Thị trường dịch vụ CNTT tại Việt Nam sẽ tăng gần 13%
Bất chấp những thách thức kinh tế vĩ mô vẫn còn đó, chi tiêu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Chỉ tính riêng năm 2013 đã tăng gần 10%, lên 446 triệu USD, dự báo năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tăng 12,7%. Đây là kết quả nghiên cứu thị trường của International Data Corporation ( IDC).
Theo IDC, với vị thế là một thị trường mới nổi nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh. Có thể thấy, các dịch vụ hỗ trợ phần cứng vẫn tiếp tục thống trị chi tiêu dịch vụ CNTT với 18,9% thị phần, tiếp theo là dịch vụ tích hợp hệ thống với 14,3% và dịch vụ triển khai phần mềm với 11,3%.
Thực tế, trong năm 2013 chi tiêu cho các dịch vụ triển khai phần cứng chỉ ở mức thấp với tốc độ tăng trưởng 8,8% do thiếu nhu cầu từ lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất và bán lẻ. Tựu trung lại, các lĩnh vực này chiếm 41% chi tiêu dịch vụ CNTT tại Việt Nam. Tuy nhiên, các khoản đầu tư mạnh vào chính phủ điện tử, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu, và hệ thống thông tin địa lí (GIS) đã kích thích nhu cầu về dịch vụ tích hợp hệ thống, giúp phân khúc này tăng 9,7%.
Video đang HOT
Riêng chi tiêu cho dịch vụ tích hợp và tư vấn mạng, tăng 10,1 % với các khoản đầu tư lớn vào nền tảng IPv6 đến từ lĩnh vực truyền thông. “Đáng chú ý, thị trường dịch vụ CNTT Việt Nam đã trưởng thành với những xu hướng mới nổi như dữ liệu lớn (big data), đám mây và di động”, ông Hà Ngọc Khương, Chuyên viên phân tích thị trường IDC cho biết.
IDC cũng nhận thấy,do thiếu kĩ năng kĩ thuật tiên tiến của người dùng cuối, chi tiêu cho các dịch vụ gia công tăng hơn 11%. Hiện các nhà tích hợp hệ thống nội địa đang rút ngắn khoảng cách kĩ năng bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật, chăm sóc khách hàng tốt hơn nhằm thu hút người sử dụng đến với dịch vụ gia công (outsourcing). Nhiều hãng đang nhảy vào lĩnh vực này và kết quả là tạo ra một thị trường có rất nhiều sự lựa chọn cho người dùng cuối.
Theo đó, IDC tin rằng trong năm 2014 thị trường dịch vụ CNTT sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, dự án CNTTvà hiện đại hóa khu vực tài chính, trị giá 71,8 triệu USD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là động lực mạnh mẽ cho thị trường dịch vụ CNTT vào năm 2014.
IDC hi vọng, chi tiêu dịch vụ CNTT của ngành ngân hàng sẽ tăng trở lại nhờ nhu cầu của các dự án mới về ngân hàng lõi (core banking) và dữ liệu lớn (big data). Ngoài ra, chi tiêu ngày càng tăng trong cơ sở hạ tầng như smart grid và các dự án giao thông thông minh sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ có liên quan đến CNTT như dịch vụ tư vấn và tích hợp hệ thống.
Theo Báo Tin Tức.
Châu Á chiếm 50% lượng thuê bao di động thế giới
Theo công bố mới nhất từ Hiệp hội Di động Toàn cầu GSMA, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang nắm giữ tổng số thuê bao di động trên toàn thế giới và tiếp tục giữ vị trí thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ nay đến sau 2020.
Bản báo cáo mang tên Kinh tế Di động châu Á - Thái Bình Dương 2014 cho biết tính đến cuối năm 2013, có khoảng 1,7 tỉ người sử dụng dịch vụ thuê bao di động tại châu Á - Thái Bình Dương (so với con số 3,4 tỉ người trên toàn cầu). Báo cáo đoán số lượng này sẽ gia tăng khoảng 5,5% mỗi năm, đạt mức 2,4 tỉ người vào năm 2020.
Chỉ có duy nhất khu vực Hạ Sahara (châu Phi) được dự báo có khả năng tăng trưởng nhanh hơn mà thôi. Theo Giám đốc GSMA, Anne Bouverot, châu Á - Thái Bình Dương sẽ đóng vai trò tiên phong trong tăng trưởng mạng di động và cách tân dịch vụ di động tại nhiều mức độ khác nhau, từ việc đi đầu trong dịch vụ di động siêu tốc độ cấp cao cho đến cung cấp các dịch vụ di động thiết yếu khác bao gồm giáo dục, y tế và ngân hàng.
Trong mọi trường hợp, đầu tư vào mạng di động sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế khu vực và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Tính đến nay, phần lớn số thuê bao di động châu Á - Thái Bình Dương tập trung tại bốn thị trường gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Gộp lại, bốn quốc gia này chiếm 3/4 số lượng thuê bao trong khu vực và 1/3 tổng số thuê bao toàn cầu.
Đặc biệt, Trung Quốc được xem là thị trường di động số 1 thế giới với hơn 630 triệu thuê bao vào cuối năm 2013, chiếm 46% tổng dân số nước này.
Ngoài ra, khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm nhiều phân khúc thị trường khác nhau, từ cấp độ tiên tiến 4G như Úc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc cho đến thế hệ thị trường đang tìm hiểu như Ấn Độ và Myanmar. Mức độ thâm nhập thị trường di động cũng rất cách biệt từ con số 90% tại Nhật cho đến 15% tại Myanmar.
Theo GSMA, thị trường di động đóng góp khoảng 864 tỉ USD vào tổng thu nhập GDP tại châu Á - Thái Bình Dương hồi năm ngoái, tương đương với tỉ lệ 4,7%, trực tiếp mang đến 3,7 triệu việc làm và hỗ trợ 82 tỉ USD vào ngân sách công. Vào năm 2020, sự đóng góp ấy được dự báo sẽ tăng lên 6,9% GDP và mang đến 6,1 triệu việc làm cho khu vực
Sở dĩ những đóng góp xã hội và kinh tế đầy tích cực từ "hệ sinh thái" di động có được như hôm nay là nhờ vào sự hỗ trợ của các nguồn đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng bởi các nhà điều hành mạng di động trong khu vực. Trong vòng sáu năm qua, tổng vốn đầu tư của các nhà thầu trong khu vực đạt mức 430 tỉ USD, nhưng con số ấy sẽ tăng mạnh trong sáu năm tới sẽ lên 730 tỉ USD.
Một trong những thử thách trước mắt chính là gia tăng tỉ lệ số thuê bao sử dụng mạng băng tần 4G trong khu vực. Hiện nay Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trong khu vực có 100% người dân sử dụng mạng 4G, trong khi tỉ lệ thuê bao 4G trên toàn khu vực chỉ là 3%. Ước tính đến năm 2020, con số thuê bao 4G trên toàn khu vực sẽ là 28%.
Riêng Trung Quốc đang nỗ lực chuyển đổi số thuê bao sang mạng 4G từ con số 100 triệu người hiện nay lên 900 triệu người trong sáu năm tới.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
DisplayMate: Galaxy Tab S có màn hình tốt nhất trên thị trường tablet Theo nghiên cứu của DisplayMate, màn hình trên dòng Galaxy Tab S của Samsung được đánh giá là ấn tượng nhất so với bất kì tablet nào đang có trên thị trường. Theo các chuyên gia của DisplayMate, màn hình cảm ứng đặc trưng trên cả Galaxy Tab S 8.4 và Galaxy Tab S 10.5 gần như ngang bằng so với màn hình...