng ký bình thường. Tuy nhiên, thí sinh cần nhớ đó sẽ là nguyện vọng duy nhất, phải dốc toàn lực để đạt điểm cao.
Chính sách mới này cũng có lợi với các thí sinh học lực khá và trung bình. Nếu nguyện vọng 1 và 2 đều không đỗ thì các em vẫn còn nguyện vọng 3, cơ hội vào trường công lập vẫn còn.
Thí sinh dự thi THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Để tăng khả năng đỗ, bà Nguyễn Bội Quỳnh khuyên thí sinh nên đưa ra chiến thuật căn cứ vào điểm chuẩn năm 2019 và 2020. Nguyện vọng 1, thí sinh nên đăng ký vào trường top đầu (có điểm chuẩn từ 38 điểm trở lên), nguyện vọng 2 đăng ký vào trường top giữa (có điểm chuẩn từ 35 điểm trở lên) và nguyện vọng 3 đăng ký vào trường (có điểm chuẩn từ 35 điểm trở xuống). Điều này sẽ giúp các em tăng khả năng đỗ và tăng tính cạnh tranh vào các trường công lập hơn.
Đại diện trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, năm nay toàn thành phố chia ra thành 12 khu vực tuyển sinh, thí sinh được đăng ký nguyện 1 và 2 ở nơi mình có hộ khẩu thường trú. Một khu vực tuyển sinh sẽ có từ 2 đến 4 quận/huyện, thí sinh có hộ khẩu khu vực nào sẽ được phép đăng ký hai trường ở khu vực đó chứ không phải là hộ khẩu quận nào thi quận đấy.
Giống như năm 2019 và 2020, về vấn đề đổi khu vực tuyển sinh, Sở GD&ĐT quy định thí sinh muốn đổi khu vực tuyển sinh cần làm đơn (theo mẫu), có xác nhận của hiệu trưởng trường THCS – nơi đang học lớp 9 và ghi khu vực tuyển sinh xin đổi vào mục “Khu vực đăng ký dự tuyển” trong “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT”, nộp tại trường THCS.
Thí sinh lưu ý, khi đổi khu vực tuyển sinh, các em vẫn phải tuân thủ nguyên tắc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng khu vực tuyển sinh. Hai nguyện vọng này được xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2.
Với năm học 2021- 2022, nếu thí sinh có hộ khẩu ở huyện Thanh Trì, bố mẹ việc làm ở Hoàn Kiếm, để tiện đưa đón con đi học thì hoàn toàn có thể xin chuyển khu vực tuyển sinh bình thường, như mọi năm.
Video đang HOT
Như vậy, xét về bản chất, việc đăng ký này không hề có sự thay đổi, thậm chí chính sách mới có tạo cho thí sinh thêm cơ hội. Tuy nhiên, một số phụ huynh không đọc rõ phương án tuyển sinh nên hiểu nhầm. Nếu có sự thay đổi đặc biệt thì Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo từ đầu năm học chứ không phải vào thời điểm này. Vì thế, cha mẹ thí sinh có thể yên tâm.
Việc có thêm nguyện vọng 3 là quy định mới, mở rộng quyền lợi cho thí sinh. Trước đây, từng có thí sinh dù trượt cả hai nguyện vọng nhưng điểm vẫn cao hơn cả điểm tuyển sinh của rất nhiều trường THPT công lập khác ở khu vực khác. Điều này là rất tốt và tạo cơ hội mở cho thí sinh, vị đại diện này nhấn mạnh.
Thí sinh dự thi THPT. (Ảnh minh hoạ: H.C)
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, về bản chất quy định không có gì thay đổi, thí sinh và phụ huynh có thể yên tâm ôn tập.
Nếu như các năm trước, mỗi thí sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập, hai nguyện vọng này phải thuộc cùng một khu vực tuyển sinh, thì năm học 2021-2022, mỗi thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.
Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà thí sinh có hộ khẩu thường trú; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Nếu thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng thì có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào. Trường hợp thí sinh đăng ký hai nguyện vọng thì nguyện vọng 1 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; còn nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, quy định thí sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của thành phố, giảm bớt áp lực đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.
Quy định này được xây dựng trên căn cứ thực tế khảo sát ở kỳ tuyển sinh của các năm học trước. Thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng thí sinh đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế tại nơi khác, số lượng thí sinh xin đổi khu vực tuyển sinh ở những năm học trước không nhiều.
Trong các trường hợp cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội vẫn tạo điều kiện để các em được đổi khu vực tuyển sinh. Nếu thí sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình thí sinh làm đơn, có xác nhận của địa phương là được.
Trường THPT công lập thu học phí cao: Liệu có gây bất công trong giáo dục?
Các nhà giáo dục cho rằng, nên cho một số trường THPT công lập ở Hà Nội được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Thông tin một số trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao (CLC) , thu học phí cao vừa qua khiến không ít phụ huynh, các nhà giáo dục thấy băn khoăn và có ý kiến trái chiều.
Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, đã đề xuất với UBND TP.Hà Nội về việc chuyển các trường này theo hướng mô hình trường CLC và giao cho chính các trường xây dựng đề án để trình. Hiện nay UBND TP.Hà Nội chưa phê duyệt các đề án này.
Trả lời báo chí, một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, đơn vị này đang trình UBND TP.Hà Nội ban hành nghị quyết theo hướng không làm CLC toàn bộ mà chỉ thực hiện CLC một phần. Có nghĩa, khi thực hiện, năm đầu tiên tuyển sinh, HS lớp 10 sẽ thực hiện mô hình CLC, thu học phí theo mô hình này. Những lớp trên như lớp 11, 12 đang học theo chương trình đại trà, nếu phụ huynh không đồng tình vẫn tiếp tục học và thu học phí theo Nghị định 86 như hiện nay.
Trao đổi với báo chí, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đồng thời là thành viên Ban Soạn thảo luật Giáo dục 2019, cho rằng, cơ sở công lập mà cho phép cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao, thu tiền cao là vô lý ở chỗ: đã được nhà nước cấp đất, xây trường, đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ... mà lại thu học phí cao của dân là không ổn. Như vậy là dùng ngân sách nhà nước để kinh doanh.
Nếu các trường THPT tốp đầu của Hà Nội là Chu Văn An, Kim Liên và Phan Đình Phùng chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao thành hiện thực thì sao?
Dưới đây là ý kiến của các nhà giáo, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục về vấn đề này:
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM: "Việc này dễ gây hiểu nhầm"
Mô hình tự chủ cũng có cái hay là các trường tự hoạch toán tài chính cho mình. Chủ động trong nguồn thu và chi điều này cho phép các trường chủ động hơn trong các kế hoạch và chương trình hoạt động giáo dục. Đây là xu thế tất yếu để các trường đầu tư và phát triển. Cơ chế xin cho, chờ đợi ngân sách cũng có những hạn chế đó là chờ đợi.
Thời gian lâu mà phải chờ đợi thủ tục, duyệt chi cũng đẩy các trường ở thế bị động và khó khăn cho hoạt động của trường.
Tuy nhiên, việc này dễ gây hiểu nhầm nếu để các trường tự thu và nâng học phí quá cao khiến cho một số gia đình khó khăn trong việc đảm bảo tài chính cho con, em. Thật ra, thu học phí cũng đều phải được sự chấp thuận và định mức khung cho phép của Ủy Ban nhân dân. Nên vấn đề này đảm bảo việc thu học phí và tự chủ của các trường đảm bảo trong khung cho phép. Nên tôi không phản đối chủ trương này.
Vấn đề là cần có sự giám sát, thanh kiểm tra để trành tình trạng lạm thu. Đảm bảo chủ trương đúng đắn của chính sách.
Thầy Đào Tuấn Đạt- Hiệu trưởng trường THPT Anxtanh, Hà Nội: Còn nhiều băn khoăn?
Theo luật giáo dục thì chỉ tồn tại 2 khu vực là trường công và trường tư. Loại hình công lập tự chủ tài chính được hiểu đúng bản chất là gì?
Khu vực công phải tiến tới không thu học phí. Khu vực tư thu học phí có hỗ trợ của nhà nước. Còn tỷ lệ công - tư do nhà nước ấn định. Bố mẹ học sinh đều đóng thuế cho nhà nước. Giờ đi học trường công vẫn nộp học phí cao thì có gì đó vẫn băn khoăn?
Thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội: Việc nên làm
Tôi ủng hộ với chủ trương một số trường THPT top trên của Hà Nội sẽ chuyển sang mô hình trường chất lượng cao, thu học phí cao.
Việc chuyển sang mô hình này sẽ đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh: "Ở đây cha mẹ học sinh phải đóng tiền học phí cao hơn cho con em mình để được học ở môi trường tốt hơn so với ở mức học phí hiện nay.
Hiện các trường công lập được nhà nước đầu tư trang thiết bị giáo dục đầy đủ, hiện đại, trả lương cho đội ngũ giáo viên nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó. Còn việc nếu chuyển sang mô hình chất lượng cao thì có thêm nguồn tiền để chi cho các hoạt động khá đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng nâng cao của học sinh.
Tuy nhiên, theo tôi, nếu có sự chuyển đổi mô hình sẽ nảy sinh những bất cập mà xã hội sẽ quan tâm, đó là có một bộ phận học sinh học giỏi nhưng sẽ không được học ở trường mà trước đây lẽ ra các em có thể được học vì học phí như hiện nay.
Theo tôi những em học giỏi nhưng điều kiện gia đình không có tài chính học thì ngành giáo dục, thành phố Hà Nội phải có cơ chế về học bổng, hỗ trợ cho các em học giỏi có thể vẫn có thể thực hiện quyền học tập của mình, không sợ có sự bất công.
Khi đã thu học phí cao thì tăng chất lượng giáo dục cũng phải tăng theo. Không có chuyện đóng học phí cao không tương xứng với chất lượng.
TS Vũ Thu Hương: Sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh
Tôi ủng hộ việc chuyển đổi mô hình trường như thế sẽ giảm áp lực kinh phí cho nhà nước. Đây là điều nên làm. Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước. Người dân Việt Nam ở các vùng thành phố lớn thì không phải là quá nghèo.
Quan điểm của tôi, các gia đình cho con học ở các trường THPT top cao chủ yếu tìm cách vào trường vì danh tiếng của trường chứ không phải vì nghèo, không có khả năng đóng học phí.
Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp các trường top dưới nếu muốn cạnh tranh thì vươn canh tranh dễ dàng hơn về chất lượng.
Theo tôi, nên cho một số trường THPT công lập được tự chủ và nên có quy định học phí không quá con số nào đó, vừa giảm bớt áp lực kinh tế cho nhà nước, vừa đảm bảo phần lớn các gia đình theo được.
Bà Hương cho rằng, khi đã thu học phí, các trường sẽ không thể lạm thu. Ngoài ra, khi thu học phí rồi, chất lượng giảng dạy sẽ được chú trọng hơn để khỏi bị mất uy tín.
Tại sao không cho phép 1 số trường chuyển đổi mô hình mà cứ chỉ vì 1 vài gia đình khó khăn không thể đóng học phí mà cứ giữ nguyên mọi thứ như thời mới giải phóng? Tư tưởng bao cấp sẽ gây ra nhiều tiêu cực chứ không phải là việc thu phí gây ra tiêu cực...
Nếu trượt lớp 10 công lập, cuộc đời vẫn nở hoa Không đậu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là điều không có học sinh nào mong muốn nhưng đã thi thì có đỗ, có trượt, chúng ta cần chấp nhận để tìm một hướng đi khác. Thời điểm này, nhiều địa phương đã chuẩn bị công bố điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập. Cùng một...