Thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được mang máy ghi âm
Hôm qua (26/2), Bộ GD – ĐT chính thức ra quyết định về việc thí sinh thi tốt nghiệp THPT được phép mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi.
Sáng qua (26/2), Bộ GD – ĐT ban hành Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ 6/4/2013.
Trước đó, trong Hội nghị thi và tuyển sinh 2013 (22/1), nhiều vấn đề trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được đưa ra thảo luận, đặc biệt là việc chấp nhận cho thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi để hạn chế tiêu cực. Trong quy định mới của Bộ GD – ĐT dự thảo này đã chính thức được thực hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Cụ thể, điều 20 của thông tư ghi rõ: “Thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì), các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác”.
Thông tư cũng quy định rõ nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi là: ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT trung ương hoặc ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (thành phố); thanh tra giáo dục các cấp.
Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm quy chế thi: tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bảo quản bằng chứng theo quy định, xác minh tính xác thực theo thẩm quyền hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Đồng thời, sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan chức năng phải triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực và xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.
Ngoài ra, thông tư cũng bổ sung một số quy định mới về chấm kiểm tra, chấm thẩm định. Về chấm kiểm tra, mỗi hội đồng chấm thi có một tổ chấm kiểm tra bài thi tự luận, độc lập với các tổ chấm thi. Tổ trưởng tổ chấm kiểm tra phải là phó chủ tịch hội đồng chấm thi; chủ tịch hội đồng chấm thi có thể phân công một thành viên của hội đồng làm phó tổ trưởng, nếu thấy cần thiết.
Video đang HOT
Tổ chấm kiểm tra sẽ thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận.
Với chấm thẩm định, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận của các hội đồng chấm thi; hội đồng chấm thẩm định chịu trách nhiệm cuối cùng và trình Bộ trưởng việc xử lưu điểm chính thức của bài thi.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Sĩ tử có thể 'vượt rào' quy chế bằng công nghệ cao
Tại đợt 1 của kỳ thi đại học, đề môn Toán được chuyển ra sớm, ở cụm thi Quy Nhơn, một nữ sinh mang tai nghe công nghệ cao vào phòng, trong khi thị trường thiết bị có rất nhiều sản phẩm tinh vi.
Sự cố về nghi vấn "lộ đề thi Toán" lên một trang mạng xã hội vẫn đang làm nhiều người băn khoăn liệu có phải do có thí sinh mang thiết bị công nghệ cao vào phong và chuyển đề ra ngoài, trước 9h, tức chưa tới 2/3 thời gian làm bài.
Mặc dù, trong thông báo mới nhất về điều 25 Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 (tối 1/7), Bộ GD&ĐT khẳng định: Thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được ra ngoài, không xem được trực tiếp. Tuy nhiên, theo một số cuộc trao đổi và tìm kiếm thông tin mà chúng tôi thực hiện, trên thực tế, một số sản phẩm công nghệ cao được bày bán công khai có thể "qua mặt" được quy định này của Bộ.
Thí sinh đã mang thiết bị công nghệ cao vào phòng
Trong những cuộc phỏng vấn gần đây, đại diện Bộ GD&ĐT có ý kiến khuyến khích chống tiêu cực gian lận trong các phòng thi bằng việc cho phép mang các loại máy ghi âm, ghi hình không có chức năng xem lại, nghe lại và truyền ra ngoài vào phòng thi.
Tuy nhiên, theo ghi nhận từ những người bán hàng, việc kiểm soát các thiết bị này truyền tin ra ngoài là rất khó, bởi chúng được ngụy trang như những sản phẩm bình thường và rất nhỏ gọn. Những thiết bị này đều truyền tin theo hình thức không dây và hoàn toàn tự động nên dù phòng thi có bảo mật thì vẫn có thể lọt thông tin ra ngoài.
Đề thi Toán khối A và A1 bị nghi được tuồn ra ngoài trong giờ thí sinh làm bài.
Cô Bảo Chi, một giám thị coi thi tại TP.HCM cho rằng, quy định mới của Bộ GD&ĐT trong điều 25 quy chế ĐH, CĐ năm 2012 có thể sẽ "làm khó giám thị và làm phức tạp thêm quá trình tổ chức thi". Theo cô Chi, cán bộ coi thi không phải ai cũng có đủ am hiểu về kỹ thuật để phát hiện và phân biệt các thiết bị này.
Trong đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ vừa qua, các hội đồng thi đã có những biện pháp không cho phép đưa các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi trong các thông báo dán trước cửa phòng thi.
Tuy nhiên, thí sinh vẫn mang được vào, đơn cử là trường hợp một thí sinh tại cụm thi Quy Nhơn. Em này đã sử dụng tai nghe công nghệ cao, kết thúc môn Toán, giám thị phát hiện nhưng không biết thiết bị gì, sau khi lập biên bản thì cho phép thí sinh này thi xong 3 môn mới đình chỉ. Sau đó, thí sinh này xác nhận phương tiện mà em mang vào phòng thi là Bluetooth Headset Model N95 có chức năng thu phát.
Khó lường với thiết bị công nghệ cao
Một chủ cửa hàng bán các thiết bị quay lén tại TP.HCM cho biết, có rất nhiều công cụ mà dựa vào tính năng của nó, việc truyền tải đề thi sẽ đảm bảo tuyệt đối "an toàn và bí mật".
Anh C., chủ cửa hàng nói trên cho biết, có những máy quay phim lén dạng cúc áo, dạng cây bút hay dạng ngón tay... có tích hợp wireless không dây. Với tích hợp này, người sử dụng có thể vừa quay phim vừa bật wireless, sau đó truyền thẳng trực tiếp ra một thiết bị bên ngoài (máy tính, điện thoại) mà không sợ bị phát hiện. Khoảng cách để truyền hình ảnh từ phòng thi đến nơi tiếp nhận có thể đạt đến 50 mét.
Với sản phẩm công nghệ cao như chiếc bút quay lén có tích hợp wireless không dây này, chỉ cần một nút bấm, quang cảnh của phòng thi sẽ được truyền trực tiếp ra ngoài.
Tính năng truyền thông tin dạng này có thể thấy là sẽ có hiệu quả đối với những kẻ lợi dụng chúng để có âm mưu không trong sạch. Theo một chủ cửa hàng khác tại TP.HCM, hình ảnh từ những chiếc máy quay lén dạng này, nếu trong điều kiện ánh sáng bình thường có thể đọc được dễ dàng. Thêm nữa, ngoài chức năng quay phim, các loại máy này còn có chức năng chụp ảnh không gây tiếng động.
Việc chụp ảnh một đề thi môn tự luận (Văn, Toán, Sử, Địa...) sẽ diễn ra rất nhanh vì đề thi chỉ nằm trong một trang giấy, việc còn lại của kẻ ngồi ngoài hội đồng thi chỉ là ung dung mở máy tính để nhận đề.
Ngoài ra, người bán hàng còn giới thiệu cho chúng tôi những thiết bị nghe trộm. Những thiết bị nghe trộm tinh vi đến mức chúng được ngụy trang dưới dạng ổ cắm điện hoặc một chiếc USB, có tính năng như mọi chiếc USB khác.
Một người bán hàng tên M. cho rằng: "Với chiếc USB nghe trộm này, việc truyền tín hiệu âm thanh là không giới hạn không gian và khoảng cách. Chỉ cần mua một thẻ sim GSM gắn vào và bỏ thiết bị trong túi áo. Khi gọi, thiết bị sẽ tự động trả lời, và thu âm tất cả những gì diễn ra xung quanh. Những người có âm mưu xấu có thể đọc cả đề thi ra ngoài".
Hiện, trước thời điểm ngày mai kỳ thi đại học đợt 2 diễn ra, một số hội đồng coi thi đã lựa chọn giải pháp tạm thời, nếu phát hiện thấy thí sinh có mang thiết bị lạ sẽ lập biên bản, sau đó vẫn để thí sinh thi tiếp. Trong quá trình đó sẽ điều tra kỹ thiết bị, nếu thực sự vi phạm quy chế, để phục vụ mục đích gian lận thì đình chỉ thí sinh.
Theo infornet
Bộ Giáo dục giải thích về vật cấm mang vào phòng thi Trong thông báo mới nhất (tối 1/7), Bộ GD&ĐT khẳng định: Thí sinh được mang máy ghi âm, ghi hình, máy ảnh chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được ra ngoài, không xem được trực tiếp. Ngày 29/6, Bộ Giáo dục ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế. Theo đó, điểm d, khoản 3, Điều 25 trong...