Thị trường chữ ký số dự kiến tăng trưởng kép mỗi năm
Chữ ký số (chữ ký điện tử) dự kiến là hạng mục lớn nhất trên thị trường công nghệ 2030 với tăng trưởng kép đạt 24,6%, theo P&S Intelligence.
Covid-19 đã và đang đẩy mạnh lộ trình số hóa của nhiều doanh nghiệp để củng cố sức mạnh, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Là một trong những hạng mục quan trọng trong vận hành số, chữ ký điện tử đang có nhiều tiềm năng bứt phá. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 và những năm tiếp theo.
Cụ thể, trong báo cáo của Presellect & Strategic Intelligence Private Limited (hay P&S Intelligence) vào tháng 5 vừa qua, dự kiến thị trường chữ ký điện tử có thể đạt mức tăng trưởng kép (CAGR) 24,6% mỗi năm từ 2020-2030. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ có CAGR cao nhất nhờ doanh nghiệp, chính phủ các nước đang tập trung ngày càng nhiều vào việc giảm gian lận.
Thị trường chữ ký điện tử dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian đến.
Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và dịch vụ tài chính đang mở rộng, ưu tiên cho thanh toán kỹ thuật số, cơ quan ban ngành đưa ra nhiều sáng kiến thúc đẩy việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số và giảm giấy tờ hành chính là một trong những động lực thúc đẩy thị trường này.
Video đang HOT
Ngoài ra, sự phổ biến của hoạt động kinh doanh trực tuyến cũng là bàn đạp giúp chữ ký số ứng dụng mạnh mẽ hơn để xác thực, bảo mật và giảm lỗi của con người, nhất là trong những giao dịch tài chính quan trọng. Đồng thời, giải pháp số này còn giúp nhiều đơn vị tự động hóa quy trình có liên quan đến tiền mặt, việc triển khai những vấn đề liên quan đến tài liệu cũng diễn ra nhanh hơn, giảm chi phí hoạt động và cải thiện quản lý vốn lưu động, từ đó dẫn đến quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn.
Tại Việt Nam, chữ ký điện tử đã bắt đầu sử dụng trong hoạt động thương mại điện tử và cơ quan pháp lý. Sự phổ biến của giao dịch dựa trên Internet giữa doanh nghiệp, cá nhân và chính phủ đã trở nên phổ biến và thực hiện rộng rãi hơn. Trong đó, công nghệ này sử dụng trong hai ngành chính gồm ngân hàng và kế toán với những giải pháp quen thuộc như hóa đơn điện tử, thanh toán thuế điện tử…
Trong tương lai gần, chữ ký điện tử có thể sẽ mở rộng hơn trong doanh nghiệp và người dùng cá nhân. Vì vậy, các chuyên gia đầu ngành nhấn mạnh, điều quan trọng nhất khi lựa chọn dịch vụ chữ ký điện tử là tính an toàn và hiệu quả từ những đơn vị uy tín.
Hiện nay, thị trường công nghệ nước ta đã đón nhận nhiều sáng kiến mới, góp phần lớn vào nền kinh tế chuyển đổi số. Trong số đó có thể kể đến “ông lớn” ngành viễn thông FPT với bộ giải pháp tối ưu vận hành lựa chọn từ hệ sinh thái các sản phẩm chuyển đổi số ưu việt giúp công ty gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và bứt phá trong bối cảnh bình thường mới.
Theo đó, bộ giải pháp gồm nhiều sản phẩm như akaBot, FPT.AI, FPT.eLearning, Cloud Desktop… và nhất là FPT.CA – giải pháp chữ ký số toàn diện cho doanh nghiệp Việt. Sản phẩm trang bị thiết bị lưu khóa bí mật đạt bảo mật FIPS 140-2 mức 4, cao nhất trong tiêu chuẩn bảo mật thiết bị, được công nhận bởi chính phủ Mỹ và Canada.
Hiện FPT.CA đã và đang nhận sự tin dùng bởi hơn 100.000 khách hàng, giúp giảm thời gian thực hiện hợp đồng giấy theo cách truyền thống từ 2-3 ngày xuống 10 phút cùng chi phí chưa đến 1/10. Song song đó, việc ký kết còn có thể diễn ra bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời gian nào.
Các chỉ số chứng khoán chính trên HOSE đều tăng trưởng mạnh
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2020 các chỉ số chứng khoán chính trên HOSE đều có mức tăng trưởng đáng kể.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp 4 tháng trên HOSE. Ảnh minh họa: Văn Giáp/TTXVN
Cụ thể, trong tháng 4, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mức 769,11 điểm, tăng 16,09% so với thời điểm cuối tháng 3/2020; VNAllshare đạt 690,74 điểm, tăng 16,78% và VN30 đạt 715,33 điểm, tăng 17,12%.
Đáng chú ý, một số chỉ số ngành có sự tăng trưởng nổi bật trong tháng 4. Đơn cử như chỉ số ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCOND) tăng đến 30,96% so với tháng trước đó, ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 26,95%, ngành hàng tiện ích (VNUTI) tăng 26,31%...
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu trong tháng 4/2020 đạt hơn 5.420 triệu cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt 84.142 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 4.207 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 271 triệu cổ phiếu/phiên tương ứng tỷ lệ giảm lần lượt là 5,39% và 0,36% so với tháng trước.
Cũng theo HOSE, trong tháng 4, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 24.230 tỷ đồng, chiếm 13,96% tổng giá trị cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 6.021 tỷ đồng. Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm: HPG (99,36 tỷ đồng), FPT (87,33 tỷ đồng), VHM (48,36 tỷ đồng), HCM (40,52 tỷ đồng), và PHR (32,60 tỷ đồng).
Theo phân tích của các công ty chứng khoán, sở dĩ thị trường chứng khoán phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4 là nhờ Việt Nam kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, thị trường giảm mạnh trong tháng trước đó đã tạo ra sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư. Chính dòng tiền mới này đã giúp thị trường hồi phục mạnh trong những tuần đầu tháng 4 trước khi đi ngang do cú sốc của giá dầu thế giới...
Tính đến hết ngày 29/4, trên HOSE có 381 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chỉ quỹ ETF, 53 chứng quyền có bảo đảm và 42 trái phiếu niêm yết; tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt 89,03 tỷ cổ phiếu.
Tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt 2,68 triệu tỷ đồng, tăng 16,02% so với tháng trước và đạt khoảng 37,12% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
Viễn thông - Tin học Bưu điện (ICT) lên kế hoạch tăng trưởng 11% trong năm 2020 Theo báo cáo thường niên 2019 của Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện (mã chứng khoán ICT - HOSE), kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2020 với chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất 2.548 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng, đồng loạt tăng 11% so với mức thực hiện năm 2019....