Thi trắc nghiệm dễ chấm nhưng không đánh giá đúng năng lực
Theo ông Phạm Tất Thắng, thi trắc nghiệm dễ chấm, dễ lượng hóa nhưng lại không đánh giá được năng lực thực sự của học sinh, nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo đó, 4/5 bài thi theo hình thức trắc nghiệm, chỉ có bài thi môn Ngữ văn tự luận.
Ông Phạm Tất Thắng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã chia sẻ xung quanh vấn đề này.
- Thưa ông, có ý kiến cho rằng thi trắc nghiệm sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng năng lực của học sinh, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Trước hết, việc tổ chức dạy học như thế nào thì phải có hình thức thi cử, đánh giá phù hợp để có thể đánh giá được kiến thức của học sinh.
Thứ hai, dù là trắc nghiệm hay tự luận thì mỗi phương án đều có ưu thế riêng. Trắc nghiệm thì dễ chấm, dễ lượng hóa, dễ chính xác nhưng lại không đánh giá được năng lực thực sự của học sinh, nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô. Tức là có khi cứ tích A cả, có khi có xác suất trúng bao nhiêu trong đấy rồi. Nhiều khi cũng không đánh giá được khả năng diễn đạt, phân tích, tổng hợp của học sinh.
Việc tổ chức thi, theo tôi, thứ nhất, ảnh hưởng đông đảo mọi người trong xã hội, đặc biệt là học sinh và phụ huynh học sinh, ảnh hưởng tới tương lai của các em liên quan việc tuyển sinh đại học, cao đẳng, cho nên việc thi cử nên có tính ổn định tương đối.
Thứ hai, mỗi hình thức tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu thế riêng của nó. Cho nên làm sao kết hợp được để vừa thuận tiện cho quá trình tổ chức thi, chấm thi, công bố kết quả, nhưng cũng vừa đánh giá được năng lực thực sự của học sinh một cách khách quan, công bằng.
Với kỳ thi quốc gia, chúng ta có hai mục tiêu là đánh giá học sinh có trình độ để tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Ông Phạm Tất Thắng cho rằng thi trắc nghiệm nhiều khi là xác suất như thi bằng lái xe máy, ôtô. Ảnh: Lao Động.
Video đang HOT
- Kỳ thi THPT năm 2016 có lượng thí sinh ảo đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng rất nhiều, vậy kỳ thi THPT năm 2017, theo ông cần có giải pháp như thế nào để khắc phục?
- Qua làm việc với Bộ GD&ĐT, chúng tôi thấy rằng kỳ thi năm 2016, Bộ đã có một số giải pháp. Ví dụ mỗi trường, thí sinh được đăng ký 2 nguyện vọng, còn sau đó nếu thay đổi mới thay đổi. Đã đăng ký vào trường nào, nộp hồ sơ nguyện vọng vào trường nào thì phần mềm của bộ sẽ tự động khóa để thí sinh không đăng ký được những trường khác.
Theo tôi, đó là những giải pháp tích cực. Tuy nhiên việc tổ chức mới kỳ thi chung trên phạm vi cả nước với số lượng thí sinh lớn, và chúng ta cũng phải tôn trọng nguyện vọng của học sinh và sự thay đổi của các em trong quá trình làm hồ sơ. Cho nên, chúng ta cũng phải chấp nhận một tỷ lệ thí sinh ảo nào đó.
Tôi nghĩ, Bộ GD&ĐT phải tiếp tục có những giải pháp làm sao công bố kỳ thi, phương thức tổ chức thi, và đặc biệt là phương thức xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng sớm hơn để thí sinh có điều kiện suy nghĩ, lựa chọn nguyện vọng của mình một cách chính xác với sở trường của các em và gia đình. Điều này cũng đảm bảo để cho các trường có thể tuyển được đủ số lượng thí sinh theo khả năng đào tạo của mình.
Theo Xuân Hải / Lao Động
Dự thảo thi THPT quốc gia: Bùng nổ lò luyện thi trắc nghiệm
Trong khi phương án thi THPT quốc gia 2017 chưa được Bộ GD&ĐT công bố chính thức, nhiều trường như ngồi trên đống lửa, lên phương án dạy học theo phương pháp mới.
Trung tâm luyện thi theo phương pháp trắc nghiệm, học theo tổ hợp môn được quảng cáo, mời chào, học sinh bắt đầu hành trình luyện thi cấp tốc...
Chạy đua học thêm
Một trung tâm ở Hà Nội đã mời chào học sinh tham gia khóa luyện thi online theo phương thức trắc nghiệm và tổ hợp môn. Đặc biệt, trung tâm này chào mời thí sinh đăng ký luyện thi với dòng: "Ưu đãi khủng khởi động kỳ thi 2017" với các gói combo khá mới.
Ví dụ, gói combo gồm môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh, Văn kéo dài nhiều tháng có giá gốc 1.800.000 đồng nay giảm giá còn 1.350.000 đồng; Gói combo theo tổ hợp môn KHTN hoặc KHXH có giá gốc 2.400.000 đồng nay giảm còn 1.800.000 đồng; combo theo khối A,B hoặc A1,D1 có giá 5.200.000 đồng nay giảm xuống còn 3.600.000 đồng.
Học sinh đăng ký giữ chỗ sẽ mất thêm phí 100.000 đồng/người.
Trung tâm luyện thi chào mời gói luyện thi khởi động mùa thi 2017. Ảnh: Tiền Phong.
Theo quảng cáo, học sinh sẽ được các giáo viên nổi tiếng rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, khoanh vùng kiến thức lớp 12, bỏ qua một số kiến thức khó, thay mới 100% đề luyện thi so với mọi năm.
Bên cạnh đó, các lớp về môn Khoa học tự nhiên (Lý - Hóa - Sinh) và Khoa học xã hội (Sử - Địa - Giáo dục công dân) cũng được trung tâm lên chương trình học tập. Đặc biệt, môn Toán được trung tâm ưu ái mở thành một lớp học riêng về Toán trắc nghiệm.
Học sinh đăng ký học, được rèn luyện các kỹ năng cần để có kết quả tốt cho môn Toán trắc nghiệm như: kỹ năng sử dụng máy tính casio, phương pháp ước lượng. Tuy mới lên kế hoạch và chưa khai giảng, khóa học đã có hơn 1.000 học sinh đăng ký.
Chị Nguyễn Thị Bình có con học lớp 12 tại Trường THPT Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Ngay từ khi có dự kiến phương án thi, con lo lắng, gia đình rất hoang mang nên đăng ký cho con học thêm ở nhiều nơi".
Theo chị Bình, con học khối A nên các môn Toán, Lý, Hóa có kết quả khá, lâu nay mẹ chỉ thúc giục học Văn, Ngoại ngữ. Nay với hình thức thi trắc nghiệm, con phải ôn thêm cả môn Sinh học tổng cộng mỗi tuần 4 buổi, chưa kể học ở trường...
Theo tìm hiểu của PV, nhiều học sinh ngoài chương trình học chính khóa, đã nháo nhào đi học thêm ở các lò luyện thi ở cả nhà các giáo viên bộ môn.
Trường hoang mang, chờ đợi
Ông Lê Ngọc Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội, cho biết, hiện một số môn trường đã triển khai dạy học, định hướng kiểm tra, đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm. Ngoài học chính trong chương trình buổi sáng, buổi chiều học sinh cũng đã được tham gia học thêm các môn theo nguyện vọng.
Ông Hoa nói thêm, ngay sau khi có dự thảo phương án thi với nhiều thay đổi, trường đã phổ biến cho giáo viên, học sinh để chuẩn bị tinh thần. Dù thời điểm này, trường vẫn chờ đợi phương án chính thức, đề mẫu của bộ nhưng để học sinh kịp làm quen phương án thi mới, trường đã tổ chức họp các tổ giáo viên để triển khai sinh hoạt chuyên đề theo hình thức thi trắc nghiệm.
Các giáo viên được khuyến khích tìm tòi tài liệu, điều chỉnh cách dạy, luyện học sinh phương pháp học, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm. Riêng các môn trong tổ hợp môn Khoa học xã hội, đặc biệt có môn Giáo dục công dân dự kiến năm nay mới thi, trường đã họp với giáo viên lên kế hoạch dạy học cụ thể.
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội cũng thông tin với phương án thi mới trường chỉ đạo giáo viên chủ động rèn luyện thêm một số kỹ năng như sử dụng máy tính cầm tay; tổ chức thêm một số chuyên đề dạy học để học sinh bắt kịp kỳ thi.
Riêng đối với môn Toán, thầy Nhâm nói thêm: "Trước đây, giáo viên chỉ dạy học sinh cách tư duy, lập luận, trình bày thì nay tổ Toán được chỉ đạo điều chỉnh ngay cách dạy làm sao rèn luyện cho học sinh cách giải nhanh, sử dụng phương pháp thử, loại trừ, thao tác máy tính cầm tay...".
Trong khi đó, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội), ông Nguyễn Thế Quang, cho biết, hiện tại trường vẫn dạy học theo sách giáo khoa nhưng cũng chủ động cho phương thức thi trắc nghiệm và thi theo tổ hợp môn. Cụ thể, giáo viên các bộ môn sẽ tự soạn các bộ đề thi trắc nghiệm để khi có quyết định chính thức phải bắt tay vào dạy học ngay.
Theo ông Quang, phương thức thi trắc nghiệm có thể đánh giá kiến thức học sinh trên diện rộng hơn nhưng cũng sẽ có yếu tố may rủi. Ví dụ, có học sinh tích bừa trong số 50-60 câu hỏi, xác suất đúng có thể không bị điểm liệt như mọi năm.
Cô Đoàn Thị Kim Oanh, giáo viên dạy Toán lớp 12, Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn trước phương án mới. Theo cô Oanh, lâu nay chương trình, sách giáo khoa chưa có phần dạy học theo hình thức trắc nghiệm, nếu bộ áp dụng trong năm nay học sinh, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cô Oanh cũng nói thêm, môn Toán có đặc thù là quá trình trình bày bài giải sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, tư duy vì thế nếu áp dụng thi trắc nghiệm sẽ giảm đặc thù môn học.
Tại TP.HCM, không khí luyện thi vẫn chưa có dấu hiệu nóng lên bởi tâm lý cẩn trọng của học sinh lẫn các trung tâm luyện thi. Giám đốc một trung tâm luyện thi cho biết, từ khi đổi mới thi cử các năm 2015 và 2016, các trung tâm luyện thi rơi vào thế khủng hoảng do học sinh thi theo địa phương.
"Năm nay dù vẫn tiếp tục thi theo địa phương nhưng hình thức và cấu trúc đề thi thay đổi theo hướng bất ngờ nên có thể nhiều học sinh phải đi luyện thi trở lại để có đủ kiến thức. Tuy nhiên, có đề thi minh họa thì lúc đó các trung tâm mới tiến hành làm đề thi, học sinh mới đi luyện thi nhiều", vị này nói.
Theo Nguyễn Hà - Nguyễn Dũng / Tiền Phong
Đề xuất không gộp 3 môn thành một bài thi THPT quốc gia 2017 Theo TS Tăng Thị Thùy, khi chưa tích hợp được môn học, Bộ GD&ĐT không nên gộp ba môn thành một bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. TS giáo dục Tăng Thị Thùy tốt nghiệp ĐH Chi Nan (Đài Loan, Trung Quốc), nghiên cứu sâu về đo lường đánh giá. Nữ tiến sĩ có những chia sẻ với Zing.vn xung...