Thi vào 10, nên thống nhất một mốc thời gian chung trong cả nước
Nguyện vọng của nhiều giáo viên tỉnh nhà nên bố trí cho học sinh thi sớm như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
Kỳ thi vào 10 hàng năm ở nhiều địa phương luôn được xem là kỳ thi “sinh tử” vì nếu không có cơ hội bước vào cổng trường trung học phổ thông, có những học sinh phải chấm dứt con đường học vấn của mình và cơ hội chạm vào ước mơ cuộc đời sẽ dừng tại đó.
Học sinh tỉnh Bình Thuận (Ảnh trang Thanh niên La Gi)
Bởi thế, kỳ thi vào 10 đã trở thành kỳ thi vô cùng quan trọng của học sinh, của các bậc phụ huynh như kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Dù thế, phạm vi kỳ thi chỉ trong một tỉnh thành nên mỗi địa phương lại có quy định về thời gian thi mỗi khác.
Thi vào 10 cũng nên thống nhất một thời gian chung của cả nước
Phần lớn các tỉnh thành trong cả nước đều tổ chức kỳ thi vào 10 khoảng trung tuần tháng sáu. Thế nhưng vẫn còn một số địa phương kéo dài thời gian thi của học sinh sang tận giữa tháng 7.
Điều này làm học sinh phải ôn tập nhiều gây mệt mỏi, nhiều giáo viên không được nghỉ hè theo quy định.
Điển hình, tại tỉnh Bình Thuận là một trong những tỉnh thành tổ chức kỳ thi vào 10 muộn nhất (thường ngày 10-11/7 mới diễn ra).
Học sinh mệt mỏi cày chữ
Cái lý của cấp quản lý, tổ chức thi muộn, học sinh sẽ có điều kiện ôn tập để đạt kết quả tốt.
Thế nhưng nhiều học sinh lại không muốn điều này.
Nói chuyện với chúng tôi, không chỉ một mà khá nhiều em nói rằng chúng con muốn học xong chương trình lớp 9 là thi ngay như nhiều địa phương khác đỡ miệt mài ôn tập và đỡ mất công chờ đợi, trông ngóng.
Video đang HOT
Hơn nữa, thi ngay vào đầu tháng 6, học sinh sẽ có một khoảng thời gian vừa đủ nghỉ ngơi để lại sức cho một cấp học mới.
Thi muộn như nhiều năm trở lại đây, khi thi xong có kết quả cũng là thời gian các em chuẩn bị phải nhập trường.
Phụ huynh tốn tiền cho con ôn tập
Một số trường tổ chức ôn tập thu khoảng 200 -300 ngàn đồng/môn/tháng. Ôn tập 3 môn hết gần 1 triệu đồng. Có trường không tổ chức, học sinh phải ra ngoài ôn tập thì học phí vô tội vạ.
Có giáo viên lấy 300-500 ngàn đồng/môn. Có thầy cô lại thu theo ngày 200 ngàn/học sinh cho một tiết dạy ôn.
Có gia đình dù biết là học phí cắt cổ nhưng nghe danh tiếng của giáo viên và muốn con mình đỗ với kết quả cao nên cũng đành nhắm mắt đồng ý.
Thế là, gánh nặng về tiền học phí lại oằn trên vai những gia đình nghèo.
Giáo viên mất hè
Kéo dài thời gian thi vào 10 của học sinh lợi sẽ thuộc về một số thầy cô thích tăng thu nhập. Thế nhưng đa phần giáo viên lại không muốn vì họ gần như bị mất hè.
Một số giáo viên dạy khối 9 (xin được giấu tên) cho biết:
“Nếu tổ chức thi sớm ngay sau khi tổng kết năm học sẽ có lợi cho các em vì kiến thức thi nằm trong chương trình vừa học.
Các em vừa học xong sẽ rất nhớ, không cần bỏ thời gian ôn tập nhiều như hiện nay. Hơn nữa ngay từ đầu năm học, trường học nào chẳng tổ chức ôn tập, phụ đạo thêm cho học sinh khối 9, đâu cần kéo dài thêm cả tháng ôn tập thi mới được?”.
Thường thì tổng kết năm học vào ngày 31/5, giáo viên các cấp bắt đầu nghỉ 2 tháng hè theo quy định. Thế nhưng, giáo viên ôn thi vào 10 phải đến trường hằng ngày.
Đâu phải thầy cô giáo nào cũng muốn dạy thêm? Nhiều thầy cô nói dạy quần quật cả năm cũng muốn nghỉ ngơi lấy lại sức.
Vậy mà đã dạy khối 9 khi trường tổ chức dạy ôn thi dù không muốn những thầy cô giáo ấy vẫn không thể nghỉ dạy.
Ôn thi hàng tháng trời, rồi chấm thi miệt mài như thế chẳng còn thời gian đâu để nghỉ hè.
Và nguyện vọng của nhiều giáo viên tỉnh nhà nên bố trí cho học sinh thi sớm như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
Đỗ Quyên
Theo giaoduc.net.vn
Chọn nghề giáo viên chỉ yêu nghề thì chưa đủ!
Giáo viên nếu chỉ có đam mê với nghê là chưa đủ, mà phải có lòng yêu trẻ, sự tân tâm, nhiêt tinh vơi ngươi hoc, coi học sinh như người thân của mình.
Đó là những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Quyên (giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh).
Cô giáo Nguyễn Thị Quyên vinh dự la một trong hai giao viên đai diên cho toan thê giao viên cua tỉnh Quảng Ninh được vinh danh đung dip ky niêm ngay Nha giao Việt Nam 20/11/2019.
Theo lời kể của cô Quyên, mặc dù gia đình không có ai theo nghề giáo, nhưng ngay từ lớp 1, cô đã ước mơ trở thành cô giáo.
Đam mê là vậy nên mỗi ngày đi học về, cô Quyên lại cùng bạn bè quanh xóm đóng vai làm cô giáo và học sinh, cùng nhau giảng lại bài học trên lớp và bắt chước từng dáng đi, cử chỉ của thầy cô.
Và hình ảnh đẹp về người thầy luôn in đậm trong tâm trí cô suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Cô giáo Nguyễn Thị Quyên luôn tận tình, nhiệt huyết trong mỗi bài giảng với mong muốn truyền tải kiến thức tốt nhất đến học sinh. (Ảnh: CTV)
Để đạt được ước mơ, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, cô Quyên quyết tâm thi và đỗ vào Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh.
Năm 1997 sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh (nay là Đại học Hạ Long), cô được phân công về giảng dạy tại trường liên cấp phổ thông cơ sở Vũ Oai.
Sau đó, cô Quyên chuyển sang trường phổ thông cơ sở Sơn Dương và đến năm 2006 thì chuyển về Trường Tiểu học thị trấn Trới (huyện Hoành Bồ).
Thời điểm vừa mới ra trường nhận công tác tại các địa điểm trường Vũ Oai, Sơn Dương của huyện Hoành Bồ khi ấy còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, giao thông đi lại.
Mỗi lớp học chỉ có khoảng 5-6 học sinh lại thuộc nhiều độ tuổi khác nhau nên công tác giảng dạy, vận động học sinh đến lớp càng thêm khó khăn.
Song với lòng yêu nghề, tâm huyết, trách nhiệm của nhà giáo, cô Quyên đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
"Trước khi nhận một lớp, việc đầu tiên tôi luôn cố gắng tìm hiểu hoàn cảnh, năng lực, năng khiếu của mỗi học sinh để tìm ra phương pháp giảng dạy, định hướng phù hợp, phát huy được thế mạnh của mỗi em.
Đồng thời, sau môi buôi lên lơp, tôi lại đăt ngay câu hoi cho chinh minh: Buôi hoc hôm nay học sinh đã tiếp thu được những gì? Minh truyên đat có dễ hiểu không? Các em học sinh có thể áp ụng kiến thức, bài học về đạo đức, lối sống vào thực hành, thực tế được không?...
Tư đo minh rut kinh nghiêm ngay đê cho cac buôi day tiêp theo đươc tôt hơn nưa", cô giáo Quyên chia sẻ.
Nhiều năm gắn bó với nghề, cô giáo Quyên luôn tâm niệm rằng, chỉ có niềm đam mê với nghê là chưa đủ mà còn phải có lòng yêu trẻ, sự tân tâm, nhiêt tinh vơi ngươi hoc, coi mỗi học sinh như những người thân của chính mình.
Khi đó, cô giáo mới luôn gần gũi, động viên, chia sẻ và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như có đủ sự nhẫn nại, kiên trì giúp đỡ những học sinh còn hạn chế trong khả năng tiếp nhận kiến thức... góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện trong trường học.
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cũng cần trang bị cho mình những phương phap sư pham tôt đê truyên đat đươc kiên thưc tốt nhất đên ngươi hoc.
Trong tình hình hiện nay đòi hỏi giáo viên không chỉ phải thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm tài liệu, trao đổi với các bạn đồng nghiệp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, mà còn phải tìm "lối đi" hiệu quả nhất thông qua những sáng kiến kinh nghiệm đúc rút từ quá trình công tác.
Từ đó đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất cho từng đối tượng học sinh, nhằm truyền tải tốt nhất nội dung bài giảng đến các em.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc
Người thầy với phương pháp dạy học phá cách trong Cất cánh - Tháng 11 Chủ đề Cất cánh tháng 11 - "Thầy - trò và cuộc sống 4.0" - là những câu chuyện liên quan đến sự thay đổi hành vi về việc tiếp nhận tri thức, về mối quan hệ thầy trò, về những điều dạy và học diễn ra trong cuộc sống. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam...