Thị trường thuận lợi, nhưng không nhiều quỹ “chiến thắng” Index trong quý 1/2019
Thống kê cho thấy, phần lớn các quỹ tiêu biểu trên thị trường đều tăng trưởng giá trị tài sản ròng/ccq ( NAV/share) trong quý 1. Tuy vậy, không có quá nhiều quỹ “chiến thắng” Index. Nhóm quỹ ETF có hoạt động tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Sau giai đoạn giảm sâu năm 2018, TTCK Việt Nam đã có nhịp hồi phục khá tốt trong những tháng đầu năm 2019. Kết thúc quý 1, chỉ số VN-Index dừng tại 980,76 điểm, tương ứng mức tăng trưởng 9,9% so với đầu năm.
Diễn biến tích cực của thị trường trong thời gian qua đã giúp hiệu quả hoạt động của nhiều quỹ đầu tư được cải thiện sau một năm 2018 đầy “bão táp”. Thống kê cho thấy, phần lớn các quỹ tiêu biểu trên thị trường đều tăng trưởng giá trị tài sản ròng/ccq (NAV/share) trong quý 1. Tuy vậy, không có quá nhiều quỹ “chiến thắng” Index.
Không có quá nhiều quỹ chiến thắng thị trường trong quý 1
Vietnam Holding là cái tên gây thất vọng nhất khi không tăng trưởng trong quý 1 dù thị trường khá thuận lợi. Trong khi đó, các quỹ có quy mô danh mục lớn hàng đầu thị trường có mức tăng trưởng NAV/share khá thấp như Pyn Elite Fund (tăng 2,2%), VOF VinaCapital (tăng 2,6%) hay VEIL Dragon Capital (tăng 3,2%).
Bộ đôi Passion Investment (PIF) và Hestia sau năm 2018 thất vọng với thương vụ “tất tay” vào VPB đã có những kết quả tích cực hơn trong quý 1/2019. Theo đó, tăng trưởng NAV/share của PIF trong quý 1 đạt 3,4% và Hestia là 4,3%.
Tích cực hơn đôi chút, bộ đôi TVGF và TVGF2 của Thiên Việt (TVAM) có tăng trưởng NAV/share quý 1 đạt lần lượt 5,4% và 6,4%. Dù vậy, mức tăng trưởng này vẫn thấp so với VN-Index.
Nhóm quỹ ETF có mức tăng trưởng khá tốt so với mặt bằng các quỹ. Theo đó, FTSE Vietnam ETF có mức tăng 12,8% trong quý 1, nhỉnh hơn VN-Index và là quỹ có mức tăng tốt nhất thị trường. Xếp sau FTSE Vietnam ETF là VNM ETF có mức tăng trưởng 11,8%.
Video đang HOT
SSIAM VNX50 ETF cũng khá tích cực so với mặt bằng chung thị trường khi có mức tăng trưởng NAV/share 8,8%. Trước đó, trong năm 2017 và 2018, SSIAM VNX50 ETF cũng được ghi nhận là quỹ có hiệu quả hoạt động tốt hàng đầu thị trường. Mặc dù hiệu quả khá tốt nhưng dòng tiền đổ vào quỹ này là khá hạn chế. Tổng tài sản quỹ tính tới cuối quý 1/2019 chỉ đạt gần 126 tỷ đồng.
Trong khi đó, VFVMVN30 ETF, quỹ nội lớn nhất TTCK Việt Nam với quy mô gần 6.000 tỷ có mức tăng trưởng NAV/share quý 1 đạt 5,5%, thấp nhất trong nhóm ETF.
Quỹ trái phiếu tăng trưởng “êm đềm” trong quý 1
Hoạt động các quỹ trái phiếu trong quý 1/2019 diễn ra khá “êm đềm” với mức tăng trưởng bình quân khoảng 2%.
Các quỹ trái phiếu tăng trưởng khá “êm đềm” trong quý 1
VTBF do Vietinbank Capital quản lý đang có hiệu suất tốt nhất thị trường với tăng trưởng NAV/share quý 1 đạt 2,34%. Ngoài VTBF, có 3 quỹ trái phiếu khác có mức tăng trên 2% là VFF VinaWealth của VinaCapital tăng trưởng 2,05%; VFMVFB của VFM tăng trưởng 2,13% và BVBF của Bảo Việt Fund tăng 2,24%.
Trước đó trong năm 2018, VFMVFB có tăng trưởng NAV/share tốt nhất thị trường với hơn 11%, bỏ xa lãi suất ngân hàng.
Quỹ trái phiếu có quy mô lớn nhất thị trường TCBF do TCBS quản lý (NAV hơn 8.000 tỷ đồng) ghi nhận tăng trưởng NAV/share quý 1 đát 1,79%. Trong khi đó, SSIBF ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong nhóm quỹ thống kê với 1,52%.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tuần giao dịch đầu tháng 4: Dòng tiền suy yếu, rủi ro thị trường vẫn ở mức cao?
Đánh giá về diễn biến thị trường tuần đầu tháng 4, các CTCK đều có chung quan điểm thận trọng. Trong trường hợp VN-Index không vượt được mốc 1.000 điểm, rủi ro hình thành mô hình Vai - Đầu - Vai là rất cao.
Tuần giao dịch cuối tháng 3 diễn ra không thực sự tích cực. Những lo ngại về suy thoái kinh tế Thế giới khi chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã chuyển sang âm, cùng với áp lực chốt lời của giới đầu tư trong nước sau nhịp tăng mạnh từ đầu năm đã khiến VN-Index giảm sâu về 970 điểm trong phiên đầu tuần.
Những phiên sau đó, thị trường đã dần hồi phục, nhưng mức hồi phục cùng với thanh khoản khá thấp cho thấy sự thận trọng nhất định của giới đầu tư. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số Vn-Index dừng tại 980,76 điểm, giảm nhẹ 0,8% so với tuần trước đó và đánh dấu tuần thứ 2 liên tiếp điều chỉnh. Thông tin GDP quý 1 tăng trưởng 6,79%, vượt kỳ vọng so với dự báo trước đó đã hỗ trợ đôi chút cho thị trường.
Thanh khoản thị trường tuần qua sụt giảm khá mạnh. Giá trị khớp lệnh bình quân HoSE đạt 2.821 tỷ đồng/phiên, giảm 28% so với tuần trước đó.
Trái với sự thận trọng của khối nội, khối ngoại vẫn hoạt động khá sôi động khi tiếp tục mua ròng hơn 500 tỷ trên toàn thị trường. Trong đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 tiếp tục được mua ròng khoảng 173 tỷ đồng.
Hoạt động phát hành của các quỹ ETF tuần qua diễn ra khá tích cực. Theo đó, VFMVN30 ETF (E1VFVN30) đã phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 203 tỷ đồng, FTSE Vietnam ETF phát hành lượng chứng chỉ quỹ trị giá 640 nghìn USD (15 tỷ đồng), KIM Kindex VN30 ETF phát hành 8,63 triệu USD (200 tỷ đồng), trong khi VNM ETF và iShare Frontier 100 ETF không phát hành mới chứng chỉ quỹ.
Giá dầu tuần qua dao động trong biên độ từ 58-60 USD/thùng (WTI). Điểm tích cực là trong phiên 29/3, giá dầu WTI đã vượt mốc 60 USD/thùng và điều này có thể hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu dầu khí trong tuần tiếp theo.
Dòng tiền suy yếu, rủi ro thị trường vẫn ở mức cao
Trong tuần giao dịch đầu tháng 4 (1-5/4), thị trường sẽ chờ đợi những thông tin tiếp theo về vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra tại Mỹ ngày 3/4. Diễn biến vòng đàm phán này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính toàn cầu.
Trong nước, những thông tin từ mùa ĐHCĐ năm 2019, cũng như kết quả kinh doanh quý 1 dần hé lộ sẽ là yếu tố ảnh hưởng phân hóa tới thị trường. Ngoài ra, diễn biến dòng vốn ngoại, đặc biệt các quỹ ETF sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường.
Đánh giá về diễn biến thị trường tuần đầu tháng 4, các CTCK đều có chung quan điểm thận trọng. Theo CTCK SHS, dòng tiền đang quá yếu nên xu hướng thị trường là không rõ ràng, cần quan sát thêm phản ứng của dòng tiền tại các ngưỡng quan trọng để có quyết định hợp lý. SHS dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (1/4-5/4), VN-Index có thể sẽ dao động giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 965-995 điểm, cần bứt phá ra khỏi vùng này để thoát khỏi xu hướng đi ngang. Nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua mới và có thể canh những nhịp tăng để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu. Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể canh những nhịp điều chỉnh để tích lũy thêm cổ phiếu.
Cũng có cái nhìn thận trọng, CTCK VNDIRECT cho rằng mặc dù điểm số luôn được thúc đẩy tăng trong các phiên gần đây nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM; VCB; BID; VRE; MSN...nhưng dòng tiền vẫn chưa có động lực quay trở lại và khi thiếu dòng tiền thị trường khó có diễn biến tích cực và sôi động như trước đây. Hiện tại, người cầm cổ phiếu đang ở trạng thái áp lực hơn khi mức độ hồi phục yếu với thanh khoản thấp rất dễ xảy ra các cú đảo chiều nhanh. Do đó, VNDIRECT vẫn đánh giá cao rủi ro ngắn hạn của thị trường và tiếp tục bảo lưu khuyến nghị tiếp tục giảm trạng thái cổ phiếu về mức thấp.
VN-Index có thể hình thành mô hình V-Đ-V nếu không vượt qua mốc 1.000 điểm
CTCK BSC đánh giá VN-Index đang trong quá trình kiểm tra lại vùng điểm tâm lý tại 1.000 điểm. BSC lưu ý mô hình Vai - Đầu - Vai trong trường hợp VN-Index không vượt được 1.000 điểm ở nhịp hồi phục và giảm dưới đường neckline tại 970 điểm, với giá mục tiêu từ 940-950 điểm. Trường hợp VN-Index vượt qua ngưỡng kháng cự 1.000 điểm, mô hình Vai - Đầu - Vai bị phá vỡ cho mục tiêu giá 1.050 điểm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Tuần 18-22/3: VN-Index hướng tới vùng 1.025 điểm, điều chỉnh là cơ hội mua vào? Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index sau khi vượt qua kênh giảm giá kéo dài từ tháng 6/2018 đến tháng 3/2019 đã mở ra xu hướng tăng điểm mới. Bên cạnh đó, việc thị trường đứng vững trong tuần cơ cấu danh mục ETFs cũng cho thấy dòng tiền tham gia lúc này khá mạnh. Tuần giao dịch 11-15/3 diễn ra với...