Thị trường chứng khoán Việt “đỏ sàn”, giới đầu tư cẩn trọng xuất tiền!
Ngay ngày giao dịch đầu tuần, thị trướng chứng khoán Việt chứng kiến phiên lao dốc của nhiều mã trong bối cảnh diễn biến dịch virus covid-19 lan rộng và có xu hướng bùng phát tại Hàn Quốc.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/2, chỉ số VN-index giảm, có lúc lên tới 27 điểm (tương đương gần 3%) xuống dưới ngưỡng 910 điểm. Đáng chú ý, các mã lớn trên Sở GDCK TP.HCM ( HoSE) giảm mạnh. Cụ thể giá cổ phiếu Bia Sài Gòn ( SAB) giảm 3.500 đồng/cổ phiếu; MWG của Thế giới Di động giảm 4.000 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu Vingroup ( VIC) giảm 2.600 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu của ngành dược như: MBB (CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định), TRA (Traphaco); cổ phiếu ngành hàng không như VJC (Vietjet air)… cũng giảm đáng kể.
Giá cổ phiếu doanh nghiệp Việt giảm trong bối cảnh giới đầu tư lo ngại ảnh hưởng của virus covid-19 lan rộng, từ Trung Quốc đến một số ổ dịch mới xuất hiện như: Hàn Quốc, Nhật, Ý… Cùng với đó là nhiều ngành, nghề: du lịch, hàng không, bia rượu, bất động sản… bị ảnh hưởng.
VN-index giảm đỏ sàn trong bối cảnh virus covid-19 lan rộng. Ảnh chụp màn hình
Theo các chuyên gia, dịch bệnh tại Hàn Quốc bùng phát là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng sau một tuần có dấu hiệu phục hồi. CTCK Bảo Việt (BVS) dự đoán, trong tuần mới dự báo thị trường sẽ điều chỉnh vào đầu tuần trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Về tổng thể, VN-Index vẫn sẽ dao động trong kênh giá đi ngang được giới hạn bởi cận dưới 920-925 điểm và cận trên 940-943 điểm trong ngắn hạn.
Video đang HOT
Đồng thời, CTCK Bảo Việt cũng cho rằng chỉ số có thể cần thêm thời gian tích lũy trước khi bứt phá qua cận trên của kênh giá này và bước vào nhịp tăng điểm mới trong ngắn hạn. Điểm tiêu cực hiện tại vẫn là áp lực bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ở diễn biến mới đây, giá vàng trong nước được một ngày “nhảy múa” khi tăng liền 3,2 triệu đồng/lượng, sát ngưỡng 50 triệu đồng/lượng. Cụ thể, giá vàng SJC tại Hà Nội, TP.HCM bất ngờ tăng mạnh, tiến sát ngưỡng 50 triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn DOJI, giá vàng giao dịch ở mức 47,7 triệu đồng/lượng (mua vào) – 49,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Hay giá vàng SJC qua niêm yết của Công ty SJC giao dịch ở mức 47,8 triệu đồng/lượng – 49 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng tăng tăng tới 3,25 triệu đồng/lượng so với chốt phiên 23/2.
Có thể thấy, giá vàng hiện tại còn vượt xa cả các biến động của năm 2011 khi giá vàng phi mã. Trên thế giới, giá vàng giao ngay qua niêm yết của Kitco.com hiện có biên độ 37,7 USD/ounce, lên mức 1.680,3 USD/ounce.
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
Những cổ phiếu Việt Nam nào có cơ hội lọt rổ FTSE Emerging Markets All Cap?
Việt Nam đã thỏa mãn 8/9 tiêu chí Thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE do tiêu chí "Tỷ lệ các giao dịch thất bại" chưa được đánh giá Đạt. Trường hợp khả quan nhất, thông báo nâng hạng có thể sẽ đến sớm nhất vào tháng 3/2020, và Việt Nam có thể chính thức được nâng hạng vào tháng 9/2021.
Với việc xác định một trong những mục tiêu quan trọng của đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" là nâng hạng thị trường, trong năm 2019, các bước đầu tiên trong lộ trình thực hiện đã được triển khai.
Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư và cơ cấu lại tổ chức của thị trường chứng khoán, Luật chứng khoán sửa đổi được thông qua trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Đây là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo đề án được thực hiện theo đúng tiến độ với chất lượng ổn định.
Theo CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), các nội dung chính của đề án đều hướng đến cải thiện đánh giá của cả MSCI và FTSE về hệ thống hoạt động và mức độ mở cửa đối với nhà đầu tư. Nếu được triển khai theo đúng lộ trình, khả năng được xem xét nâng hạng của Việt Nam sẽ tăng lên.
Đề án nhấn mạnh (1) cải cách về công nghệ để hỗ trợ việc mở và sử dụng tài khoản; (2) đa dạng hóa, củng cố thị trường trái phiếu cũng như thị trường phái sinh; (3) cơ cấu lại SGDCK theo mô hình đã được phê duyệt trong Luật; và đặc biệt là (4) nghiên cứu mô hình đối tác bù trừ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và ngân hàng lưu ký-giám sát theo thông lệ quốc tế.
Đây là những tiêu chí Việt Nam bị FTSE và MSCI đánh giá còn nhiều hạn chế. Với quy hoạch năm 2020 cho việc bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ cấu lại hàng hóa và tổ chức mô hình thị trường cùng với tầm nhìn đến năm 2025, BSC kỳ vọng Việt Nam sẽ được thông báo nâng hạng FTSE sớm nhất trong năm 2020, và MSCI trước năm 2025.
Trong kỳ đánh giá tháng 9/2019, Việt Nam vẫn được giữ nguyên trong danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE. Về cơ bản, Việt Nam đã thỏa mãn 8/9 tiêu chí Thị trường mới nổi thứ cấp do tiêu chí "Tỷ lệ các giao dịch thất bại" chưa được đánh giá Đạt. Trường hợp khả quan nhất, thông báo nâng hạng có thể sẽ đến sớm nhất vào tháng 3/2020, và Việt Nam có thể chính thức được nâng hạng vào tháng 9/2021.
Đối với MSCI, do các tiêu chí khó thỏa mãn hơn cũng như việc Đề án tái cơ cấu mới đang ở những bước đầu tiên, BSC kỳ vọng trường hợp tích cực nhất, Việt Nam sẽ được thêm vào danh sách theo dõi trong đợt review tháng 6/2020.
Đồng thời, nếu Việt Nam nhận được thông báo nâng hạng của FTSE trong năm 2020, BSC cũng đưa ra danh mục các mã cổ phiếu có thể góp mặt trong chỉ số FTSE Emerging Markets All Cap.
Theo dự báo của BSC, sẽ có 10 cổ phiếu Việt Nam có thể góp mặt trong chỉ số FTSE Emerging Markets All Cap, bao gồm VIC, VCB, VHM, VNM, SAB, VRE, VJC, HPG, NVL và HDB với tổng tỷ trọng 0,36%. Trong dó, VIC là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 0,09%.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhóm Bluechips "kéo" VN-Index áp sát mốc 990 điểm, FTM thoát giảm sàn Đà tăng của các cổ phiếu lớn như BVH, FPT, GAS, REE, VNM, SAB, PLX, VJC, PNJ và đặc biệt bộ 3 VIC, VHM, VRE đã giúp VN-Index giữ được sắc xanh. Kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã mang đến tác động tích cực cho TTCK khu vực và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sau ít phút...