Thị trường chứng khoán châu Á thận trọng trước căng thăng thương mại Mỹ-Trung
Ngày 9/10, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) giảm phiên thứ tư liên tiếp, do đồng yen mạnh cùng với những lo ngại về tình hình kinh tế của Trung Quốc.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Sàn giao dịch ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo giảm 1,32%, tương đương 314,33 điểm, xuống 23.469,39 điểm khi đóng cửa.
Theo nhà phân tích kỹ thuật kỳ cựu Hikaru Sato của Daiwa Securities, thị trường chứng khoán Tokyo vẫn trong giai đoạn điều chỉnh sau khi giá cổ phiếu đã tăng khá nhanh. Đồng yen mạnh là thông tin tiêu cực đối với các nhà xuất khẩu Nhật Bản khi làm giảm lợi nhuận thu được tại thị trường nước ngoài khi chuyển về nước.
Trong khi đó, theo ông Stephen Innes, người đứng đầu bộ phận giao dịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OANDA, một cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không thành công có thể làm chệch hướng các thị trường trên toàn cầu và không nên đánh giá thấp tác động gây bất ổn tiềm ẩn mà đồng yên giảm giá sẽ gây ra đối với các thị trường trong khu vực.
Video đang HOT
Trong ngày 9/10, tỷ giá đồng USD và yen là 113,11 yen/USD, giảm từ mức 113,16 yen/USD tại phiên giao dịch chiều 8/10 tại thị trường New York (Mỹ) và mức gần 114 yen trước khi các thị trường ở Tokyo đóng cửa trong ngày giao dịch 5/10.
Theo ông Sato, các nhà đầu tư vẫn lo ngại và tiếp tục chú ý tới diễn biến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với tình hình khó đoán định. Tại thị trường Tokyo, giá cổ phiếu Panasonic giảm 1,94% xuống còn 1.308,5 yen/cổ phiếu còn giá cổ phiếu Sony giảm 0,28% xuống còn 6.577 yen/cổ phiếu. Trong khi đó, giá cổ phiếu Toyota giảm 3,08% xuống còn 6.786 yen/cổ phiếu và giá cổ phiếu SoftBank Group giảm 3,38% xuống còn 10.700 yen/cổ phiếu.
Trong khi đó, theo chiến lược gia trưởng Alicia Levine của BNY Investment Management, nếu xung đột thương mại vẫn còn tiếp diễn thì đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ giảm giá và tạo ra một loạt khó khăn đối với nền kinh tế thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,2% năm 2019, thấp hơn con số ước tính tăng 6,4% trước đó, và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990.
Cũng trong ngày 9/10, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong có lúc tăng 0,2% lên 26.258,30 điểm. Còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,2% lên 2.721,01 điểm khi đóng cửa ngày giao dịch 9/10.
Anh Quân (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á tăng mạnh bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm trong phiên 20/9 khi nhà đầu tư nhận thấy, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây thiệt hại ít hơn nhiều so với dự đoán.
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch khởi sắc sau 2 phiên tăng liên tiếp theo đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ cuộc chiến thương mại không căng thẳng như lo ngại do Trung Quốc phản ứng yếu ớt hơn dự đoán.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không kể thị trường Nhật Bản tăng 0,05% đầu phiên giao dịch sớm ngày 20/9 tại châu Á nhờ đà leo dốc từ thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,2%, tuy nhiên chỉ số chứng khoán của Australia giảm 0,3%.
Chứng khoán châu Á khởi sắc trong phiền 20/9. Ảnh: Reuters
Sau khi bỏ qua nỗi lo cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, thị trường Phố Wall phủ sắc xanh trong phiên giao dịch 19/9 với chỉ số Dow Jones và S&P 500 duy trì đà tăng tốt. Trong đó, Dow Jones đóng cửa ở mức cao nhất từ tháng 1 nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng khi lãi suất tăng.
Lĩnh vực tài chính tăng 1,8% và tăng mạnh nhất trong số các lĩnh vục chính thuộc S&P 500, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên đỉnh 4 tháng.
Trong những diễn biến mới nhất về xung đột thương mại Mỹ - Trung, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, đã bác bỏ thông tin cho rằng Bắc Kinh đang cố tình làm mất giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
Tuy nhiên, những lo ngại về thương mại dường như đã dịu bớt.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones tăng 0,61%, lên 26.405.76 điểm; chỉ số S&P 500 nhích 0,13%, lên 2.907.95 điểm; trong khi chỉ số Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,08%, xuống còn 7.950.04 điểm do sự sụt giảm của cổ phiếu Microsoft.
Cũng như tại thị trường chứng khoán Mỹ, khi trút bỏ được gánh nặng tâm lý về cuộc chiến thương mại, chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì đà tăng tốt trong phiên 19/9.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 0,42%, lên 7.331,12 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức nhích 0,5%, lên 12.219,02 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 0,56%, lên 5.393,74 điểm.
Trên thị trường tiền tệ thế giới, đồng USD hiện giao dịch so với đồng yen Nhật ở mức 1 USD đổi được 112,26 yen, trong khi đó 1 euro "ăn 1,1673 USD .
Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đi ngang, hiện ở mức 94,558 điểm.
Theo kinhtedothi.vn
Thế giới có thể rơi vào khủng hoảng tài chính vào năm 2020 Một số mầm mống khủng hoảng đang hình thành. Tăng trưởng kinh tế thế giới hiện nay có thể sẽ tiếp tục trong năm 2019, nhưng đến năm 2020, xu hướng chung sẽ là khủng hoảng tài chính và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu. 5 nguyên nhân toàn cầu Giáo sư Nouriel Roubini, thuộc trường Đại học New York,...