Thi trên điện thoại, máy tính: Hà Nội áp dụng ra sao?
Việc các trường tại TP.HCM bắt đầu tiến hành cho học sinh thi trên máy tính bảng, điện thoại thông minh với ưu điểm ra khỏi phòng thi biết điểm luôn, không tốn tiền in giấy làm bài, hạn chế được tối đa tiêu cực nên có nhiều ý kiến ủng hộ. Tuy nhiên, ở Hà Nội thì chưa trường nào áp dụng theo hình thức thi này.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) tham gia bài thi trực tuyến giữa kỳ môn Toán. Ảnh: Internet
Hà Nội: chưa có chủ trương?
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, bắt đầu từ năm học 2018-2019, các trường phổ thông tại thành phố sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin.
5 trường THPT là chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du sẽ thí điểm mô hình trường học thông minh. Việc thí điểm này trên cơ sở xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử.
Cụ thể, cách đây hơn 2 tuần, trường THPT Trần Hữu Trang, TP.HCM làm bài thi giữa kỳ môn Toán, thời gian làm bài 45 phút, thông qua ứng dụng công nghệ. Thay vì làm bài thi qua giấy kiểm tra như thông thường, học sinh làm bài trực tiếp trên điện thoại, hoặc máy tính kết nối wifi của nhà trường.
Tương tự trước đó, trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) lần đầu tiên áp dụng hình thức thi trên máy tính, môn đầu tiên là Toán.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV tại các trường thuộc thành phố Hà Nội, hiện chưa có trường học nào áp dụng cho học sinh thi với hình thức thi trên máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng Khảo thì và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT Hà Nội ) cho biết, ở Hà Nội chưa có trường học nào áp dụng hình thức thi trên máy tính bảng, điện thoại thông minh.
Video đang HOT
“Hiện tại, Sở chưa có chủ trương thay đổi cách thi, đánh giá học sinh theo cách này”- ông Toản khẳng định.
Nên áp dụng thế nào cho hiệu quả?
Về vấn đề thi trên máy tính bảng, điện thoại thông minh, Ông Nguyễn Cao Cường, hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, Hà Nội cho rằng, việc ứng dụng công nghệ vào thực tiễn không chỉ là khảo thí, cũng là việc nên làm. Điều quan trọng là người thực hiện cần xuất phát từ nhu cầu gì? Mục đích gì? Làm như thế nào? Và ai làm?
“Xu thế hiện tại và tương lai (nói chung chung là 4.0) thì việc ứng dụng tin học vào thực tiễn là điều nên làm”- ông Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng theo ông Cường, cần có lộ trình để chứng minh tính hiệu quả và rút ra những điểm yếu, điểm mạnh của mỗi cách thi.
Ông Đào Tuấn Đạt, hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cho rằng, việc thay đổi hình thức thi trên máy, trên điện thoại thông minh có thể áp dụng tùy vào bài thi và yêu cầu của kỳ thi. Ví dụ, việc kiểm tra trong phạm vi trường và trắc nghiệm thì nên.
Tuy nhiên, cũng theo Ông Đạt, vấn đề ra đề thi là vấn đề quan trọng. Giáo viên ra đề, thay số hay trộn đề là rất vất vả.
“Nếu lương nhà nước như hiện tại mà bắt giáo viên làm đề thêm thì không giáo viên nào muốn làm”- ông Đạt nhấn mạnh.
Là giáo viên dạy tin học của trường THPT Hoài Đức A ( Hà Nội), cô giáo Phạm Thị An cho rằng, việc thay đổi cách thi này sẽ tốt nếu trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên làm đề.
Tuy nhiên, theo cô An, các trường mà phụ huynh có điều kiện mới trang bị được cho học sinh máy tính bảng hay điện thoại thông minh chứ thi bằng máy tính ở trường hiện tại thì không thể đủ cho học sinh thi được.
Cô An cho rằng, như trường của cô dạy, có hai phòng máy gồm 50 máy tính, cả trường có tất cả 1.600 học sinh. Vì lượng các em có điện thoại, máy tính bảng cá nhân không nhiều nên nếu thi bằng máy của nhà trường phải chia làm nhiều ca.
“Nếu thi riêng rẽ từng môn, từng lớp thì có thể được chứ thi tập trung sẽ không khả thi. Nếu áp dụng với trường ít học sinh thôi chứ với các trường cơ sở vật chất chưa đủ thì khó có thể thực hiện được”- cô An chia sẻ.
Mặt khác, theo cô An, vấn đề xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn để cho hàng 1.600 học sinh thi không phải là điều đơn giản: “Tôi nghĩ với giáo viên già có thể tập huấn tin học cho các cô nhưng nếu làm đề mà không được hỗ trợ thêm ngoài lương thì khó có thể đòi hỏi giáo viên thay đổi thi cử theo cách mới này được”- cô An nói.
Cô An cũng chia sẻ, việc thay đổi hình thức thi này sẽ tránh tối đa được gian lận trong thi nhưng lại dẫn tới lộ đề.
“Ngân hàng câu hỏi chỉ có vậy dù đã tráo đổi, mỗi học sinh một đề. Tuy nhiên, ca sau sẽ biết một số câu của ca trước . Ngân hàng có lớn cũng khó có thể bao kín được. Sẽ có câu hỏi lặp lại. Việc thi như thế này chỉ kiểm tra được một lượng kiến thức nhất định nhưng ngân hàng đề của giáo viên lại đòi hỏi rất nhiều. Càng nhiều lần thi, khả năng lặp lại câu hỏi càng cao”- cô An nhận định.
Theo Tiền phong
Chăm chút từng cuốn sách cho học sinh vùng xa
Dự án "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" do cô Hoàng Thị Thu Hiền (58 tuổi, cựu giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM) phụ trách. Những vùng đất dự án đã đến là những nơi còn nhiều khó khăn, heo hút.
Từ Nam chí Bắc, biên giới hay đảo xa, miền núi hay miền biển... nơi đâu cũng đã từng có dấu chân của các cô giáo mang dự án đi xa.
Tâm huyết của những cô giáo về hưu
3 năm qua, cô Hiền cùng các cô Trần Thị Bích Ngà (69 tuổi), Huỳnh Thị Minh Lý (59 tuổi), Nguyễn Thị Anh Đào (57 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Diệp (59 tuổi), Tạ Thị Hoàng Khanh (59 tuổi)... là những giáo viên dạy học ở một số trường tại TPHCM đã nghỉ hưu và nhiều bạn trẻ tâm huyết cùng nhau đi đến hơn 61 huyện của 18 tỉnh thành trên cả nước mang sách đến cho học sinh vùng xa. Dự án đã trao 258.390 quyển sách cho 984 trường học khó khăn, tổng số tiền huy động cho dự án gần 6 tỷ đồng. Mỗi trường dự án tới sẽ được trang bị hàng trăm đầu sách, với nhiều chủ đề thiết thực như sách kỹ năng sống, cách hành xử tử tế, đạo đức, các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới...
"Sách hay dành cho học sinh tiểu học" đến với học sinh huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng
Trung bình mỗi năm dự án tổ chức đi hơn 20 chuyến. Những người tham gia dự án đều tự bỏ tiền túi để lo chi phí ăn ở, đi lại, sinh hoạt... Kể về chuyến trao tặng sách ý nghĩa cho học sinh Hà Giang, cô Hiền xúc động: "Đường vào những trường ở bản xa Hà Giang rất vất vả vì bùn lầy, sạt lở, nên mọi người trong đoàn phải đi bộ. Nhưng tới nơi, nhìn thấy các em học sinh bé xíu, hiền lành, rụt rè bên những trang sách mới, chúng tôi quên hết mệt mỏi. Ngoài sách hay, nhiều suất học bổng, áo ấm, một số nhu yếu phẩm cũng được những nhà hảo tâm cùng đi với chúng tôi trao tận tay các em".
Chia sẻ về cách vận động cho nguồn sách, cô Hiền cho biết: "Dự án kết nối với các nhóm từ thiện, các công ty, đơn vị, mạnh thường quân. Chúng tôi cũng kết nối với các nhóm cựu học sinh các Trường THPT Lê Hồng Phong, Trường Quốc Học - Huế và nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các bạn. Ngoài ra, dự án tích cực kết nối với các trường ở TPHCM như: THPT Lê Hồng Phong, THPT Ernst Thlmann, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Gia Định, Trường Trung học thực hành Sài Gòn... để cùng thực hiện công trình thanh niên về sách. Sau mỗi chuyến đi, kinh phí được chúng tôi tổng kết công khai trên trang Facebook để mọi người theo dõi".
Vun đắp văn hóa đọc
Ngoài trao tặng sách, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc, tạo thói quen đọc cho các em học sinh, dự án cũng hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng khả năng tìm tòi, sáng tạo của các em. Để thực sự mang đến hiệu quả thiết thực trong việc đọc sách, dự án đặc biệt chú trọng tới việc chọn sách và tạo sân chơi để các em thể hiện sau khi đọc xong mỗi cuốn sách. Các em sẽ viết bài cảm tưởng gửi về cho chương trình.
Cô Hiền cho biết dự án còn tổ chức hội thảo về vai trò của sách và tập huấn phương pháp đọc sách đến với học sinh tiểu học, tập hướng dẫn cặn kẽ cho các giáo viên cách thức để khơi gợi niềm đam mê đọc sách của học trò, hướng các em tìm kiếm những điều hay từ sách. Có lẽ vì điều này nên dự án đến nơi nào, học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều hào hứng đón nhận. Dự án đi đến đâu thầy cô ở đó trở thành thành viên tích cực của dự án. Thầy Trần Viết Lộc (công tác tại Phòng GD-ĐT huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) chia sẻ: "Thầy cô các trường ở đây thực sự thấy chương trình tập huấn ý nghĩa. Dự án là một hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho học sinh, phát huy vai trò của thư viện, nâng cao chất lượng dạy và học".
Trong 3 năm qua, dự án "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" cũng đã kết nối với Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng đại diện phía Nam tại TPHCM, đưa sách về vùng xa, vùng cao trên cả nước, góp phần hình thành thói quen đọc sách của các em từ tuổi tiểu học. Ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, cho biết: "Hội đã đồng hành với dự án vì cùng chung mục tiêu vận động hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em. Chúng tôi đã kết nối các doanh nghiệp, vận động ủng hộ tài trợ hàng tỷ đồng để mua sách hay tặng cho học sinh. Dự án sách hay cho học sinh tiểu học rất thiết thực và hiệu quả, không chỉ có nội dung bổ ích mà còn có hình thức đẹp, hấp dẫn, phù hợp nhu cầu của học sinh".
TIỂU TÂN
Theo sggp
Chuẩn bị thi trên máy tính: Bảo đảm quyền lợi của thí sinh Theo Đề án tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy được Bộ GD&ĐT công bố, từ năm 2021, các môn thi THPT quốc gia sẽ được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT mới và các thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính. Phương án thi trên máy tính nhận được nhiều...