Thi tốt nghiệp THPT thời điểm này là không cần thiết
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều người cho rằng Bộ GD-ĐT phải cân nhắc kỹ, nên dừng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, thay bằng xét tốt nghiệp cho thí sinh để đảm bảo an toàn, tránh áp lực cho xã hội.
Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM) thực hiện xịt khử khuẩn chống dịch Covid-19 định kỳ, vệ sinh phòng ốc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 – ẢNH: PHẠM HỮU
Gây áp lực cho toàn xã hội
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trong thời điểm này nên bỏ thi tốt nghiệp THPT. Hiện tại, ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi, gần như chắc chắn học sinh sẽ không thi tốt nghiệp. Nếu vẫn tổ chức thi ở tất cả địa phương khác thì sẽ bất công cho học sinh ở 2 địa phương này.
Chia sẻ về vấn đề trên, hiệu trưởng một trường THPT ở TP.HCM cho rằng việc tổ chức thi đến thời điểm hiện tại là không cần thiết, gây áp lực cho cả thí sinh (TS) và xã hội. Đặc biệt, kỳ thi đặt áp lực lớn lên vai ngành y tế, và những người nằm trong ban tổ chức vì phải gồng mình để đảm bảo an toàn cho hàng triệu TS tham gia.
“Ở TP.HCM, tỷ lệ học sinh rớt tốt nghiệp năm trước chưa tới 3%, vậy chúng ta tổ chức một cuộc thi tốn hàng trăm tỉ đồng chỉ để sàng lọc 3% học sinh để làm gì? Tôi cho rằng, thời điểm này Bộ GD-ĐT nên trao lại cho các trường ĐH, CĐ và TS quyền lựa chọn, tự chủ. Việc công nhận đậu tốt nghiệp có thể dựa trên học bạ của các em, như vậy vừa nhanh chóng, tiết kiệm lại đảm bảo an toàn cho cả TS và cán bộ tham gia công tác trong kỳ thi này”, vị này thẳng thắn chia sẻ.
Đà Nẵng chính thức kiến nghị không thi tốt nghiệp THPT do Covid-19
Ý kiến
Hủy thi ở những tỉnh có nguy cơ cao
Sức khỏe và sự an toàn của TS, cán bộ coi thi và của cộng đồng trong thời điểm này vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Ở những tỉnh có nguy cơ cao hoặc đang có ca nhiễm thì nên hủy thi, sau này có thể thi bằng đề dự bị. Đối với những tỉnh có nguy cơ thấp và không có ca nhiễm, có thể vẫn tổ chức thi nhưng công tác tổ chức phải hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn.
Nguyễn Hữu Tài (Trưởng phòng Khảo thí – Công nghệ thông tin, Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh)
Không muốn đặt con vào tình huống nguy hiểm
Việc tập trung học sinh đi thi trong thời điểm này tôi thấy rất đáng lo. Vẫn biết các con năm nay quá vất vả trong việc học và thi, hiện các con cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, nếu hủy thì rất tội nghiệp. Nhưng đi thi trong tình trạng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thì còn đáng sợ hơn. Tôi mong muốn các con không bị đặt vào tình huống nguy hiểm.
Trần Thị Thu Hương – (Phụ huynh có con đang học lớp 12 Trường THPT Trần Phú, TP.HCM)
Nên lựa chọn sự an toàn
GS-TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, cho biết trong hoàn cảnh này, cần xác định bảo đảm an toàn là số 1. Nếu tổ chức thi tập trung thì phải lo lắng, không biết cách nào đảm bảo an toàn được. “Trong hoàn cảnh này, có thể quyết định công nhận tốt nghiệp. Việc xét tuyển của mỗi trường ĐH giao cho các trường quyết định. Hiện tại là nguồn lây trong cộng đồng, rất phức tạp. Đảm bảo an toàn là trên hết”, GS-TS Trần Hồng Quân nói.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, tác giả của hơn 50 đầu sách về giáo dục, đặt vấn đề: “Trong tình trạng hiện tại nếu vẫn cố tổ chức kỳ thi thì câu hỏi đặt ra là chúng ta lựa chọn sự an toàn cho TS hay chọn hoàn thành công việc của người lớn? Việc tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ thì chỉ các trường tốp trên cần có một bước sàng lọc TS riêng và việc này không khó. Còn phần lớn các trường ĐH, CĐ hiện nay đã tuyển sinh khá đại trà nên không nhất thiết phải dựa vào kết quả từ kỳ thi THPT”.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng ngày 2/8: Thêm 4 ca mắc mới ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và TP. HCM
Tâm lý bất an ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi
Ông Thiều Quang Thịnh, giáo viên Trường THPT Long Thới (H.Nhà Bè, TP.HCM), cho rằng nếu đồng ý với phương án đặc cách cho TS Đà Nẵng, Quảng Nam thì cũng nên cân nhắc và mở rộng thực hiện việc đặc cách hoặc xét tốt nghiệp cho toàn bộ học sinh lớp 12 trên cả nước trong năm học này.
Theo ông Thịnh, học sinh những ngày qua cũng đang có tâm trạng lo lắng, bất an trước diễn biến phức tạp của dịch. Đây cũng là một áp lực lớn trong việc làm bài thi, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. “Quyết định dừng tổ chức kỳ thi này hoàn toàn là việc làm đúng thời điểm”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Cùng quan điểm, PGS-TS Đỗ Phú Trần Tình, Trưởng phòng Sau ĐH, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho rằng tâm lý bất an của TS, phụ huynh trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm bài của TS, điều này sẽ khó thực hiện được khả năng phân loại TS trong kỳ thi tuyển sinh.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), nhận định: “Nếu tổ chức thi, với khoảng 1 triệu TS trên cả nước thì có hàng triệu gia đình có con em tham gia sẽ tập trung vào kỳ thi và đông đảo thành viên tham gia từ các lực lượng xã hội, các ban ngành liên quan… Vậy cớ sao không ngưng thi để cả nước dồn tâm trí lực cho cuộc chiến chống dịch?”.
Ông Phú cũng cho hay nếu chỉ xét đặc cách cho TS Đà Nẵng và Quảng Nam thì lại làm khó cho TS ở khu vực này khi muốn xét vào ĐH, đặc biệt các trường tốp trên… Vì vậy, nếu đặc cách thì thực hiện trên cả nước và công nhận tốt nghiệp, dừng thi tốt nghiệp THPT là một giải pháp phù hợp trong tình thế cấp bách khi xã hội huy động toàn lực cho chống dịch.
Bản tin Covid-19 ngày 1.8: Lại có thêm ca tử vong, lây nhiễm cộng đồng diễn biến rất phức tạp
Xét tuyển đại học: Khối C gần như 'biến mất'?
Năm nay, ở nhiều trường THPT tại TP.HCM, không có học sinh nào đăng ký xét tuyển khối C (văn - sử - địa) vào các trường ĐH.
Học sinh nộp hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH tại Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM - ẢNH: ĐĂNG NGUYÊN
Tổ hợp xét tuyển khối C đang giảm sức hút đối với thí sinh ở các thành phố lớn trong những năm gần đây.
Không có thí sinh đăng ký
Theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM, năm nay trường có tất cả 273 học sinh (HS) chọn bài thi khoa học tự nhiên (KHTN), 200 HS chọn khoa học xã hội (KHXH) khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, đến khi xét tuyển ĐH thì các em chọn bài thi KHXH chỉ chọn khối D mà không có bất kỳ em nào theo khối C. Tình hình này diễn ra trong các năm gần đây. Theo ông Phú, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài.
Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng... Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM, cũng cho biết năm nay có đến 11/25 lớp 12 trong trường chọn bài thi KHXH dự thi tốt nghiệp. Khi xét tuyển các ngành ở trường ĐH, rất hiếm thí sinh chọn khối C.
Có tất cả 387 HS Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM, chọn bài thi KHXH, 482 HS chọn bài thi KHTN. Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Kim Anh, cán bộ phụ trách tuyển sinh nhà trường, rất hiếm HS chọn xét tuyển khối C vào các trường ĐH. Những năm gần đây, gần như không có HS nào lựa chọn khối C.
Sinh viên khối C đa số ở tỉnh ?
Tại các trường ĐH, thí sinh xét tuyển khối C đa số là ở các tỉnh. Thí sinh đến từ các thành phố lớn chủ yếu xét tuyển khối D.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ thông tin, trường xét tuyển 2 khối chính là C và D. Nhưng số lượng sinh viên vào học sau khi xét tuyển bằng khối D gấp đôi khối C.
"Thống kê số lượng thí sinh xét tuyển khối C trong 2 năm gần đây không chênh lệch nhiều. Năm 2018, có 10.675; năm 2019 có 10.601 thí sinh xét tuyển bằng khối C vào trường. Tuy nhiên, so với thí sinh khối D thì số lượng thí sinh khối C chỉ bằng một nửa. Thí sinh xét tuyển khối C đa số đến từ các tỉnh. Các trường ĐH mở ra nhiều tổ hợp cũng khiến thí sinh từ tổ hợp truyền thống C00 chuyển sang. Chẳng hạn, môn văn hiện nay có trong rất nhiều tổ hợp. Môn sử có trong tổ hợp D14 (văn - sử - tiếng Anh), môn địa có trong tổ hợp D15 (văn - địa - tiếng Anh)", tiến sĩ Hạ cho biết.
Các trường THPT tư thục ở TP.HCM có nhiều HS từ các tỉnh về học nội trú nhưng số lượng HS xét tuyển khối C cũng rất ít. Cụ thể, tại Trường THPT Nhân Việt, Q.Tân Phú, TP.HCM, HS chọn tất cả 1.113 nguyện vọng xét tuyển nhưng trong đó chỉ có 99 nguyện vọng xét bằng khối C, chiếm tỷ lệ 8,9%.
Khối giáo dục thường xuyên cũng rất hiếm thí sinh chọn xét tuyển khối C. Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, Q.5, TP.HCM, năm nay có gần 250 HS lớp 12 đang học tại trường. Tuy nhiên, vì đã định hướng từ trước nên những HS có học lực trung bình trở xuống đều đăng ký vào các trường CĐ, TCCN, học nghề. Còn khoảng 1/2 số HS chọn xét tuyển đa số vào các trường ngoài công lập. Thí sinh chủ yếu xét các khối A, A1, B00, D01.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT trong 3 năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối C để xét tuyển ĐH cũng đang có xu hướng giảm.
Học sinh không còn hứng thú với văn - sử - địa
Bà Lại Thị Thắm, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, giải thích thực tế này do cơ hội của thí sinh xét tuyển khối C ít hơn hẳn so với các khối khác. "Khi cơ hội lựa chọn ngành nghề không nhiều thì HS không chọn lựa là điều rất dễ hiểu", bà Thắm nhận định.
Học sinh xác định rõ ràng mục tiêu hướng nghiệp ?
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng nếu xét ở góc độ hướng nghiệp, việc chọn lựa của các HS hiện nay là điều nên vui. HS khi lựa chọn khối C xét tuyển vào các ngành đòi hỏi yếu tố KHXH là đã xác định được mục tiêu và lĩnh vực yêu thích, phù hợp của mình. Các em sẽ theo đuổi con đường này lâu dài hơn là chọn lựa khối thi, ngành học mà không hiểu nhiều.
Như nhóm ngành sư phạm tại trường, mấy năm nay gần như HS giỏi mới xác định theo đuổi. Tuyển sinh như vậy là đi theo xu hướng phân hóa người học vào ngành, trường phù hợp. Thực tế này cho thấy ở TP.HCM công tác hướng nghiệp tốt hơn, các em tiếp cận thông tin, ngành học kỹ hơn, biết rõ mình cần tố chất gì để học.
Ông Nguyễn Vân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương, cũng cho rằng khối C hiện nay quá ít lựa chọn đăng ký ngành học nên trong khối KHXH, HS chọn khối D nhiều hơn. Ở các thành phố lớn, nếu học khối C thì không học nhiều ngoại ngữ nên HS không lựa chọn.
Ngoài những lý do trên, ông Huỳnh Thanh Phú còn cho rằng do HS ít hứng thú với những môn học này trong trường THPT. "Môn văn nhiều năm nay rất nhiều thầy cô dạy theo văn mẫu. Chương trình học cũng theo một khuôn, không cho HS phát huy sức tưởng tượng, sự sáng tạo, quan điểm riêng... Môn sử, địa thì cũng đang học để thi là chính. HS dần mất hứng thú nên chỉ học để đối phó và không lựa chọn để xét tuyển ĐH", ông Phú giải thích.
Dưới góc nhìn từ phía trường ĐH, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho rằng ít thí sinh xét tuyển khối C không chỉ có lý do là ít ngành nghề mà còn vì ở THPT, thầy cô có tạo được sự hứng thú cho HS theo đuổi các môn học KHXH hay không.
Cha me làm gì để giúp con vượt qua áp lực mùa thi? Đây là khoảng thời gian học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2020 chịu nhiều áp lực. Cha me có cách nào giúp con vượt qua áp lực mùa thi? Thí sinh tỉnh Bình Dương tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - LÊ THANH Không áp đặt và quan tâm đến giờ...