[Thị trường] Nguồn Cooler Master GX Lite Series: Giảm hình thức, giá tốt hơn
Cooler Master GX là cái tên khá quen thuộc đối với người dùng máy tính, đặc biệt là game thủ. Nhắm đến thị trường tầm trung, các bộ nguồn GX là phiên bản nằm giữa 2 dòng Silent Pro và Extreme (dòng Real Power đã ngưng bán). Tuy nhiên dòng sản phẩm này của Cooler Master vấp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các đối thủ Seasonic, FSP, Corsair… cả về giá thành lẫn chất lượng.
Nhận biết được điều đó, đầu năm 2012, Cooler Master ra mắt dòng GX Lite mới: cắt giảm toàn bộ hình thức, giữ nguyên chất lượng và giá tốt hơn – một bước đi khá táo bạo của hãng. Tuy tên gọi sở hữu hậu tố “Lite” (nghe như một bản cắt giảm) nhưng GX Lite có khả năng đạt hiệu suất cao tới 88%. Ngoài ra sản phẩm còn được trang bị 2 lớp lọc giảm nhiễu, bộ điều khiển active PFC/PWM và các tụ điện có hold-up time (thời gian duy trì điện) tới 17ms giúp hệ thống duy trì hoạt động ngay cả khi điện lưới không ổn định. Không chỉ thế, các tính năng bảo vệ cần thiết gồm bảo vệ quá áp, bảo vệ quá công suất, bảo vệ đoản mạch đương nhiên không thể thiếu.
Thế hệ GX cũ.
Sau đây là một vài hình ảnh và thông tin chi tiết đáng chú ý của chiếc GX Lite 600W mà tôi đang cầm trên tay.
Thông số kỹ thuật
Tên mã: RS-600-ASAB Công suất: 600W PFC: Active PFC (>0,9 ) Hiệu suất: 86% Dải điện áp vào: 180 – 264V Nhiệt độ hoạt động: 0 – 40 độ C Tản nhiệt: quạt 120mm Thời gian vận hành: 100.000 giờ Tính năng bảo vệ: OVP – bảo vệ quá áp OPP – bảo vệ quá công suất SCP – bảo vệ đoản mạch Kích thước: 150 x 86 x 140 mm (rộng x cao x dài) Bảo hành: 3 năm Giá tham khảo: 1.850.000 VNĐ
Series GX Lite có 3 mức công suất: 500W, 600W và 700W – xen giữa các mức 450W, 550W, 650W và 750W của dòng GX trước đây.
Bảng so sánh giá đại lý của GX và GX Lite (chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi tùy nơi bán):
Các tuyến cáp nguồn
- Bo mạch chủ ATX 20 4 pin: 1 cáp
- CPU 4 4 pin: 1 cáp
- 6 2 pin PCIe: 2 cáp
- SATA: 6 đầu cấp chia làm 2 cáp, mỗi cáp 3 đầu cấp
- Molex 4 pin: 3 đầu cấp
- FDD: 1 đầu cấp, chung cáp với các đầu molex
Hình ảnh GX Lite 600W
Vỏ hộp của GX Lite 600W vẫn giữ nguyên chất của dòng GX cũ. Trên mặt trước Cooler Master “khoe” ngay hiệu suất 86% cùng thiết kế single-rail tương thích phần cứng tốt cùng khả năng OC ổn định.
Ở mặt sau là một vài giới thiệu về bộ nguồn cùng biểu đồ thể hiện tốc độ quạt. Theo đó, quạt tản nhiệt sẽ tăng giảm tốc độ tùy thuộc công suất tải. Với mức tải từ 300W trở xuống, tốc độ quạt dưới 1000 vòng/phút, rất êm.
Video đang HOT
Bên phần hông là thông số kỹ thuật chi tiết của sản phẩm.
Khui hộp sản phẩm.
Bộ nguồn được bọc đơn giản bằng một lớp ni-lông bong bóng, không hề có sự hiện diện của mút chống va đập như nhiều sản phẩm khác tầm tiền này.
Hình thức của GX Lite được cắt giảm tới mức không thể cắt giảm hơn, cực kì đơn giản. Có thể nói là không khác các bộ nguồn noname trôi nổi là bao…
Quạt tản nhiệt 9 cánh kích thước 120 mm có khả năng tự điều chỉnh tốc độ theo mức công suất tải, giúp cân bằng giữa yếu tố êm ái và nhiệt độ.
Phần mặt sau được khoét thêm các khe tản nhiệt. Thực ra chúng có vẻ không hợp lý lắm vì 1 lượng khí nóng sẽ theo các khe này đi vào bên trong case chứ không đi ra ngoài toàn bộ qua mặt lưới tổ ong.
Bên mặt hông ngoài dán thông số kỹ thuật về các đường điện. GX Lite 600W được thiết kế single-rail với 1 đường 12V duy nhất chịu được dòng tới 45A (tương đương 540W), hỗ trợ phần cứng tốt và OC ổn định.
Các dây nguồn không được bọc lưới bảo vệ. Đây là một điểm trừ của dòng GX Lite. Tuy thế cũng có một điểm lợi là chúng rất mảnh và mềm, dễ luồn lách cũng như bó cuộn.
Ở tầm công suất này, GX Lite 600W chỉ trang bị 2 đầu cấp 6 2 pin cho VGA và 1 đầu cấp 4 4 pin cho CPU. Ngoài ra còn có 6 đầu cấp SATA chia thành 2 cáp, số lượng đầu cấp molex chỉ có 3 – quá ít đối với các hệ thống nhiều quạt.
Phụ kiện đi kèm không cầu kì, chỉ vừa đủ với 1 tờ hướng dẫn sử dụng, 1 dây phích cắm và 4 con ốc.
Thực tế sử dụng
Ở chế độ tải nhẹ, GX Lite 600W hoàn toàn im lặng. Khi stress tối đa hệ thống (VGA GTX 560 Ti Core i7 2600K 8 GB RAM), phải thật để ý tôi mới nghe thấy tiếng động phát ra từ bộ nguồn bởi nó bị tiếng gió từ quạt VGA che mất hoàn toàn. Nhiệt độ của bộ nguồn tôi đo được lúc này là 40 độ C (nhiệt độ phòng 30 độ C).
Một điểm trừ rất lớn của GX Lite là hình thức quá kém, không phù hợp lắm với các thùng máy có hông mica.
Kết luận
Series GX Lite mới ra đời cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn. Thành thực mà nói, đối với những ai khó tính thì vẻ ngoài kém hợp nhãn và thiếu lưới bọc cáp là 2 điểm trừ rất rất lớn. Tuy nhiên chúng lại giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá để đầu tư vào các thành phần khác quan trọng hơn như VGA, CPU… Với chỉ số giá thành/công suất (W) rất mềm, Series GX Lite cực kì phù hợp với người dùng kém dư dả, chú trọng hiệu năng và chi phí phải chăng. Đánh giá tổng thể, đây là sản phẩm rất cân nhắc nếu bạn có nhu cầu dựng case.
Ưu:
- Giá tốt.
- Hoạt động êm ái.
- Hiệu suất cao.
- Thiết kế single-rail.
- Dây nguồn gọn gàng mềm mại, dễ giấu, dễ bó.
Khuyết:
- Hình thức kém.
- Dây nguồn không được bọc lưới.
- Ít đầu cấp molex.
Theo ICTnew
[Tư vấn] Nâng cấp gì cho PC vốn đã mạnh?
Sắm mới hoặc nâng cấp máy tính hiện có vẫn thường là mối lưu tâm của nhiều người. Nếu bạn vừa mới mua máy cách đây không lâu, vậy có gì cần phải nâng cấp hay không? Câu trả lời là có.
Việc nâng cấp gì vẫn dựa vào 2 điểm chính :
- PC của bạn hiện có gì (hay bạn nâng cấp với mục đích gì)?
- Kinh phí bạn có bao nhiêu?
Trong trường hợp bạn cần hệ thống mạnh hơn (cũng như túi tiền dư dả), thì GenK đã từng có bài viết giới thiệu với bạn một vài thành phần cần chú ý khi nâng cấp desktop, chủ yếu là CPU, card VGA, RAM và nguồn máy tính (PSU).
Thế nếu PC của bạn đã "đủ mạnh" rồi thì sao? CPU 4 nhân (hoặc hơn), card VGA HD 6900 hay GTX 570, RAM 8GB, PSU 700W. Vậy còn gì để nâng cấp?
"Bộ cánh mới"
"Tốt gỗ" đã đủ, bạn có bao giờ nghĩ tới việc "làm lại nước sơn"? Mặc dù vỏ máy (case) vẫn thường bị xem là thứ yếu trong toàn bộ chiếc máy, nó vẫn đóng một vai trò nhất định. Đã bao giờ bạn nghĩ những món linh kiện đắt tiền cần một không gian lớn hơn để "hít thở" chưa? Tôi không nói rằng bạn nên đầu tư vào case nhiều hơn các thành phần khác, nhưng khi đã "ăn no" thì thiết nghĩ bạn cũng cần "mặc đẹp".
Một vỏ case mới lớn hơn thường sẽ cho nhiều không gian chứa hơn, máy của bạn sẽ đỡ nóng hơn. Bạn có thể trang bị những chiếc quạt thông gió với kích thước 120mm hoặc hơn. Một chi tiết cần nhớ là để đạt cùng công suất thổi gió, chiếc quạt có đường kính nhỏ hơn phải quay nhanh hơn và do vậy, gây ồn hơn (chưa tính gây nhiều rung động hơn). Sắm một chiếc case lớn không chỉ khiến cho desktop của bạn trông "ngầu" hơn, nó còn có tác dụng lớn trong hiệu quả tản nhiệt bằng khí. Nếu bạn cảm thấy muốn... tiêu tiền vào Case, GenK xin giới thiệu đến bạn đọc 2 bài đánh giá về Storm Enforcer từ Cooler Master và Optimus 1200 từ Ikonik.
"Rộng hơn, thích hơn"
Đã bao giờ bạn nghe nói về chơi game đa màn hình, mà AMD gọi là Eyefinity còn NVIDIA gọi là Surround Vision?
Loại nâng cấp này nghe có vẻ không "bình dân" cho lắm. Song hãy nghĩ nhiều hơn ngoài việc chỉ dùng cho game. Bạn nghĩ sao về việc có thêm một màn hình khác bên cạnh màn hình đã có? Rất nhiều người khi bàn đến nâng cấp máy chỉ tính đến việc có thêm nhiều sức mạnh hơn, nhưng không tính đến việc khai thác sức mạnh ấy như nào cho hiệu quả.
Theo nghiên cứu của AMD, những người làm việc với 2 màn hình cùng lúc sẽ cho hiệu quả công việc tăng 30% so với chỉ 1 màn hình. Con số này nghe có vẻ không nhiều. Nhưng hãy nghĩ thoáng hơn một chút... bạn có thể có một màn hình chuyên để làm văn phòng (MS Word, Excel), trong khi màn còn lại để lướt web, lên Facebook, chat với bạn bè. Hoặc một màn bự chuyên để coi phim HD còn màn kia để chat với bạn.
Thực sự khi xem phim mà có một cửa số khác cứ xen vào bất chợt, bạn sẽ thấy mất tập trung và không thoải mái. Nhưng tin tôi, bạn sẽ cảm thấy "được giải phóng" khi làm việc với nhiều hơn một màn hình.
Chuột mới, bàn phím mới
Vấn đề rất đơn giản: tất cả nằm ở xúc giác (đôi bàn tay của bạn). Rất nhiều người vẫn dùng chuột dạng đối xứng (mắt trái phải đều như nhau). Sao bạn không thử dùng loại chuột lệch tâm (ergonomics) với phần bên trái thường nổi cao hơn bên còn lại ? Điểm dở của loại chuột này là nó không phù hợp với những ai thuận tay trái. Nhưng trường hợp bạn dùng chuột bằng tay phải thì hãy nên thử qua. Tôi đoán 90% bạn sẽ thấy thú vị hơn với chuột ergonomics.
Tương tự, bàn phím cũng vậy. Riêng về món này, không có khuyến cáo chung. Nó sẽ tuỳ thuộc vào thói quen nhập liệu của bạn, kích thước bàn tay & ngón tay của bạn, độ ồn khi gõ... Ở đây tôi chỉ có một đề cử cho bạn tham khảo là bàn phím cơ (mechanical keyboard hay mecha keyboard) rất được một số gamer và dân "sành" văn phòng ưa dùng vì cảm giác khi gõ rất "đã".
Và nhiều thứ khác
Đến đây thì bạn có thể thấy nâng cấp máy tính không chỉ đơn thuần là gia tăng sức mạnh của hệ thống, mà là làm sao để tăng cường tính trải nghiệm từ hệ thống đó (khai thác hiệu quả hơn). Với những người dùng thông thường, đôi khi trang bị một CPU 6 nhân hoặc gắn đến 12GB RAM thực tế không có ý nghĩa bằng trang bị thêm / thay một màn hình to hơn.
Một bàn làm việc rộng hơn cũng có thể cần xem xét để thay đổi. Bạn cần nhiều không gian hơn để xoay trở, và nếu "tốt hơn nữa" là một bộ bàn ghế vừa tầm, đáp ứng các tiêu chuẩn về khoảng cách nhìn và góc độ (vấn đề sức khoẻ). Một hệ thống âm thanh tốt hơn để trải nghiệm phim HD đúng nghĩa cũng vậy. Hoặc một bộ controller mới cho các game giả lập, hoặc màn hình 3D ...
Giáng Sinh sắp đến và năm 2011 chuẩn bị kết thúc, hy vọng rằng bạn có được thêm nhiều tuỳ chọn để "làm mới" lại cỗ máy thân yêu của mình.
Theo ICTNew
Nguồn máy tính Seasonic JS750: Công lực cao với giá hợp lý Với công suất lên đến 750W, đường điện single-rail giúp ép xung ổn định và an toàn cho hệ thống, JS750 trở thành 1 trong những sự lựa chọn hợp lý khi giờ đây giá sản phẩm chỉ "xêm xêm" các PSU 600W. Sản phẩm trong bài được cung cấp bởi Ha Noi Computer - địa chỉ 43 Thái Hà, Đống Đa, Hà...