Thị trường điện thoại tân trang giảm 9% trên toàn cầu trong năm 2020
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thị trường điện thoại tân trang đã giảm 9% trên toàn cầu.
Như chúng ta đã biết, Covid-19 đã tác động đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Do đó, ngành công nghiệp điện thoại thông minh cũng không thuộc diện ngoại lệ. Điển hình là sức mua điện thoại thông minh toàn cầu đã giảm 8%. Một nghiên cứu mới đây cho biết, thị trường điện thoại tân trang (Refurbished) cũng đã giảm tương ứng vào năm 2020.
Khái niệm hàng Refurbished có lẽ còn khá xa lạ với người dùng Việt, thế nhưng tại thị trường nước ngoài, những sản phẩm Refurbished lại không hề xa lạ chút nào, đặc biệt là những món đồ công nghệ như điện thoại thông minh.
Thị trường smartphone tân trang được coi là thị trường thứ cấp
Ví dụ, iPhone Refurbished là những sản phẩm vì nhiều lý do phải trả về nhà sản xuất, chẳng hạn như máy trưng bày tại các hội chợ thương mại,… sau khi được Apple thu lại sẽ trải qua hàng loạt các chẩn đoán về phần cứng để xác định lỗi cũng như sửa chữa, thay thế khi cần thiết. Sau đó, những chiếc điện thoại này sẽ được làm mới lại và đóng gói bán ra thị trường với một danh tính mới.
iPhone X Refurbished
Có thể nói, smartphone tân trang được coi là thị trường thứ cấp. Cho đến nay, nó đã giảm 9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số đó, Mỹ Latinh và Ấn Độ dường như bị ảnh hưởng nhiều nhất với mức giảm riêng lẻ lần lượt là 24% và 20%. Trung Quốc cũng phải đối mặt với sức nóng với mức tăng trưởng giảm 8% so với năm 2019.
Thị trường smartphone tân trang so với năm 2019
Video đang HOT
Theo Giám đốc Nghiên cứu Jeff Fieldhack cho biết: “Việc nâng cấp ở phân khúc cao cấp cũng vẫn chậm, do người dùng tiếp tục giữ thiết bị của họ và chu kỳ thay thế kéo dài. Thiết bị cao cấp là chìa khóa cho số lượng thiết bị tân trang ở các nền kinh tế trưởng thành. Trung Quốc, thị trường lớn nhất cho các thiết bị tân trang, tuy nhiên nay đã giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do sự kết hợp của nền kinh tế trì trệ và thực tế là những người chơi trong hệ sinh thái thị trường tân trang ở Trung Quốc khó kiếm lợi nhuận hơn. Một phần do căng thẳng thương mại Trung – Mỹ ảnh hưởng đến thị trường thứ cấp do nhiều công ty lớn đang thận trọng hơn trong việc mua bán. Nhiều người chơi nhỏ hơn trong hệ sinh thái đã tăng trưởng, nhưng với những người chơi lớn hơn thì không”.
Những lý do như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hay căng thẳng chính trị tại Hồng Kông cũng lý giải cho hiện tượng này
Giai đoạn nửa đầu năm 2020 của thị trường tân trang đã giảm 16% so với nửa đầu năm 2019. Khi đại dịch trở nên tồi tệ hơn, cách ly xã hội và các hạn chế kinh tế ở phần lớn các khu vực đồng nghĩa với việc dòng thiết bị tân trang lại giảm đi. So với năm ngoái, châu Âu, Mỹ và các nước khác giảm lần lượt 14%, 2% và 10%.
Biểu đồ so sánh sự khác biệt của năm 2020 so với năm 2019
Điều đó nói lên rằng, nửa sau đã mang lại một chút hơi thở cho ngành nhờ vào những gã khổng lồ như chu kỳ ra mắt iPhone của Apple. Chính xác, theo Nhà phân tích nghiên cứu cấp cao Glen Cardoza, thị phần của Apple trên thị trường thứ cấp đã tăng từ 39% lên 42%.
Apple đang chiếm lĩnh thị phần smartphone tân trang
Ngoài ra, thị trường chợ đen và Recommerce (buôn bán ngược lại các sản phẩm cũ/ mới) cũng tăng trưởng vào năm 2020. Thêm vào đó, giá bán trung bình của các thiết bị LTE tân trang đã có dấu hiệu tăng giá.
Những thương hiệu xe hơi nổi tiếng "bẻ lái" vô thị trường điện thoại
Apple chuyển sang làm xe thì cũng có những hãng xe lấn sân sang điện thoại.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã nghe nói về việc Apple sắp sản xuất xe điện của riêng mình. Apple là một công ty công nghệ nổi tiếng với nhiều sản phẩm có tầm ảnh hưởng như MacBook, iPad, AirPods, nhưng quan trọng nhất phải nói đến chính là dòng smartphone iPhone.
Một mặt, chúng ta có công ty nổi tiếng về điện thoại lấn sân vào lĩnh vực ô tô, mặt khác, cũng có chiều ngược lại, là công ty ô tô "bẻ lái" đến điện thoại. Hôm nay, chúng ta hãy thử đi con đường này.
Ví dụ, OnePlus đã sản xuất một số điện thoại phiên bản McLaren, Samsung đã sản xuất Aston Martin Galaxy Z Fold2, iQOO hợp tác với BMW và tất nhiên, có cả Huawei Porsche Design (mặc dù PD là một công ty thiết kế chứ không phải là một nhà sản xuất xe hơi).
Siemens SX1 McLaren Limited Edition
Rất lâu trước khi OnePlus xuất hiện, Siemens SX1, được phát hành ban đầu vào năm 2003. Năm 2004, Siemens trình làng phiên bản giới hạn của McLaren (200 chiếc), lấy cảm hứng từ chiếc McLaren MP4-19 Formula 1 đã đua vào mùa giải 2004.
Còn có một phiên bản giới hạn khác dành riêng cho Bahrain 2004 GP, chỉ có 50 chiếc được sản xuất (lưu ý: cuộc đua đó do tay đua Michael Schumacher của Ferrari giành chiến thắng, cả hai chiếc McLaren đều nghỉ hưu do hỏng hóc máy móc). Sau đó là hai phiên bản giới hạn của Mille Miglia, được đặt theo tên của cuộc đua sức bền 1.000 dặm được tổ chức tại Ý. Phiên bản đầu tiên bao gồm 500 điện thoại, phiên bản thứ hai là 99 chiếc.
Nokia 8800 Aston Martin Edition
8000-series từng là dòng sản phẩm cao cấp của Nokia, tập trung nhiều vào sự khéo léo hơn là công nghệ (về công nghệ, có 9000 Communicators). Năm 2006, hãng điện thoại Phần Lan và hãng xe Anh đã cùng nhau công bố Nokia 8800 Aston Martin Edition.
Logo Aston Martin được khắc bằng tia laser vào vỏ ngoài bằng thép không gỉ của điện thoại. Giống như với SX1, hầu hết đặc điểm thương hiệu thực tế đến từ nội dung kỹ thuật số được tải sẵn. Ví dụ, một nhạc chuông là đoạn ghi âm động cơ V8 gầm rú cho chiếc Aston Martin Vantage.
Một "phim tài liệu ngắn" đã được cài trước vào máy, điều này làm đẩy nhanh bộ nhớ tích hợp 64 MB đến giới hạn của nó và máy không có khe cắm thẻ. Một lần nữa, 8800 là chiếc điện thoại bạn mua vì vẻ ngoài bằng kim loại đẹp mắt của nó, không phải vì các tính năng tiện dụng.
Motorola RAZR maxx V6 Ferrari
Motorola RAZR maxx V6 Ferrari Challenge được phát hành vào đầu năm 2007. Đại loại là Ferrari đã bán trước tất cả số hàng có sẵn, vì vậy bạn không thể bước vào cửa hàng và mua một chiếc.
Mức giá của nó cũng không phải là đắt, ở mức $525, nó chỉ cao hơn một chút so với phiên bản gốc. Motorola đã gắn logo Ferrari trên điện thoại và tải sẵn một số hình ảnh theo chủ đề Ferrari và đó là tất cả.
Land Rover S1
Cho đến giờ, chúng ta đã thấy những kết hợp khá "lười biếng". Hoặc có lẽ chỉ là do các thương hiệu không tương thích - dù sao thì Motorola có liên quan gì đến Ferrari? Sonim và Land Rover, đó là một cặp đôi có nhiều điểm chung hơn.
Vài ngày sau khi trình làng chiếc điện thoại siêu bền Sonim XP3 Enduro, công ty đã công bố quan hệ đối tác với nhà sản xuất ô tô để giới thiệu Land Rover S1 và Land Rover S2 G4 vào giữa năm 2004.
Land Rovers nổi tiếng về những chiếc xe địa hình và những chiếc điện thoại xứng đáng với danh tiếng đó. S1 được quảng cáo là điện thoại GSM đầu tiên trên thế giới được xếp hạng IP67, có nghĩa là nó có khả năng chống bụi bẩn và nước. Nhưng chiếc điện thoại này đã vượt xa xếp hạng IP.
Máy sống sót khi rơi từ độ cao 2m, trải qua 30 phút dưới một mét nước và chịu được áp lực 400 kg. Nó cũng có khả năng chống đâm thủng (được thử nghiệm ở 75 kg / cm), chống va đập và rung động và có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ rộng, từ -20 đến 55 C.
Về cơ bản, bạn có thể thả nó vào một vũng bùn, chạy xe qua sau đó nhặt nó lên và gọi điện. Ngay cả khi vũng nước đó đã bị đóng băng. Tất cả những thứ đó chỉ có sẵn với giá 300 bảng Anh và đi kèm với "bảo đảm vô điều kiện" ba năm.
Smartphone OnePlus nhanh mất giá nhất Smartphone OnePlus mất 72% giá trị sau một năm và 83% sau hai năm. Riêng mẫu OnePlus 5 mất 91% giá trị sau một năm. Decluttr, website chuyên mua bán điện thoại tân trang, đã khảo sát nhiều sản phẩm ra mắt trong khoảng ba năm gần đây nhằm tìm ra mẫu smartphone và hãng điện thoại có smartphone nhanh mất giá nhất....