Thị trường chứng khoán: Lực cầu bắt đáy dần xuất hiện
Lực cầu bắt đáy dần xuất hiện ở các nhóm cổ phiếu trong những phiên điều chỉnh của thị trường…
Ảnh: QH.
Lực cầu bắt đáy xuất hiện
Thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sang phiên thứ 3 liên tiếp với áp lực giảm từ thị trường thế giới. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy dần xuất hiện ở nhiều nhóm cổ phiếu đã giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ và kết phiên ở gần mức tham chiếu. Thanh khoản giảm trong khi đo khối ngoại vẫn duy trì mạch bán ròng.
Kết thúc phiên giao dịch 14.7, chỉ số VN-Index giảm 0,61 điểm xuống còn 868,11 điểm, trong đo chỉ số VN30-Index giảm 0,8 điểm còn 805,37 điểm.
Đô rông thị trường nghiêng khá cân bằng, toan thị trường co 181 mã tăng/178 mã giảm, ở rổ VN30 co 11 mã tăng, 12 mã giảm va 7 mã giư tham chiếu.
Đáng chú ý, dòng tiền có sự dịch chuyển đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm kiếm lợi nhuận, nhom cổ phiếu vừa và nhỏ tăng lần lượt 0,5% va 0,2%.
Video đang HOT
Trên thị trường, nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã giảm điểm mạnh, trở thành trở ngại đối với VN-Index, tiêu biểu như SAB, TCB, MSN và NVL,…
Thanh khoản phiên này giảm tuy nhiên vẫn giư được ở mức cao với tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt hơn 4.066 tỉ đồng với hơn 239 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Tuy nhiên, một điểm không mấy tích cực khi khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị hơn 73 tỉ đồng trên sàn HOSE, tập trung chủ yếu vào VRE và MBB.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), phiên điều chỉnh 14.7 rất ổn về mặt kỹ thuật, giá hình thành mẫu hình nến “rút chân” ngay tại khu vực hỗ trợ quan trọng. Nhìn chung, nhịp điều chỉnh tính đến thời điểm hiện tại vẫn được xem là lành mạnh. Bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều bất ổn, công thêm khối ngoại tiếp tục bán ròng là rào cản lớn cho khả năng quay trở lại đa tăng của thị trường.
Tuy nhiên, MBS nhận định sức phản kháng của VN30 đang dần mạnh mẽ hơn, dòng tiền co xu hướng dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và vốn hóa nhỏ, cho thấy dòng tiền vẫn chưa co dấu hiệu rút ra khỏi thị trường. Do đo, theo quan điểm của MBS, goc nhìn về thị trường trong tuần này là cẩn trọng, nhưng không bi quan.
Kỳ vọng đích đến của VN-Index quanh 888 điểm
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp sau khi đã xuất hiện nỗ lực hồi phục tương đối tốt từ vùng hỗ trợ 860-862 điểm. Về tổng thế, BVSC vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 8885 điểm trong ngắn hạn.
Theo BVSC, giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niếm yết. Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý II. Yếu tố này dự kiến có thế ảnh hướng không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi thị trường tiếp cận các vùng kháng cự mạnh.
Nếu xuyên thủng vùng 855 điểm, VN-Index có thể rơi về vùng 820-830 điểm. Ảnh: FireAnt.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, BVSC cho biết thị trường chịu áp lực giảm điểm trong toàn bộ phiên giao dịch 14.7, tuy nhiên về cuối phiên đã cho phản ứng hồi và thu hep mức giảm. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh thấp hơn mức trung binh 14 phiên cho thấy tâm ly có phần thận trọng của nhà đầu tư.
Thị trường tiếp tục dao động trong kênh giá song song hướng xuống hinh thành từ đầu tháng 6. Chỉ số vẫn đang trong xu hướng hướng xuống đường MA20 tại vung quanh 855 điểm, nếu xuyên thủng vung này, chỉ số có thể sẽ hướng xuống dải Bollinger Bands dưới tại vung quanh 820-830 điểm.
Trong bối cảnh này, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỉ trọng danh mục ở mức 50-65% cổ phiếu. Đối với các vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể canh các nhịp điều chỉnh của thị trường để mở các vị thế mua. BVSC cũng chỉ ra một số nhóm ngành đáng chú ý như ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, thép và phân bón,…
Thị trường chứng khoán kiểm nghiệm với làn sóng Covid thứ hai
Không còn duy trì được đà hưng phấn, VN-Index tuần qua giảm 1,9% và tiếp tục có phiên giảm điểm mạnh vào đầu tuần này.
Các nhà đầu tư đang đặt câu hỏi: thị trường sẽ có xu hướng gì khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai đang bùng nổ tại nhiều nơi rên thế giới?
Thực tế, dòng tiền từ tuần trước đã có biến động. Cụ thể, dòng tiền tiếp tục luân chuyển nhanh qua các ngành nhựa, phân bón, chứng khoán, thép... Tuy nhiên, dòng tiền đảo qua các ngành chỉ 1 - 1,5 phiên và nhanh chóng suy yếu.
Nhiều công ty đang tổ chức HC và công bố dự kiến kết quả kinh doanh quý II khả quan cũng không tạo ra sự phân hóa nào rõ nét, dòng tiền ngày càng thu gọn và thiếu tính đồng thuận.
Thị trường đang chịu tác động mạnh từ cả các yếu tố vĩ mô. IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng vọt. IMF đã điều chỉnh mức dự báo GDP toàn cầu từ giảm 3% lên giảm 4,9%, mức dự báo phục hồi năm 2021 cũng được điều chỉnh từ 5,8% xuống 5,4%.
Lý do hạ dự báo đến từ các biện pháp giãn cách xã hội nhiều khả năng còn duy trì trong nửa cuối năm, năng suất lao động và chuỗi cung ứng bị tác động nặng nề.
Cùng với đó, số ca nhiễm mới tại Mỹ tăng vọt, vượt đỉnh cuối tháng 4, ảnh hưởng đến tiến trình mở cửa lại các tiểu bang và triển vọng phục hồi kinh tế Mỹ. Số ca nhiễm bệnh trên thế giới vượt 10 triệu người và hơn 500 nghìn người tử vong.
Nhiều bang ở Mỹ đã ban hành lệnh hạn chế các dịch vụ ăn uống, cùng các dịch vụ giải trí. Những thông tin này tác động tiêu cực và khiến các thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa và USD Index điều chỉnh giảm.
Tuy vậy, các thị trường vẫn đang chi phối bởi dòng vốn đầu tư cá nhân dồi dào và các thông tin tốt xấu đan xen khi hoạt động công bố kinh tế và kết quả kinh doanh quý II đang đến gần.
Bên cạnh đó, lãi suất thị trường tiếp tục có xu hướng giảm. Nhiều lãnh đạo ngân hàng trong HC thường niên chia sẻ, sẽ còn đợt giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.
Xu hướng giảm lãi suất sẽ hỗ trợ cho dòng tiền chuyển dịch vào thị trường chứng khoán, qua đó hạn chế những nhịp rung lắc từ hoạt động chốt lãi.
Với những thông tin như hiện nay, giới chuyên gia phân tích của các công ty chứng khoán đứng trước hai kịch bản thị trường:
Kịch bản 1, thị trường sẽ tiếp tục vào pha giảm giá, điểm hỗ trợ mạnh nằm ở vùng 760 - 790 điểm của VN-Index. Trường hợp điểm hỗ trợ này không thể giữ vững thì 660 điểm là đáy thứ hai dành cho chỉ số.
Kịch bản 1 có xác xuất cao, xảy ra khi thông tin làn sóng Covid thứ hai tác động lên lực bán làm cho VN-Index mất mốc 830 điểm và tiếp tục bước vào pha giảm.
Kịch bản 2 có xác suất thấp khi thị trường hấp thụ tốt lực bán, các cổ phiếu trụ quay trở lại pha tăng giá, điểm số mà VN-Index có thể hướng đến là trên 900 điểm.
Vẫn còn khối tiền mặt khổng lồ đợi rót vào thị trường Giới đầu tư vẫn đang găm giữ tiền mặt, chưa triển khai hoạt động đầu tư. Một khi núi tiền này được khơi thông, còn nhiều dư địa để các loại tài sản rủi ro có thể leo dốc. Ảnh Shutterstock. Theo số liệu mới nhất được công bố bởi Investment Company Institute, tính tới cuối tháng 6, các quỹ quản lý tài...