Thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Cẩn trọng với thiết bị ghi âm, ghi hình
Bộ GD-ĐT đã có văn bản hướng dẫn các trường ĐH, CĐ về việc nhận diện thiết bị ghi âm, ghi hình thí sinh được phép mang vào phòng thi. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn tỏ ra lúng túng về vấn đề này khiến thí sinh phập phồng lo lắng.
Xác định bluetooth, wifi thế nào ?
Kỳ thi tuyển sinh 2012 là năm đầu tiên cho phép thí sinh (TS) mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi để phục vụ công tác chống tiêu cực. Do triển khai đột xuất và không có văn bản hướng dẫn nên mỗi trường thực hiện một kiểu khác nhau. Rút kinh nghiệm cho năm nay, trong Văn bản số 3506 ngày 26.5, Bộ đã hướng dẫn các trường kiểm tra các loại máy ghi âm và ghi hình mang vào phòng thi. Theo đó, các thiết bị này phải không có loa và tai nghe, không có màn hình hiển thị hình ảnh, không có bộ phận chức năng truyền thông tin (bluetooth, wifi…). Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ coi thi, việc nhận diện các chi tiết này cũng không hề dễ dàng. Kết quả là các trường vẫn xử lý theo những cách khác nhau.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: “Chỉ những thiết bị được xác định rõ không có chức năng truyền phát thông tin tại chỗ, TS mới được mang vào phòng thi. Ngược lại, những thiết bị chưa xác định rõ có chức năng này hay không, cán bộ coi thi sẽ báo với hội đồng tuyển sinh để tạm thu chờ xác định rõ chức năng. Các hội đồng tuyển sinh sẽ có bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ thẩm định các thiết bị này”.
Về khả năng xác định chức năng thiết bị của cán bộ coi thi, tiến sĩ Chính cho rằng: “Cán bộ coi thi chỉ có nhiệm vụ phát hiện các thiết bị lạ mà TS mang vào phòng thi chứ không thể được chuyên nghiệp hóa kiến thức về kỹ thuật số. Thiết bị lạ này bao gồm tất cả mọi thứ không nằm trong danh mục vật dụng TS được phép mang vào”. Cũng theo tiến sĩ Chính: “Nếu không báo cáo với cán bộ coi thi mà mang vào phòng thi, khi sử dụng nếu bị phát hiện không nằm trong danh mục các vật dụng được mang vào, TS sẽ bị xử lý”.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cũng nêu ý kiến: “Với những thiết bị không có loa, tai nghe, màn hình hiển thị hình ảnh thì không quá khó để quan sát bằng mắt. Tuy nhiên, để xác định bộ phận chức năng truyền thông tin như bluetooth hay wifi thì không dễ dàng với một cán bộ coi thi bình thường”. Tiến sĩ Lý cho biết thêm: “Những thiết bị đúng quy định sẽ được phép mang vào phòng thi nhưng TS không được phép di chuyển gây mất trật tự trong giờ thi khi sử dụng các thiết bị này”.
Thí sinh xem sơ đồ phòng thi tại một trường ĐH ở TP.HCM vào ngày 2.7 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Lo ngại thiết bị công nghệ cao
Trong khi đó, thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay: “Năm nay, trường sẽ cho TS thoải mái mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên, trong phòng thi cán bộ coi thi sẽ kiểm tra chặt chẽ, nếu TS sử dụng thiết bị không đúng quy chế sẽ bị lập biên bản xử lý ngay. Trong ngày làm thủ tục dự thi, mỗi TS sẽ được phát thông tin hướng dẫn chi tiết về các quy định này”.
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nói: “Trường cho TS mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình mà không cần đăng ký. Cán bộ coi thi sẽ kiểm tra kỹ trước khi cho mang vào và giám sát chặt chẽ trong quá trình TS sử dụng”.
Tuy nhiên, tiến sĩ Dũng cảnh báo: “Điều lo ngại hơn chính là sự xuất hiện của nhiều loại thiết bị điện tử công nghệ cao mà TS có thể sử dụng để gian lận trong thi cử”. Vừa rồi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phát hiện một sinh viên sử dụng đồng hồ thông minh (smartwatch) để quay cóp trong kỳ thi học kỳ. Đồng hồ này nhìn đơn giản nhưng có khả năng chép và mở file ảnh để xem tài liệu thông qua màn hình cảm ứng. Trường đã cảnh báo cho toàn bộ cán bộ coi thi cũng như gửi công văn báo cáo ra Bộ để có biện pháp đối phó.
Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Tài chính Marketing, cũng cho hay: “Trường không yêu cầu TS đăng ký cũng như không cần kiểm tra TS mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình như thế nào. Trước mỗi phòng thi, trường sẽ dán thông báo danh sách các vật dụng được mang vào phòng thi để TS nắm rõ. Tuy nhiên, cán bộ coi thi sẽ kiểm soát nghiêm nhặt, nếu TS nào vi phạm quy chế sẽ bị xử lý ngay”. Còn tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, chia sẻ: “Không chỉ thiết bị ghi âm, ghi hình mà bất cứ vật dụng nào TS muốn mang vào phòng thi, nếu thấy nghi ngờ cán bộ coi thi sẽ tịch thu để chờ xác minh làm rõ”.
Hôm nay, thí sinh các khối A, A1, V làm thủ tục dự thi ĐH
Video đang HOT
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kỳ thi năm nay có 256 lượt trường ĐH, 134 trường CĐ tổ chức thi và 132 trường chỉ xét tuyển, không tổ chức thi. Trong đó, đợt 1 (ngày 4-5.7) có 132 trường tổ chức thi ĐH khối A, A1 với khoảng 838.037 thí sinh đăng ký dự thi; đợt 2 (ngày 9 – 10.7) có 124 trường tổ chức thi ĐH khối B, C, D với 838.291 thí sinh đăng ký dự thi; đợt 3 (ngày 15 – 16.7) thi cao đẳng tất cả các khối với 354.765 thí sinh đăng ký dự thi. Cả 3 đợt thi, toàn quốc có 2.031.903 thí sinh đăng ký dự thi. Xét theo khối thi, số lượng hồ sơ khối A vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 39,1%. Tuy nhiên, so với năm 2012, tỷ lệ này đã giảm tới 8% (năm 2012: 47,2%). Khối A1 tăng nhiều nhất, đạt 10,2%, tăng 5% so với năm ngoái. Bộ GD-ĐT cho hay: đến nay công tác chuẩn bị thi tuyển sinh đã hoàn tất, đảm bảo các điều kiện và sẵn sàng cho công tác tổ chức thi. Các trường đã chuẩn bị 2.513 điểm thi, 58.083 phòng thi và huy động 166.337 lượt cán bộ tham gia công tác tuyển sinh.
Được mang gì vào phòng thi ?
Theo Quy chế thi và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, TS chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng, gồm: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác. Đối với thiết bị ghi âm, ghi hình, TS chỉ được mang vào phòng thi các thiết bị không có loa và tai nghe, không có màn hình hiển thị hình ảnh, không có bộ phận chức năng truyền thông tin (bluetooth, wifi…). Các máy tính được phép mang vào phòng thi không có chức năng soạn thảo văn bản (như tính năng ghi chép, ghi số điện thoại), không có thẻ nhớ cắm thêm vào. Chỉ có những máy tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác…) theo danh sách hoặc các máy tính tương đương mới được mang vào phòng thi. Cụ thể: Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES, FX 500VNPlus, FX 570 MS, FX 570 ES, FX 570 ES Plus và FX 570 VN Plus, VinaCal 500MS, 570 MS, 570 ES Plus và 570 ES Plus II, Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES plus function, VN 570 RS, VN 570 ES và VN-570ES Plus, Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM, Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720.
Theo Thanhnien
7 điểm mới nhất trong kỳ tuyển sinh 2013
Thí sinh có ba giấy chứng nhận kết quả, ghi âm, ghi hình chấm thi năng khiếu, hai phương án tính điểm sàn... là những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.
Trong Hội nghị công tác thi và tuyển sinh năm 2013 diễn ra vào ngày 21/1, Bộ GD - ĐT cùng đại diện các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã bàn thảo nhiều đề án mới sẽ tiến hành trong năm nay. Dựa trên kết quả của hội nghị, ngày 20/2, Bộ đã họp và đưa ra những kết luận cuối cùng, nổi bật lên nhiều điểm mới trong kỳ thi năm nay.
Hồ sơ đăng ký thêm đối tượng dự thi tuyển sinhliên thông
Theo quyết định của Bộ GD - ĐT những thí sinh thuộc đối tượng có nhu cầu liên thông lên trình độ đại học, cao đẳngcũng phải tham gia kỳ thi tuyển sinh chung. Như vậy các thí sinh này sẽ phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết nếu những thí sinh này không trúng tuyển vào trường đăng ký cũng sẽ được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường còn chỉ tiêu. Như vậy, các trường cần phải công bố công khai các thông tin để thí sinh đăng kí. Ngoài ra, các thí sinh này cũng sẽ phải tuân thủ các quy định về xét tuyển, điểm sàn như hệ chính quy.
Để đáp ứng thay đổi này, hồ sơ đăng ký dự thi năm nay có thêm mục dành cho thí sinh dự thi liên thông.
Hồ sơ đăng ký có thêm mục dành cho thí sinh dự thi liên thông. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Thí sinh có ba giấy chứng nhận kết quả thi và phải nộp bản gốc để xét tuyển
Năm nay, Bộ GD - ĐT cũng quyết định thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi. Đây là điểm khác biệt so với năm 2012.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm trước, lần đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa ra quy định thí sinh không đỗ vào trường đăng ký dự thi sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi và dùng vào việc xét tuyển không giới hạn nguyện vọng theo cách nộp bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả tùy theo yêu cầu của trường xét tuyển.
Điểm mới thứ hai trong vấn đề này đó là: các trường ĐH, CĐ sẽ in, đóng dấu đỏ và cấp ba giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ cho thí sinh không trúng tuyển vào trường mình nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên để thí sinh đăng ký xét tuyển. Tuy các trường chỉ nhận bản gốc nhưng thí sinh có thể rút hồ sơ nộp sang trường khác xét tuyển nếu muốn thay đổi nguyện vọng
Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn đợt trước
Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tự do xác định điểm chuẩn, có thể điểm chuẩn đợt xét tuyển sau còn thấp hơn đợt trước.
Nhưng quy định này gây nhiều hậu quả khó lường đó là do không đặt ngưỡng cho việc xác định điểm chuẩn nên có hiện tượng trường top trên hạ điểm chuẩn mãi để tuyển đủ chỉ tiêu khiến nhiều SV đã trúng tuyển vào trường khác lại rút hồ sơ đăng ký xét tuyển, gây mất ổn định và khó khăn cho trường top dưới. Vì vậy, năm nay các trường sẽ phải dự tính điểm chuẩn phù hợp, sau cho đợt sau iys nhất phải bằng điểm đợt trước.
Nhận định về vấn đề này, PGS.TS Đặng Kim Vui - giám đốc ĐH Thái Nguyên cho rằng nếu các trường được phép hạ điểm chuẩn đợt sau thấp hơn đợt trước sẽ gây bất công cho thí sinh, có những thí sinh đăng ký xét tuyển đợt trước thừa điểm xét tuyển cho đợt sau nhưng đã bị gạt ngay từ đầu và lại phải chọn nguyện vọng khác, mặc dù hoàn toàn đủ khả năng để trúng tuyển vào trường.
Chấm thanh tra tối thiểu 5% bài thi tự luận
Do năm 2012 Bộ GD - ĐT phát hiện một số trường còn sai sót, thiếu nghiêm túc trong chấm bài thi tự luận, có nơi không chấm hai vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài. Vì vậy, năm nay Bộ quyết định yêu cầu các trường thành lập ban chấm thanh tra tối thiểu 5% tổng số bài thi đối với mỗi môn chấm thanh tra tối thiểu 5% tổng số bài thi đối với mỗi môn thi tự luận.
Theo kế hoạch, trước ngày 31/7, các trường đại học có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi của thí sinh trên các phương tiện truyền thông đại chúng và thời hạn này đối với các trường cao đẳng là trước ngày 5/8.
Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ tự quyết định việc chấm thanh tra cùng lúc với chấm thi hay nếu bài thi ít có thể chấm thi bình thường xong sẽ tổ chức chấm thanh tra. Căn cứ kết quả chấm thanh tra, tư vấn của ban chấm thanh tra, hội đồng tuyển sinh sẽ chỉ đạo công tác chấm thi kịp thời, đảm bảo việc chấm thi đúng đáp án, thang điểm của bộ và sự chính xác của kết quả thi.
Ngoài ra, sau khi có kết quả thi, hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD - ĐT sẽ tiếp tục chấm thẩm định, nếu phát hiện sai sót sẽ xử lý nghiêm.
Ghi âm, ghi hình khi chấm thi môn năng khiếu
Đối với các môn thi năng khiếu không thể chấm thanh tra, Bộ GD - DDT quyết định sẽ ghi hình, ghi âm khi chấm thi môn năng khiếu. Vì vậy, các trường thuộc diện này phải bố trí thiết bị ghi âm, ghi hình... để làm tài liệu và minh chứng cho việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo sau này.
Bộ GD - ĐT chính thức quyết định sẽ ghi hình, ghi âm đối với các môn thi năng khiếu. (Ảnh minh họa)
Hai phương án tính điểm sàn
Về quy định điểm sàn năm nay, Bộ GD - ĐT đang bàn và lấy ý kiến các trường để đưa ra phương án tính điểm sàn trên nguyên tắc phải đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng cũng đảm bảo nguồn tuyển cho các trường. Hai phương án được đưa ra thảo luận đó là: phương án 1, điểm sàn sẽ là điểm trung bình của tất cả các thí sinh theo khối thi; phương án 2 điểm sàn sẽ lấy mức điểm mà nhiều thí sinh đạt được nhất.
Hai phương án này đã có sự thay đổi so với cách tính trước đây. Do Bộ không còn xác định điểm sàn "cứng" phải là 13, 14 hay 15 như mọi năm mà chỉ là mức điểm tương đối để đảm bảo thí sinh có đủ năng lực có thể vào học.
Năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép các trường trên địa bàn Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ được xét tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại 3 khu vực trên với mức điểm thi thấp hơn điểm sàn1 điểm, nhưng phải học dự bị 6 tháng sau khi trúng tuyển.
Đối với các trường ngoài công lập vẫn phải tuân thủ mức điểm sàn chung. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa đề nghị xin được tuyển sinh riêng. Vì vậy, Bộ đã yêu cầu các trường xây dựng phương án nếu khả thi thì sẽ cho phép. Khi đó các trường ngoài công lập có thể có điểm sàn riêng.
Ông Ga cũng cung cấp một thông tin đó là từ năm nay khi luật Giáo dục Đại học có hiệu lực, tất cả các trường đều có quyền thi tuyển sinh riêng. Tuy nhiên các trường phải có phương án trình Bộ xem xét trước khi triển khai.
Bộ GD - ĐT vẫn chỉ đạo xuất bản Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ
Năm nay Bộ GD - ĐT vẫn chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục in ấn và phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ để thí sinh làm căn cứ đăng ký dự thi. Dự kiến cuốn sách sẽ được ra mắt vào trước ngày 11/3. Để làm được điều đó, Bộ yêu cầu trước ngày 28/2, các trường phải hoàn thiện thông tin tuyển sinh và gửi dữ liệu để in ấn sớm.
Cuốn sách này sẽ được phát hành vào đầu tháng 3/2013.
Năm nay, thời hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc theo hệ thống của Sở GD - ĐT từ ngày 11/3 đến 11/4 và từ 12 đến 19/4 tại các trường tổ chức thi.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Giữ nguyên quan điểm cho thí sinh sử dụng máy quay, ghi âm Ngày 19/2, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã họp bàn để thống nhất lại những điểm thay đổi trong các kì thi năm 2013. Hầu hết các chủ trương đều được giữ nguyên so với bản dự thảo được đem ra bàn luận tại hội nghị thi và tuyển sinh trước đó. Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, hai điểm đang được cân...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lý do Hoà Minzy khó lật đổ kỷ lục của Sơn Tùng M-TP
Nhạc việt
09:11:51 05/04/2025
9 kiểu tóc yêu kiều hợp với người mệnh Thổ, cắt tóc kiểu thứ 5 vừa sang chảnh lại cực mốt
Làm đẹp
09:11:17 05/04/2025
Gợi ý điểm đến không thể bỏ qua khi tới Phú Thọ dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Du lịch
09:09:54 05/04/2025
Hình ảnh được chia sẻ nhiều nhất lúc này của Hoa hậu Thùy Tiên sau khi Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị bắt
Sao việt
09:08:32 05/04/2025
9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sức khỏe
09:07:21 05/04/2025
Chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp để đánh bạc rồi tung tin bị trộm cắp
Pháp luật
09:01:59 05/04/2025
Biến căng của Thùy Tiên khiến phim Việt về nghề livestream lao đao, 1 tình tiết trùng hợp từ phim đến đời?
Hậu trường phim
09:00:37 05/04/2025
Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
Tin nổi bật
08:51:32 05/04/2025
Hình ảnh cố Chủ tịch Khamtay Siphandone trong lòng kiều bào Việt Nam tại Lào
Thế giới
08:07:36 05/04/2025
Mỹ nhân chịu tổn thất nặng nề nhất trong ồn ào của Kim Soo Hyun hiện ra sao?
Sao châu á
08:04:15 05/04/2025