Thị trường ngày 21/5: Giá dầu bật tăng hơn 4%, đồng và cao su cao nhất 2 tháng
Mối lo ngại suy thoái kinh tế và sự không chắc chắn về vắc xin virus corona đã đẩy giá vàng tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 20/5, giá dầu và vàng cùng tăng, palađi cao nhất 1 tháng, bạch kim, đồng và cao su cao nhất 2 tháng, quặng sắt tiếp tục tăng, đường trắng cao nhất 4,5 tháng.
Ảnh minh họa.
Giá dầu tăng
Giá dầu tăng sau khi tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần gần đây giảm, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại về suy thoái kinh tế từ đại dịch virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 20/5, dầu thô Brent tăng 1,1 USD tương đương 3,2% lên 35,75 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1,53 USD tương đương 4,8% lên 33,49 USD/thùng.
Tồn trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước giảm 5 triệu thùng, trong khi dự trữ tại trung tâm giao hàng Cushing, Oklahoma giảm 5,6 triệu thùng, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết.
Continental Resources CLR.N, một trong những nhà sản xuất dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ kêu gọi các nhà quản lý năng lượng North Dakota can thiệp thị trường dầu thông qua các bước gồm hạn chế sản lượng. Sản lượng tại North Dakota giảm hơn 0,5 triệu thùng/ngày và cùng với việc cắt giảm sản lượng tại Texas và các khu vực khác đã hỗ trợ giá.
Đồng thời nhu cầu nhiên liệu tăng do các hạn chế trên thế giới được nới lỏng và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh đang tuân thủ cam kết cắt giảm nguồn cung 9,7 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, mối lo ngại về suy thoái kinh tế từ đại dịch virus corona, đặc biệt tại Mỹ – nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới – đã hạn chế đà tăng.
Giá khí tự nhiên giảm 3%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm khoảng 3%, do các hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn virus corona lây lan đã khiến nhu cầu nhiên liệu và xuất khẩu giảm.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York giảm 5,9 US cent tương đương 3,2% xuống 1,771 USD/mmBTU, cao nhất kể từ ngày 7/5/2020.
Giá khí tự nhiên suy giảm ngay cả khi các công ty năng lượng tiếp tục cắt giảm sản lượng do giá dầu và khí trong đầu năm nay giảm, bởi nhu cầu giảm từ đại dịch.
Giá vàng tiếp đà tăng, palađi cao nhất 1 tháng, bạch kim cao nhất 2 tháng
Giá vàng tăng trong bối cảnh mở rộng các biện pháp kích thích và sự không chắc chắn về vắc xin virus corona, song mức tăng bị hạn chế do nhu cầu rủi ro được cải thiện bởi kỳ vọng nền kinh tế hồi phục.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,3% lên 1.749,29 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York tăng 0,4% lên 1.752,1 USD/ounce.
Các biện pháp kích thích toàn cầu nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế từ đại dịch virus corona đã hỗ trợ giá vàng. Ngoài ra, giá vàng còn được hỗ trợ từ biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, với các thành viên thừa nhận khả năng các biện pháp hỗ trợ hơn nữa nếu suy thoái kinh tế kéo dài.
Đồng thời, giá palađi tăng 1,4% lên 2.087,16 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất 1 tháng. Giá bạch kim tăng 1,7% lên 846,39 USD/ounce, cao nhất hơn 2 tháng.
Giá đồng cao nhất 2 tháng
Giá đồng tăng lên mức cao nhất 2 tháng, trước cuộc họp của chính phủ Trung Quốc trong tuần này được dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu, với cam kết chi tiêu đối với cơ sở hạ tầng nhiều hơn và kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu hồi phục.
Video đang HOT
Giá đồng trên sàn London tăng 1,6% lên 5.441,5 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 5.455 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/3/2020.
Chính phủ Trung Quốc thường công bố các kế hoạch và mục tiêu kinh tế mới tại phiên họp Quốc hội Nhân dân Quốc gia hàng năm bắt đầu vào ngày 22/5/2020 và theo dõi chặt chẽ dấu hiệu nhu cầu kim loại tăng.
Sản lượng đồng tinh chế của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng 9,2% so với tháng 4/2019 và tăng 6,2% so với tháng 3/2020.
Giá quặng sắt tăng phiên thứ 6 liên tiếp, thép giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp, do lo ngại về nguồn cung Brazil và nhu cầu đối với quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh, đẩy giá quặng sắt giao ngay lên mức cao nhất 8 tháng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 704,5 CNY (99,17 USD)/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Qốc – nước sản xuất thép hàng đầu thế giới – tăng lên 97,2 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 16/9/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Singapore giảm 1,8% xuống 91,53 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,7%, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,6% và giá thép không gỉ giảm 0,7%.
Giá cao su cao nhất 2 tháng
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mức cao nhất 2 tháng, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải tăng, với tâm lý thị trường duy trì vững sau khi các trường hợp nhiễm virus corona tại Trung Quốc suy giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM tăng 1,2 JPY tương đương 0,8% lên 154,9 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 18/3/2020. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 10.420 CNY/tấn.
Giá đường trắng cao nhất 4,5 tháng, cà phê diễn biến trái chiều
Giá đường thô tăng hơn 11 US cent, được thúc đẩy bởi các dấu hiệu nguồn cung đường trắng thắt chặt và giá dầu tăng khi các hạn chế bởi đại dịch virus corona được nới lỏng, thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 0,34 US cent tương đương 3,1% lên 11,19 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 3/2020. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London tăng 2,2 USD tương đương 0,6% lên 366,8 USD/tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 1/2020.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 1,4 US cent tương đương 1,3% xuống 1,0565 USD/lb. Trong khi đó, giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 2 USD tương đương 0,2% lên 1.186 USD/tấn.
Giá lúa mì và đậu tương tăng, ngô giảm
Giá lúa mì tại Chicago tăng do thời tiết khô tại Nga và triển vọng cây trồng ở hầu hết khu vực Great Plains suy yếu đã nâng đỡ thị trường.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 15 US cent lên 5,13-3/4 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất 2 tháng trong ngày 18/5/2020. Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 1-3/4 US cent xuống 3,19-1/2 USD/bushel, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 4-1/4 US cent lên 8,46-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp do các nhà đầu tư bán ra chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Eid dài ngày, trong khi lo ngại về sản lượng dầu cọ trong tháng 5/2020 tăng cao gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 31 ringgit tương đương 1,42% xuống 2.151 ringgit (494,26 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 21/5
Thị trường ngày 09/5: Giá dầu bật tăng 5%, vàng quay đầu giảm
Australia, Pháp, một số bang của Mỹ và các quốc gia như Pakistan có kế hoạch nới lỏng các hạn chế đã thúc đẩy giá dầu tăng. Chốt phiên giao dịch ngày 8/5, giá dầu bật tăng 5%, đồng cao nhất 3 tuần, kẽm cao nhất 2,5 tháng, trong khi vàng quay đầu giảm.
Ảnh minh họa.
Giá dầu bật tăng 5%
Giá dầu bật tăng 5% trong tuần tăng thứ 2 liên tiếp, do các nhà sản xuất của Mỹ cắt giảm sản lượng cùng với số lượng các giàn khoan dầu giảm xuống mức thấp kỷ lục và nhiều quốc gia có kế hoạch nới lỏng các hạn chế ngăn chặn đại dịch virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 8/5, dầu thô Brent tăng 1,51 USD tương đương 5,1% lên 30,97 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,19 USD tương đương 5% lên 24,74 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng hơn 18% và dầu thô Mỹ tăng 33%, cả hai đều có tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Số lượng các giàn khoan dầu và khí tự nhiên của Mỹ trong tuần này giảm 34 xuống mức thấp kỷ lục 374, phản ánh số liệu trở lại 80 năm khi ngành công nghiệp năng lượng giảm sản lượng và đối phó với nhu cầu nhiên liệu suy giảm do virus corona. Đồng thời, các công ty dầu Bắc Mỹ ngừng sản xuất nhanh hơn so với dự kiến của các nhà phân tích và hướng tới giảm sản lượng khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 6/2020.
Giá khí tự nhiên tiếp đà giảm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 4% bởi dự báo nhu cầu thấp hơn vào giữa tháng 5/2020, do thời tiết ôn hòa hơn và các doanh nghiệp vẫn đóng cửa khi chính phủ đưa ra các hạn chế nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York giảm 7,1 US cent tương đương 3,7% xuống 1,823 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ ngày 28/4/2020. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm 4% sau khi tăng 8% trong tuần trước đó.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng khí sẽ giảm xuống mức trung bình hàng năm là 91,7 tỉ feet khối/ngày (bcfd) trong năm 2020 và 87,5 bcfd năm 2021 từ mức cao kỷ lục 92,2 bcfd năm 2019, do giá dầu giảm khiến các công ty năng lượng cắt giảm chi phí khoan dầu.
Giá vàng giảm
Giá vàng giảm từ mức cao nhất gần 2 tuần, khi các nhà đầu tư gia tăng kỳ vọng về các nền kinh tế mở cửa trở lại sau việc đóng cửa bởi Covid -19, song làn sóng kích thích kinh tế của ngân hàng trung ương đã đẩy vàng có tuần tăng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,8% xuống 1.704,53 USD/ounce, trước đó trong phiên giá vàng đạt 1.722,56 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 27/4/2020. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vàng tăng 0,3%. Vàng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn New York giảm 0,7% xuống 1.713,9 USD/ounce.
Giá đồng cao nhất 3 tuần, kẽm cao nhất 2,5 tháng, nhôm thấp nhất 1 tuần
Giá đồng tại Thượng Hải tăng lên mức cao nhất 3 tuần và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi số liệu nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh và dấu hiệu cho thấy rằng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ được thực hiện bất chấp gián đoạn do virus corona.
Giá đồng kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 1,9% lên 43.610 CNY (6.162,39 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/4/2020. Tính chung cả tuần giá đồng tăng 1,2%. Trong khi, tồn trữ đồng tại Thượng Hải giảm tuần thứ 8 liên tiếp, giảm 11,6% xuống 204.219 tấn.
Nhập khẩu đồng chưa gia công của Trung Quốc trong tháng 4/2020 tăng 4,4% so với tháng 3/2020 lên 460.000 tấn, trong khi nhập khẩu đồng cô đặc đạt mức đỉnh 2 triệu tấn.
Đồng thời, giá kẽm trên sàn Thượng Hải tăng phiên thứ 5 liên tiếp, tăng 2,3% lên 17.950 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/2/2020.
Giá nhôm giảm 0,4% sau khi chạm mức thấp nhất 1 tuần (12.510 CNY/tấn).
Giá quặng sắt và thép có tuần tăng
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc tăng 3 phiên liên tiếp trong tuần này, được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các nhà máy thép địa phương tăng khi nước này hoạt động trở lại từ việc đóng cửa bởi đại dịch virus corona.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2,6% lên 633 CNY (89,52 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 1/8/2019. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 3,8%.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,9% lên 3.452 CNY/tấn và có tuần tăng 2,5%. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.327 CNY/tấn. Trong khi đó, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 0,5% xuống 13.190 CNY/tấn.
Giá cao su diễn biến trái chiều
Giá cao su tại Tokyo tăng và có tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần, do giá dầu tăng khi nhiều nước nới lỏng việc đóng cửa nhằm ngăn chặn virus corona bùng phát.
Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,4 JPY lên 152,7 JPY/kg, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2020. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 2,6%.
Trong khi đó, giá cao su tại Thượng Hải giảm 0,3% xuống 10.345 CNY/tấn.
Giá cà phê tăng, đường giảm
Giá cà phê tăng, hồi phục từ mức giảm phiên trước đó do đồng real Brazil tăng và mùa đông đến tại Nam Bán cầu.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE tăng 2,65 US cent tương đương 2,4% lên 1,1165 USD/lb, sau khi giảm gần 2% trong phiên trước đó.
Trong khi đó, giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,4% xuống 10,29 US cent/lb.
Giá đậu tương và ngô tăng, lúa mì giảm
Giá đậu tương tại Chicago tăng phiên thứ 2 liên tiếp lên mức cao nhất 2 tuần, do hoạt động mua vào của Trung Quốc đã hỗ trợ giá và các thương nhân chờ đợi báo cáo cung cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra vào tuần tới.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 6-1/4 US cent lên 8,5-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 8,56-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 23/4/2020. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 1 US cent. Giá lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 1/2 US cent xuống 5,22 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng 5-1/2 US cent tương đương 1,1% và có tuần tăng đầu tiên kể từ ngày 10/4/2020. Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1-1/4 US cent lên 3,19-1/4 USD/bushel và có tuần tăng 1 US cent tương đương 0,3%.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng hơn 2% bởi kỳ vọng nhu cầu tăng do nới lỏng các hạn chế virus corona tại một số nước và tồn trữ tại nước sản xuất hàng đầu - Indonesia - suy giảm, song giá dầu cọ có tuần giảm mạnh.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 45 ringgit tương đương 2,3% lên 1.991 ringgit (462,92 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 4,6% bởi dự báo tồn trữ tại Malaysia tính đến cuối tháng 4/2020 tăng 10% so với tháng 3/2020, do đóng cửa toàn thế giới khiến nhu cầu dầu cọ suy giảm.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 9/5
Thị trường ngày 10/4: Giá dầu quay đầu giảm hơn 9%, vàng bật tăng cao nhất 1 tháng Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, giá dầu giảm trở lại, khí tự nhiên giảm 3%, trong khi vàng cao nhất 1 tháng, đồng có tuần tăng giá mạnh nhất 14 tháng, cao su cao nhất 2,5 tuần, gạo Thái Lan cao nhất 7 năm, quặng sắt, thép, đường, đậu tương, lúa mì và dầu cọ đều tăng. Ảnh minh họa. Giá dầu...