Thi vào 10 Hà Nội: Phụ huynh bỏ việc cùng con giành vé vào trường công lập
Nhiều phụ huynh có con thi vào 10 Hà Nội những ngày này bỏ cả công việc để đồng hành cùng con trong những ngày cuối cùng trước khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập được tổ chức vào ngày 2 và 3/6/2019.
Học sinh mệt mỏi trong cuộc đua thi vào 10 Hà Nội. Ảnh minh họa
Lịch học chồng chéo
Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi vô cùng áp lực, căng thẳng. Thời điểm này, học sinh căng mình luyện thi, chạy nước rút cho cuộc đua vào lớp 10 công lập. Với những học sinh thi vào trường top đầu như THPT Chu Văn An, Thăng Long, Kim Liên, Việt Đức… thì sự nỗ lực không chỉ diễn ra những ngày cuối cùng này mà kéo dài suốt từ đầu năm học.
Luôn trong top đầu của lớp, điểm tổng kết trên 9 phẩy, điểm thi thử những vòng gần đây tương đối cao nhưng Nguyễn T. Minh (trường THCS Tây Sơn, Hà Nội) vẫn cảm thấy lo lắng bởi “đối thủ” thi vào trường THPT Thăng Long của em đều “ngang tài ngang sức”. Chính vì thế mà cả ngày học ở trường, tối đi học thêm, về nhà em lại học đến khuya. Chị Thanh Huệ cho biết, chị không dám đi ngủ trước con mà phải thức để có nhiệm vụ “phục vụ sữa, phục vụ đồ ăn và nhắc con đi ngủ”. “Nhìn con học đến phờ phạc cả người mà thương. Thế nhưng, bố mẹ và con luôn nhắc nhau: Cố thêm mấy ngày nữa, đến giai đoạn nước rút không thể không chạy. Nếu dừng lại thì mình sẽ bị loại khỏi cuộc đua. Chính vì vậy mà con cứ cố, bố mẹ đứng bên ngoài động viên”.
Video đang HOT
Bước vào tuần cuối nên giáo viên nào cũng muốn tranh thủ daỵ cho học sinh nốt những phần kiến thức chưa chắc. Thế mới có chuyện trong một buổi chiều mà N.Minh (trường THCS Phương Mai, Hà Nội) cùng được 2 cô giáo Toán và Văn nhắn tin báo đi học. Môn Toán mà N.Minh học thêm trước đây chỉ 1 buổi/tuần, thế nhưng, từ tuần trước đến giờ, cô sẵn lòng dạy cho học sinh tất cả các buổi trong tuần. Môn Văn cũng vậy, ngoài các buổi chiều học thêm ở trường thì cô phụ đạo cho học sinh tất cả các ngày khác. Các cô không tiếc thời gian công sức, còn học sinh cứ lăn ra học, học ngày học đêm vì thế.
Không chỉ có giáo viên và học sinh vất vả với việc dạy và học trong giai đoạn nước rút này. Chị Hải Yến có con gái học ở trường THCS Ngô Sĩ Liên giao việc bán hàng ở phố Hàng Bông cho người khác để đồng hành của con trong việc học. “9 năm, cả chặng đường dài đã vất vả lo lắng cho con trong việc học. Giờ ở những ngày cuối quan trọng nhất thì phải gác mọi công việc để ở nhà sát sao việc học của con khi con học cùng gia sư, cùng giáo viên, chăm sóc bồi bổ cho con. Chỉ mong con giành được một vé vào trường THPT công lập”, chị Yến chia sẻ
Bố mẹ đồng hành cùng con trong kỳ thi áp lực, căng thẳng
Chuẩn bị tinh thần khi con trượt
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay toàn thành phố có gần 86.000 học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập nhưng chỉ có trên 64.000 chỉ tiêu. Điều đó đồng nghĩa với việc, gần 22.000 học sinh sẽ phải học trường tư, trường công tự chủ tài chính với chi phí cao hơn hoăc theo học các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Với cuộc đua căng thẳng như thế thì các bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho con đối diện với kịch bản: Không làm được bài và trượt.
Theo chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi, việc chuẩn bị các kịch bản trượt và đỗ sẽ giúp con không quá áp lực, con cảm thấy bố mẹ hiểu, đồng cảm và thông cảm với bất cứ kết quả nào của con. Đặc biệt, khi đã có kịch bản cho việc trượt thì bố mẹ cùng con đã thảo luận các phương án dự phòng. Lúc đó, con vẫn có cơ hội học tập ở môi trường tốt nhất trong điều kiện của gia đình.
N.Minh
Theo phunuvietnam
Học sinh Hà Nội bắt đầu chinh phục kì thi vào lớp 10
Ngày 26/5, hơn 6000 thí sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của các trường THPT chuyên của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 26/5, gần 2.700 thí sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn trong kì thi tuyển vào trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Các thí sinh sẽ làm 3 bài thi gồm Ngữ văn, Toán (vòng 1) và môn chuyên (vòng 2) trong hai ngày 26-27/5. Đề thi môn Toán ở vòng 1 và môn chuyên ở hình thức tự luận, môn Ngữ văn là trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) hệ số 1 và môn chuyên hệ số 2. Các môn phải đạt từ 4 trở lên. Điểm Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển.
Phương thức thi và tính điểm được trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên áp dụng trong suốt 3 năm qua.
Năm 2018, điểm chuẩn lớp chuyên Toán cao nhất - 21,5, thấp nhất là chuyên Vật lý với 17,5. Tuy nhiên, năm 2017 chuyên Vật lý lại lấy điểm trúng tuyển cao nhất - 22,5.
Cũng trong ngày 26/5, gần 4.500 thí sinh sẽ bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐHQGHN).
Đây là năm thứ ba, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ sử dụng bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Thí sinh phải trải qua ba bài gồm: Ngoại ngữ (hệ số 2), Toán và Khoa học tự nhiên (hệ số 1), Ngữ văn và Khoa học xã hội (hệ số 1).
Với môn đánh giá năng lực Ngoại ngữ, nếu thi bằng tiếng Anh, học sinh làm bài dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận. Nếu thi bằng tiếng Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn, thí sinh sẽ thi tự luận và phỏng vấn.
Kì thi của trường THPT chuyên Ngoại ngữ sẽ diễn ra trong 1 ngày 26/5. Buổi sáng, thí sinh sẽ thi môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ. Buổi chiều, thí sinh sẽ thi môn đánh giá năng lực Toán & Khoa học Tự nhiên và Thi môn đánh giá năng lực Văn & Khoa học Xã hội
Trong hai năm trước, lớp chuyên Tiếng Anh lấy điểm trúng tuyển cao nhất, 28 điểm vào năm 2017 và 27 điểm năm 2018. Mức điểm chuẩn thấp nhất vào trường là 24.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Thi vào lớp 10 THPT: Cố gắng giảm áp lực cho các em học sinh Chỉ còn hai tuần nữa là các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019. Vào thời điểm hiện tại, các em học sinh đang nỗ lực ôn tập, chuẩn bị đầy đủ kiến thức để bước vào kỳ thi đầy quan trọng này. Các em học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào...