Thị trấn kim cương đang lụi tàn
Khu mỏ ở Marange ( Zimbabwe) có trữ lượng kim cương thô lớn nhất thế giới. Những tay buôn lậu tìm mọi cách xâm nhập khu mỏ này, sẵn sàng đối mặt với những nguy hiểm và tìm mọi cách để bảo vệ những gì họ kiếm được.
“Thiên đường” buôn lậu đá quý
Người dân khai thác ở khu mỏ Marange
Ép sát người xuống mặt đất, bò qua những tảng đá gồ ghề để vào khu vực mỏ khai thác kim cương ở Marange, anh Mike Phiri vẫn bị những người lính canh gác phát hiện. Người lính tay lăm lăm súng đe dọa bắn Mike cùng những người trong hội buôn lậu kim cương của anh. Thay vì nộp tiền để được cho qua như mọi khi, lần này, Mike kiên quyết đương đầu với người lính, bởi đã hai đêm liên tiếp, nhóm của anh ta không “thu hoạch” được gì. “Nếu các ông muốn thì cứ bắn, chúng tôi không còn đồng nào nữa để nộp” – Mike kiên quyết.
Cuối cùng Mike và nhóm của anh cũng thoát được ra ngoài. Việc này xảy ra cách đây 3 tháng, và từ đó, Mike vẫn chưa dám quay trở lại khu vực mỏ kim cương được xem là mang lại lợi nhuận lớn nhất thế giới này. Khu vực này cũng là địa bàn hấp dẫn của những tay buôn lậu trên thị trường chợ đen buôn bán kim cương ở Zimbabwe và một số khu vực lân cận.
Thị trấn Espungabera, cách mỏ kim cương chính ở Marange 26 dặm, được xem là thiên đường của những tay buôn lậu đá quý. Vào khi cao điểm, người dân địa phương có thể kiếm được 2.000-3.000 USD sau khoảng 2 tuần đào bới ở Marange – một con số khổng lồ đối với những người dân ở khu vực biên giới nghèo khó.
Video đang HOT
Nhưng không phải lúc nào những người buôn lậu này cũng gặp may. Anh Nelson Chuquera, 20 tuổi kiếm được 1.500 USD chỉ sau 2 ngày đào bới ở Marange. Nhưng đó là lần đầu tiên, trong lần thứ hai, suốt 3 tuần, anh chỉ kiếm được 150 USD. Đi “săn” kim cương, người dân địa phương thường tập hợp thành những nhóm khoảng 5 người, dựng lều ở gần khu mỏ và đào bới vào ban đêm để tránh bị phát hiện.
Để vào được khu mỏ, người dân địa phương phải vượt qua hàng rào dây thép gai, lẩn tránh lính gác, các nhân viên an ninh và lực lượng bảo vệ tư nhân. Họ sẽ lần tìm những chỗ không có giám sát, cắt hàng rào chui vào khu mỏ. Đôi khi họ cũng phải hối lộ lực lượng an ninh để được cho qua, mỗi người phải nộp từ 10 đến 100 USD mỗi lần. Nhưng khi trở ra, lực lượng an ninh sẽ lục soát người họ, nếu phát hiện thấy đá quý có giá trị cao, họ sẽ tịch thu. Còn những người dân phải tìm mọi cách để không bị “ sung công” hết số đá quý mà họ kiếm được. Họ sẽ bán những thứ họ đào bới được cho những thương nhân đến Lebanon, khu vực Hồ Lớn của châu Phi và những nơi khác tìm đến và thẩm định đá quý ngay tại chỗ bằng những chiếc kính lúp.
Nỗ lực ngăn chặn
Từ khi Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe bắt đầu siết chặt kiểm soát hoạt động ở các mỏ quanh thị trấn Marange, hoạt động buôn lậu kim cương ở nơi từng đem lại thu nhập hàng trăm triệu USD mỗi năm đã giảm mạnh. Sau một cuộc họp vào cuối năm 2011 với giới quan chức an ninh của quốc gia Mozambique láng giềng, chính quyền Tổng thống Mugabe bắt đầu siết chặt kiểm soát vùng biên giới để chống buôn lậu đá quý.
Nhà chức trách địa phương đã tăng số lượng binh lính tuần tra an ninh, người phát ngôn lực lượng Cảnh sát Manica, Belmiro Mutadiua cho biết. Họ cũng dựa vào những thông tin tình báo do mạng lưới người đưa tin cung cấp. Mặc dù không đưa ra những con số chính xác, nhưng ông Mutadiua nói rằng cảnh sát đã chặn được nhiều chuyến vận chuyển đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, thạch anh sang biên giới trong năm 2011.
Giờ đây, ở thị trấn kim cương này, những người kiếm sống bằng việc buôn lậu kim cương cho biết rất nguy hiểm. Lực lượng an ninh của Tổng thống Mugabe và các đội an ninh tư nhân đông đúc, khu vực khai thác được tăng cường hàng rào dây thép gai bảo vệ. Và nếu có lẻn được qua hàng rào này, họ cũng bị đội quân chó nghiệp vụ phát hiện.
Kết quả là, những nơi này giờ ngày càng vắng vẻ. Marange cũng như thị trấn Manica, nơi giáp biên giới phát triển hơn ở phía Bắc, đội ngũ những tay buôn lậu kim cương giảm đi rất nhiều. Họ dần chuyển sang nơi khác vì ở đây không còn nhiều cơ hội. Những dịch vụ “ăn theo” cũng giảm, câu lạc bộ đêm ở thị trấn vốn chủ yếu phục vụ giới buôn lậu cũng đóng cửa. Trong thị trấn Manica, cái thời của những khách hàng và thương nhân nước ngoài công khai mặc cả kim cương và mang đến các nhà hàng và doanh nghiệp địa phương để kiểm tra đã qua. Những nhà hàng giờ đây không một bóng người. “Nơi đây đã trở nên vắng vẻ, khác hẳn với thời gian trước”- anh Ibraimo Mereia, 27 tuổi nói. Mereia đã có chuyến đi cuối cùng tới khu mỏ Marange vào tháng 4 vừa qua.
Đương nhiên, “sự bay hơi” của ngành công nghiệp dưới mặt đất này là một điều tồi tệ cho người dân vùng biên giới sống chủ yếu nhờ vào buôn lậu đá quý. Hơn một nửa dân số Mozambique sống dưới mức nghèo khổ và quốc gia này nằm trong số 20 nước nghèo nhất thế giới hiện nay. Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp tự cung tự cấp, trên những con đường chật hẹp, rất nhiều người đi bộ hàng kilômét để lấy nước hay lương thực thực phẩm và vận chuyển chúng bằng cách đội trên đầu. Tuy nhiên, Mozambique lại rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản như vàng, đồng, sắt và phần lớn chưa được khai thác.
Theo ANTD
Chiêu độc chống HIV: Bắt phụ nữ phải bẩn và xấu!
Một chính trị gia Zimbabwe khẳng định như đinh đóng cột rằng muốn ngăn chặn tình trạng lây lan chóng mặt của căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS thì phụ nữ cần phải hạn chế tắm rửa và cạo sạch tóc để không hấp dẫn đàn ông nữa!
Thượng nghị sĩ Morgan Femai gây sốc với kế hoạch phòng chống HIV mới
Thượng nghị sĩ Morgan Femai đã khiến nhiều người không khỏi sốc khi phát biểu trong một cuộc hội thảo rằng căn bệnh chết người đang lây lan mạnh vì đàn ông không thể "chống cự" nổi những phụ nữ hấp dẫn.
Không những thế, vị chính trị gia này còn đề xuất đưa ra dự luật buộc phụ nữ cần phải hạn chế sự hấp dẫn của mình lại để bảo vệ đàn ông!
Báo chí địa phương đưa tin, ông Femai so sánh kế hoạch mà ông rất tâm đắc của mình với một số giáo phái đạo Cơ-đốc trong đó quy định phụ nữ phải cạo đầu.
Ông nói: "Tôi đề xuất chính phủ nên theo đuổi một điều luật quy định phụ nữ phải cạo tóc giống như những người giáo phái Apostolic. Họ cũng không nên tắm vì việc đó cũng gây nhiều vấn đề".
Thượng nghị sĩ Femai - thành viên của đảng Movement for Democratic Change (Phong trào Chuyển đổi Dân chủ) - đảng đối lập chính ở Zimbabwe, đã công bố kế hoạch nói trên của mình trước rất nhiều chính trị gia khác trong Nghị viện hồi tuần trước. Quốc gia Châu Phi này đang chìm trong cuộc khủng hoảng HIV trong những thập kỉ gần đây, với 14% dân số nhiễm căn bệnh chết người lây lan qua đường tình dục này. Tuy nhiên, con số chính thức nói trên được cho chỉ là "phần nổi của tảng băng".
Giải thích cho quan điểm "không giống ai" của mình, ông Femai cho rằng sự ẩm ướt của cơ thể phụ nữ khiến họ dễ tổn thương hơn với vi-rút HIV.
Ý kiến khác thường trên của thượng nghị sĩ Femai gây ra một làn sóng phản đối dữ dội trong dư luận nước này. Hàng trăm độc giả đã gửi phản hồi tới các cơ quan truyền thông địa phương, phê bình gay gắt kế hoạch của ông Femai.
Chị SekuruGora viết: "Trái tim tôi đau nhói. Chúng tôi đang ở dưới sự lãnh đạo của người đàn ông thiếu hiểu biết như vậy".
Theo NLD
Đoạn kết bi thương về cuộc đời những 'anh hùng 4 chân' Cuộc đời của những chiến binh đặc biệt này sẽ đi về đâu khi chỉ còn vài năm nữa để sống nốt phần đời còn lại sau khi không phục vụ quân đội nữa. Khi trên chiến trường, chó nghiệp vụ là những anh hùng thực sự. Với những khả năng đặc biêt, lòng dũng cảm, trung thành, chúng là phần không thể...