Thi vào 10 Hà Nội: Mẹ sốt xình xịch, con đủng đỉnh như không
Chỉ còn 2 ngày nữa con thi vào trường Chuyên ngữ, hơn 1 tuần nữa diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào 10 ở Hà Nội, trong khi chị Phạm Thùy Linh (Đại Từ, Hà Nội) lo lắng, sốt xình xịch thì con đủng đỉnh như không. Thậm chí, sáng nay, con trai chị còn trốn học ở nhà.
Chị Linh cho biết, trong giai đoạn nước rút này, giống như các phụ huynh khác, chị vô cùng căng thẳng. Cảm giác của chị như “ ngồi trên đống lửa” khi cậu con trai cứ đủng đà đủng đỉnh. Thậm chí, sáng nay, vì không thích cô giáo dạy Văn ở lớp, cậu liền trốn học. “Về nhà, thấy con nằm ngủ thiêm thiếp trên giường, tôi điên lắm. Sắp đến ngày thi mà nó chẳng lo lắng gì cả, còn cả gan trốn học. Thế nhưng, thấy con ngủ mê mệt, tôi cũng không nỡ gọi dậy”, chị Linh cho biết.
Con chị Linh học giỏi tiếng Anh nên ngoài trường THPT công lập, con trai chị sẽ thi vào trường THPT chuyên ngữ (ĐH Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội), THPT chuyên Nguyễn Huệ. Ngày thi vào trường chuyên ngữ đã cận kề nhưng thấy con trai không bao giờ học khuya, vẫn mày mò đủ thứ trên mạng khiến chị Linh sốt hết cả ruột. “Trong khi nhóm bạn bè của con đi học thêm, có đứa ngồi trên ô tô vẫn mở sách ôn bài mà con nhà mình thì chẳng lo lắng gì. Đúng là “nhân vật chính” không căng thẳng, chỉ có phụ huynh căng thẳng mà thôi”, chị Linh phàn nàn.
Điều mà chị Linh muốn ở con trai trong giai đoạn nước rút này là khắc phục điểm yếu, lỗi sai của mình để khi thi có điểm số tốt nhất. “Hiện tại, tôi lo nhất môn Văn của con. Nếu vào bài con thích, con có thể phóng bút viết cả một bài dài. Còn vào những tác phẩm hay bài văn nghị luận xã hội con không thích, con không viết nổi vài dòng. Mà với cá tính của con, tôi không ép con học được. Chỉ có cách tôi “cầu trời khấn phật” cho con thi Văn vào bài yêu thích của con”.
Kỳ thi vào 10, các phụ huynh căng thẳng hơn các thí sinh. Ảnh minh họa
Con không học giỏi như con chị Linh nên trong giai đoạn nước rút này, chị Nguyễn Thanh Huyền (Hoàng Văn Thái, Hà Nội) khá căng thẳng. Tối nào cũng thế, con ngồi học trong phòng, chị ở ngoài đi qua đi lại giám sát con. Thế nhưng, chỉ cần mẹ bận việc, cậu con trai lại “câu giờ” bằng cách đi uống sữa, uống nước… Nhìn thấy con như thế, chị Huyền lại giục giã con học. “Không hiểu sao sắp thi mà chả thấy nó lo lắng tí gì trong khi bố mẹ thì mất ăn mất ngủ. Nó cứ tửng tưng như không, cứ như không phải kỳ thi của chúng nó mà kỳ thi của các phụ huynh”, chị Huyền lo lắng.
Điều chị Huyền lo nhất là con dễ bị mất điểm ở phần trình bày Toán, môn Văn thì học trước quên sau, không biết phát triển ý, không sắp xếp ý theo đúng trình tự. “Đến giờ thì chỉ biết động viên con học, mong con khỏe mạnh, không bị ốm. Thời gian cuối cùng này có nhồi hay ép con học cũng không hiệu quả nữa”, chị Huyền cho biết.
Theo Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, từ 24 đến 26/5, thí sinh sẽ bắt đầu nhận Phiếu báo dự thi lớp 10 THPT năm học 2019-2020 tại trường THCS nơi thí sinh theo học.
Đối với những thí sinh tự do, thí sinh tỉnh khác đăng ký nguyện vọng dự thi vào lớp 10 của các trường THPT năm học 2019- 2020 sẽ nhận Phiếu báo dự thi tại phòng giáo dục quận, huyện, thị xã thuộc Hà Nội.
Đối với những học sinh tỉnh ngoài đăng ký dự tuyển vào trường THPT Chu Văn An sẽ nhận “Phiếu đăng ký dự thi tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2019- 2020″ tại Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy. Lưu ý, trên Phiếu báo dự thi phải dán ảnh thí sinh và đóng dấu giáp lai.
Video đang HOT
Năm 2019, tổng số nguyện vọng 1 vào các trường THPT công lập trên toàn thành phố là 85.873, nguyện vọng 2 là 81.891, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường công lập trên toàn thành phố là 63.090.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 tại Hà Nội sẽ diễn ra trong các ngày 2 – 3/6/2019
Theo phunuvietnam
"Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì"
"Tiếng Anh ở đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì".
Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 11/1, nhiều sinh viên Trường Đại học Xây dựng bày tỏ mong muốn, các nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh. Ngoài ra, đối với môn Giáo dục thể dục, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp hơn với thể trạng, sở trường của từng học sinh.
Từng là một học sinh chuyên của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Phan Khoa kể lại rằng, vấn đề nổi cộm của những trường chuyên hiện nay là học sinh tập trung quá nhiều vào môn chuyên.
"Ở lớp chuyên Toán của em trước đây, những môn học như tiếng Anh hay Giáo dục thể chất đều không được chú trọng.
Hay như với những kiến thức Lịch sử đơn giản khi được hỏi các bạn đều lắc đầu không biết.
Do đó em nghĩ rằng chương trình học mới này làm sao phải cân bằng được giữa các môn học, đặc biệt là với môn tiếng Anh. Như trường em, việc thi đầu vào chỉ liên quan tới ngữ pháp, trong khi những kỹ năng khác không được đả động đến".
Sinh viên mong muốn, nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh
Đồng tình rằng môn tiếng Anh cần phải chú trọng hơn nữa về các kỹ năng, Trần Đức Nam (sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng) cho rẳng, ở các cấp học phổ thông hiện nay chỉ tập trung vào học ngữ pháp là chủ yếu.
Mặc dù khi lên đại học sinh viên có được đào tạo thêm về các kĩ năng khác nhưng vì chương trình tiếng Anh ở cấp dưới không được cải thiện và chú trọng nên kỹ năng nghe của sinh viên rất kém.
"Tiếng Anh ở bậc đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì", Nam thẳng thắn kể.
Trong khi đó, sinh viên Phan Đức Mạnh, khoa Công trình thủy lại cho rằng, vấn đề cần bàn nhất trong các môn học ở bậc đại học là môn Giáo dục thể chất.
Nếu như ở cấp THPT, môn Giáo dục thể chất chỉ dừng lại ở việc đảm bảo thể chất cho học sinh thì khi lên đại học, Giáo dục thể chất lại là một trong những tiêu chí "sống còn" để quyết định sinh viên được tốt nghiệp hay không.
"Thế nhưng một số học phần Giáo dục thể chất sinh viên nam có thể thực hiện tốt nhưng đối với các bạn nữ lại rất vất vả để qua môn. Do vậy em nghĩ nên có những đổi mới trong môn học này để đảm bảo tất cả sinh viên dù là nam hay nữ đều có thể học được", Mạnh nói.
Vụ phó phụ trách Giáo dục Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho biết sẽ tiếp thu và đề xuất những ý kiến này để cùng ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Ông Linh cũng chia sẻ thêm về hoạt động Giáo dục thể chất: "Thời sinh viên chúng tôi cũng từng trải qua môn học này. Tôi nhớ nhiều bạn nữ để chạy khoảng 1.500 mét đã cảm thấy rất căng thẳng, thậm chí là ngất. Do vậy ý kiến kiến nghị này rất đúng.
Hướng đi tới đây của môn học này tại đại học, tất cả các loại hình sẽ hình thành câu lạc bộ và sinh viên được đăng ký phù hợp với khả năng của mình. Mọi loại hình đều được nhà trường công nhận như nhau".
"Giải quyết hướng đi trường Sư phạm liệu đã thấu đáo?"
Cũng tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, một số thầy cô Trường Đại học Xây dựng nêu băn khoăn về việc sinh viên Sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí.
Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học xây dựng cho rằng, dự thảo nêu ra những bất cập trong việc không thu học phí với sinh viên sư phạm. Vì thế trong hướng sửa đổi của dự thảo, sinh viên sư phạm được vay tín dụng đủ để trang trải trong suốt quá trình học tập.
Sau khi ra trường, nếu sinh viên trở thành giảng viên, giáo viên trong 5 năm được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, phần vay đó sinh viên sẽ không phải trả. Nếu chuyển ngành, chuyển nghề, sinh viên sẽ phải trả lại khoản vay theo lộ trình của nhà nước.
"Cách tiếp cận và giải quyết hướng đi trường Sư phạm như vậy đã thấu đáo hay chưa? Theo tôi, sinh viên hiện nay không muốn vào ngành sư phạm là do cơ chế đầu ra chứ không liên quan gì đến miễn học phí. Việc giải quyết như thế có tác dụng không bởi điều sinh viên muốn là có một môi trường cạnh tranh bình đẳng và một mức lương thỏa đáng với nghề".
Thúy Nga - Lan Hương
Theo vietnamnet
Trung Quốc: Đồng phục thời 4.0 khiến học sinh muốn trốn học "khóc thét" Những bộ đồng phục thời 4.0 của Trung Quốc được gắn chip theo dõi kết hợp với cổng trường gắn camera nhận dạng khuôn mặt sẽ ghi lại thời gian mỗi học sinh vào và ra khuôn viên trường và phát cảnh báo khi học sinh trốn học. Hiện tại, 11 trường học tại Trung Quốc đã đưa vào áp dụng những bộ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên kể hậu trường khủng khiếp của phim lịch sử 55 tỷ 'Địa đạo'
Hậu trường phim
22:24:36 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
Góc tâm tình
22:22:43 01/04/2025
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương
Pháp luật
22:01:54 01/04/2025
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine
Thế giới
22:00:09 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
Sao châu á
21:58:51 01/04/2025
'Ông hoàng phòng vé' Thái Hoà: Nhận lời đóng 'Địa đạo' vì được vợ khuyên nhủ
Sao việt
21:55:59 01/04/2025
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng
Tin nổi bật
21:32:51 01/04/2025
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới
Netizen
21:27:47 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025