‘Thi trắc nghiệm Toán, thí sinh phải giải nhanh gấp 10 lần’
TS Phạm Văn Thạo khẳng định hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Toán sẽ hạn chế tình trạng học lệch, học tủ song cũng yêu cầu thí sinh tăng tốc độ giải gấp 10 lần.
Năm 2017, Bộ GD&ĐT đổi mới kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, trừ Văn, các môn khác thi bằng hình thức trắc nghiệm. Thông tin này từng khiến nhiều phụ huynh, học sinh hoang mang, lo lắng, đặc biệt về Toán – môn vốn thi tự luận từ nhiều năm trước.
Với kinh nghiệm giảng dạy Toán hơn 30 năm, TS Phạm Văn Thạo – giảng viên trường THPT chuyên ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội) – khẳng định mỗi hình thức thi có ưu, nhược điểm khác nhau.
Phát biểu tại buổi giới thiệu bộ sách Chìa khóa Chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2017 diễn ra ngày 15/1 tại Hà Nội, ông nhận định: “Đổi mới giáo dục, đặc biệt là đổi mới nội dung chương trình, phương pháp học tập và giảng dạy, đổi mới thi cử và tuyển sinh là việc làm tất yếu. Do đó, học sinh không thể học lệch tủ vì nội dung các câu hỏi bao phủ lên toàn bộ chương trình lớp 12″.
TS Phạm Văn Thạo cho rằng hình thức thi trắc nghiệm yêu cầu thí sinh giải toán nhanh gấp 10 lần so với khi làm bài tự luận. Ảnh: T.V.
Vấn đề chính đối với môn Toán là thời gian làm bài ngắn và số câu hỏi tăng lên. Nếu thi tự luận như trước, học sinh có 180 phút để làm 10 câu, trung bình có 18 phút để giải một câu.
Song khi thi trắc nghiệm, các em cần làm 50 câu trong vòng 90 phút, tức là chỉ có khoảng 1,8 phút để giải quyết một câu.
Theo ông, với phương pháp này, học sinh cần tăng tốc độ xử lý thông tin và giải toán lên gấp 10 lần. Ngoài ra, số câu hỏi khó cũng tăng lên, thi tự luận có 1 – 2 câu hỏi khó, còn thi trắc nghiệm 7 – 10 câu hỏi khó.
Đây là những khó khăn cơ bản học sinh gặp phải khi bộ chuyển thi môn Toán từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm.
Trước đó, nhằm hỗ trợ thí sinh làm quen với việc thi trắc nghiệm Toán, TS Phạm Văn Thạo quyết định mở trang web giới thiệu các bài giảng trực tuyến, đồng thời tổ chức tư vấn online, cung cấp cho các em một số “mẹo” khi làm bài.
Ông cũng biên soạn sách, tổng hợp 22 chuyên đề môn Toán bám sát ma trận đề thi và đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT.
Video đang HOT
Ông chia sẻ cuốn sách được viết từ nhiệt huyết của trái tim, sự cố gắng, niềm say mê và trách nhiệm với các thế hệ học sinh, hy vọng nó sẽ hỗ trợ các em vượt qua khó khăn, đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Theo Zing
Bỏ điểm sàn, trường kém chất lượng sẽ tuyển sinh ồ ạt?
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, việc bỏ điểm sàn đại học có thể là cơ hội để một số trường tuyển sinh ồ ạt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo đại học.
Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học, cao đẳng nhóm ngành sư phạm năm 2017.
Theo đó, trong mùa tuyển sinh tới, Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) sau 12 năm áp dụng. Thông tin này khiến nhiều người tranh luận về việc "thả cửa" ngưỡng đầu vào khiến các trường tốp dưới "vơ vét" thí sinh, ảnh hưởng chất lượng xét tuyển.
Bỏ điểm sàn có hợp lý?
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc bỏ điểm sàn tại thời điểm hiện tại là không hợp lý.
Nhìn chung, quy định này sẽ không ảnh hưởng tới các trường tốp trên nhưng nó lại tạo cơ hội để các trường kém chất lượng hạ điểm chuẩn, tuyển sinh ồ ạt. Chất lượng đầu vào thấp dẫn tới chất lượng đầu ra kém, số sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường tăng.
"Cân bằng chất lượng - số lượng vẫn là bài toán khó ở nước ta. Nhiều trường tuyển số lượng lớn dẫn tới chất lượng đào tạo thấp. Nếu không khống chế đầu vào, tình hình càng nghiêm trọng", ông Dũng nhận định.
Vì thế, theo ông Dũng, điểm sàn là cần thiết khi số trường đạt chuẩn ở nước ta chưa nhiều.
Có góc nhìn khác, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng quy định này không hẳn sẽ giảm chất lượng đào tạo đại học.
Thí sinh được lợi khi Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn? Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Việc bỏ điểm sàn không ảnh hưởng trường Bách khoa vì các năm trước, điểm trúng tuyển của trường luôn cao hơn điểm sàn. Bộ "mở đầu vào" sẽ tạo cơ hội cho một số trường hạ điểm chuẩn để thu hút thí sinh nhưng số này không nhiều.
"Đến lúc nào đó, tính cạnh tranh, tự đảm bảo chất lượng của ngành giáo dục phải hình thành, trở thành thuộc tính của từng trường. Các trường phải giữ uy tín, không thể tuyển sinh đầu vào quá thấp", ông Điền nêu quan điểm.
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Thủy Lợi, cũng ủng hộ phương án bỏ điểm sàn. Ông giải thích "mở đầu vào, siết chặt đầu ra" đang là xu thế chung của thế giới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm trước, Bộ GD&ĐT quy định điểm sàn nhưng hàng loạt thí sinh trên ngưỡng này không đăng ký xét tuyển đại học. Điều này cho thấy thí sinh đã biết tự chọn đường đi cho bản thân, không cố gắng vào đại học bằng mọi cách.
Do đó, bộ quyết định bỏ điểm sàn, quy định điều kiện cần chung nhất là điểm tốt nghiệp THPT. Còn lại, các trường phải cân nhắc để đảm bảo chất lượng đào tạo, uy tín của trường.
Theo ông Tuấn Anh, chỉ cần Bộ GD&ĐT thực hiện việc kiểm soát chất lượng đầu ra chặt hơn với các trường, những em có điểm thi thấp quá sẽ chủ động không theo đại học.
Bộ GD&ĐT bỏ điểm sàn có thể coi như bước tiến trong quá trình thực hiện tự chủ đại học, không chỉ trao quyền cho các trường, mà đồng thời cho thí sinh quyền tự chọn.
PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận định dự thảo mới phù hợp xu thế chung và cơ chế thị trường. Ông giải thích khi không còn điểm sàn, nhiều trường có thể hạ điểm chuẩn. Tuy nhiên, học đại học hay không là quyền tự quyết của thí sinh.
Trên thực tế, trong kỳ thi THPT quốc gia năm ngoái, phần lớn thí sinh đạt điểm trên sàn nhưng số lượng đăng ký xét tuyển đại học không cao, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu dù hạ điểm chuẩn hay có thêm ưu đãi thu hút người học.
Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định bỏ điểm sàn không ảnh hưởng chất lượng đào tạo vì thí sinh sẽ không ứng tuyển vào những trường lấy điểm quá thấp.
Ông nói thêm quy định mới có thể mở ra giai đoạn cạnh tranh quyết liệt giữa các trường trong tuyển sinh, cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo.
Khó giải quyết tình trạng &'ảo'
Hồ sơ "ảo" luôn là vấn đề được quan tâm trong các mùa tuyển sinh. Theo dự thảo mới, thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, vấn đề này được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2016. Ảnh: Hải An.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Như vậy, dù thí sinh đủ điểm vào nhiều ngành, trường, các em chỉ được thông báo trúng tuyển vào duy nhất một ngành.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng xây dựng cổng thông tin tuyển sinh để các trường lọc ra danh sách trúng tuyển chính thức, tránh tình trạng "ảo".
Dù vậy, nhiều trường vẫn phân vân về mức độ khả thi của các biện pháp lọc "ảo'. PGS.TS Lưu Văn An cho rằng dự thảo này tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh nhưng các trường sẽ khó khăn, vất vả hơn trong quá trình tuyển sinh do tình trạng hồ sơ "ảo".
Ông Đỗ Văn Dũng cũng khẳng định đây là vấn đề chưa thể giải quyết được. Ông cho rằng nếu chạy tốt, phần mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT sẽ hạn chế "ảo" nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.
Ông Dũng cũng bày tỏ lo ngại hệ thống sẽ quá tải khi học sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, tạo thành cơ sở dữ liệu quá lớn.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề xuất Bộ GD&ĐT hạn chế số lượng nguyện vọng, thí sinh chỉ được đăng ký hai trường, mỗi trường hai ngành như năm 2015. Ngoài ra, bộ nên để các trường tự xét tuyển rồi gửi thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn lên rồi chạy phần mềm tuyển sinh. Như vậy, hệ thống mới hoạt động hiệu quả.
Bộ Giáo dục tính bỏ điểm sàn tuyển sinh đại học Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng, có thể điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi và bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng. Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh chính quy hệ đại học, cao đẳng nhóm ngành sư phạm năm 2017. Theo đó, nhiều...