Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính được thực hiện như thế nào?
Thi tốt nghiệp THPT trên máy tính dự kiến sẽ được triển khai sau năm 2021, tuy nhiên hình thức này đã được triển khai tại Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2015 đến nay.
Theo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020 của Bộ GD&ĐT, phương thức thi được đề xuất là tổ chức thi trên giấy như hiện nay, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Đối với phương thức tổ chức thi trên máy tính, thí sinh có thể tham gia dự thi một số đợt trong năm tại các địa điểm của các tổ chức khảo thí độc lập đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Lộ trình triển khai giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD&ĐT đề xuất cơ bản giữ ổn định như kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, thực hiện một số điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phương thức tổ chức thi.
Đặc biệt, giai đoạn này, Bộ sẽ thí điểm tổ chức thi trên máy tính để từng bước áp dụng phương thức thi này phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp với điều kiện thụ hưởng giáo dục và cách tiếp cận công nghệ thông tin của học sinh.
Thi trên máy tính đã được ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức trong 4 năm qua.
Sau khi Bộ GD&ĐT đề xuất phương án nói trên đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của nhiều phụ huynh, chuyên gia, nhà quản lý giáo dục về tổ chức thi trên máy tính. Dù còn nhiều băn khoăn, song đây là phương án khi được triển khai sẽ dựa trên nhiều yếu tố, có tổ chức thí điểm trước khi triển khai chính thức…
Video đang HOT
Trên thực tế, thi trên máy tính không còn xa lạ đối với nhiều quốc gia phát triển, đó là các kỳ thi dành cho học sinh trung học, khi tham gia kỳ thi này, học sinh sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Tại Việt Nam, ĐH Quốc gia HN là nơi được lựa chọn để tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trong tuyển dinh đầu vào, làm cơ sở để triển khai kỳ thi quốc gia chung.
Từ năm 2015 đến nay, ĐH Quốc gia HN đã mở rộng kỳ thi trên máy tính tại nhiều tỉnh, thành trên phạm vi cả nước, ngày càng thu hút số lượng thí sinh đăng ký dự thi. Nhiều trường đại học cùng phối hợp tổ chức, sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực quốc gia.
Ghi nhận tại kỳ thi cho thấy, các thí sinh tham gia dự thi với tâm lý rất thoải mái, tự tin và nghiêm túc. Các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết không làm ảnh hưởng tới việc tổ chức thi. Một điểm khác biệt nữa so với kỳ thi “truyền thống”, đó là thi trên máy tính của ĐH Quốc gia Hà Nội thí sinh biết điểm luôn, việc công bố điểm cũng diễn ra khá nhanh.
Để tham dự kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh sẽ phải thực hiện bài thi đánh giá năng lực gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Kết quả bài thi có giá trị để đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia HN và vào các trường khác đã được ĐH Quốc gia HN đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.
Riêng bài thi ngoại ngữ gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi. Thí sinh thực hiện bài thi đánh giá năng lực và bài thi ngoại ngữ trực tiếp trên máy tính, tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn. Thí sinh lần lượt làm hết phần bắt buộc, sau đó làm phần tự chọn. Bài thi hợp lệ phải làm cả phần bắt buộc và phần tự chọn (1 trong 2 nội dung tự chọn).
Về phương pháp chấm điểm, bài làm của thí sinh được chấm trực tiếp trên máy bằng các phần mềm thích hợp. Kết quả thi của thí sinh được tính bằng tổng số câu trả lời đúng trong bài thi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được điểm. Tổng điểm toàn bài là 140 điểm.
Một quy định quan trọng trong kỳ thi trên máy tính của ĐH Quốc gia HN đó là thí sinh không được phép ghi âm, chụp ảnh hoặc sao lưu, chia sẻ thông tin về các câu hỏi thi của đề thi dưới bất cứ hình thức nào.
Theo gia đình
Nhiều ý kiến ủng hộ thi THPT quốc gia 2021 trên máy tính
Sau khi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo Dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sau năm 2020, nhiều ý kiến đã ủng hộ tổ chức thi trên máy tính.
Tại phiên họp Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực tại Văn phòng Chính phủ sáng 25/9, nhiều ý kiến thống nhất cần áp dụng công nghệ vào kỳ thi, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi trên máy tính theo lộ trình đảm bảo tính khả thi.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Xuân Phú
Cụ thể, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan ủng hộ dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Dự thảo phương án đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục: Kỳ thi rất mở, mở về đối tượng, mở về không gian, thời gian, mở về nội dung, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đáp ứng được Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do vậy, Dự thảo cũng giảm áp lực cho xã hội rất lớn cả về tư tưởng, kinh tế, đảm bảo khách quan, học sinh học toàn diện, không học tủ học lệch.
Tuy nhiên để triển khai, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho rằng, cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề - đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi. Năng lực của cán bộ tham gia tổ chức thi và các thầy cô giáo cũng phải được quan tâm, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin, tập huấn cho đội ngũ kĩ càng trước kỳ thi. Đồng thời phải phân cấp thật tốt: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, địa phương, các trường... trong tổ chức thực hiện.
Nói về phương án thi sau 2020, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho rằng, cần tích cực chuẩn bị chu đáo nhất cho lộ trình từng bước tiến hành thi trên máy.
Trong khi thực hiện, phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch phát triển các vùng miền, tính toán từng bước cẩn trọng, có lộ trình hợp lý để tránh xáo trộn không cần thiết. Cần quan tâm xây dựng ngân hàng đề thi, hạ tầng công nghệ - nội dung này có thể huy động các nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là DN.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thanh Long cũng đồng tình có lộ trình phù hợp áp dụng thi trên máy tính, nhưng cần sớm hoàn chỉnh ngân hàng đề thi và có cập nhật, bổ sung hàng năm. Lộ trình đổi mới, hoàn thiện kỳ thi cần được công bố để người dân hiểu rõ.
Cơ bản nhất trí với dự thảo phương án của Bộ GD&ĐT, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 GS Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cải tiến nội dung đề thi theo hướng đánh giá được năng lực người học, như kiểu thi PISA, tránh chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần.
Nhận định phương án tổ chức thi sau 2020, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội GS Nguyễn Văn Minh cho biết, cần phải xem tác động đối với xã hội, người học, tác động để có nguồn nhân lực trong tương lai ra sao và tác động đến đổi mới nói chung. Muốn hay không muốn cũng phải đưa công nghệ vào, nhưng cần quan tâm các điều kiện đảm bảo tính khả thi: Hình thức tổ chức ra sao, ngân hàng đề thế nào, hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị và cuối cùng là các chế tài và lộ trình thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội Hoàng Minh Sơn ủng hộ áp dụng công nghệ vào kỳ thi và cho rằng việc này cần làm khẩn trương nhưng có lộ trình từng bước chắc chắn. "Nếu đến năm 2025, chúng ta cơ bản áp dụng thi trên máy tính thì đó là thành công lớn mà nhiều nước chưa làm được" - ông Sơn nói.
Theo kinhtedothi
Thi trên máy tính: Cần có lộ trình chắc chắn Với việc thi trên máy tính, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải có lộ trình để thực hiện trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho học sinh; làm thận trọng trên quy mô nhỏ để đánh giá và có lộ trình mở rộng dần. Phiên họp sáng 25-9 Tại phiên họp này 25-9 của Hội đồng Quốc...