Thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt: Trường đại học thay đổi phương án xét tuyển
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các trường ĐH đều có sự chuẩn bị các phương án dự phòng trong tuyển sinh năm nay cho các tình huống khác nhau liên quan đến thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh nhận giấy báo dự thi tốt nghiệp THPT – ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Xét bằng kết quả học tập THPT
Theo đề án tuyển sinh đã công bố, năm nay Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tuyển sinh chỉ dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp toán, hóa và sinh cho tất cả các ngành.
Theo PGS-TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện nay trường phải thực hiện điều chỉnh đề án tuyển sinh theo hướng phù hợp hơn với sự cho phép của Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND TP.HCM.
Ông Xuân cho biết hiện theo đề án tuyển sinh cũ, dù xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, nhưng trường vẫn quy định điều kiện đăng ký chung cho tất cả các ngành là xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên năm lớp 12, đầy đủ sức khỏe để theo học ngành đăng ký. Riêng các ngành y khoa, dược học và răng – hàm – mặt, thí sinh (TS) còn phải có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (trừ học kỳ 2 lớp 12) tối thiểu 7,0. Sau khi có kết quả trúng tuyển, trường sẽ kiểm tra học bạ và những TS không đáp ứng điều kiện này sẽ bị từ chối nhập học. “Nếu phải chuyển sang xét học bạ, có thể TS vẫn phải đạt đủ kiều kiện này trước khi nộp hồ sơ”, ông Xuân nói.
Chính thức thi tốt nghiệp THPT 2020 thành 2 đợt
Xét tuyển chung toàn quốc để tránh ảo
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu đề xuất: “Nếu phải xét học bạ thay cho điểm thi, nên chăng xét tuyển chung toàn quốc. Năm nay, Bộ đã yêu cầu nhập điểm học bạ của học sinh lên hệ thống dữ liệu thi, đây là cơ sở để thực hiện việc xét tuyển chung để giảm tỷ lệ TS trúng tuyển ảo đồng thời vào nhiều trường như việc xét học bạ hiện nay”. Cũng theo ông Lưu, nếu có tình huống này xảy ra, quy chế tuyển sinh sẽ phải điều chỉnh lại và các trường sửa đề án. Đặc biệt là thay đổi quy định ràng buộc TS trúng tuyển đợt sau phải có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước với cùng phương thức xét tuyển.
Khi không thể tổ chức kỳ thi tại một số địa phương như Đà Nẵng và 6 TP, thị xã, huyện của tỉnh Quảng Nam, theo ông Xuân, để đảm bảo quyền lợi TS, các trường ĐH có thể tính tới phương án dành một phần chỉ tiêu để xét tuyển kết quả học tập THPT với các học sinh trên các địa bàn này. Tất nhiên dù thực hiện theo cách nào, các trường vẫn phải bám sát quy chế của bộ.
Để dành chỉ tiêu cho đợt 2 thi tốt nghiệp THPT
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm nay xét tuyển theo 5 phương thức cho 5.000 chỉ tiêu. Hiện nhà trường đang trong quá trình xét tuyển diện ưu tiên theo quy định của bộ và ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển TS người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THTP nước ngoài. Phần lớn chỉ tiêu còn lại trường vẫn chờ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp (30 – 60% chỉ tiêu) và kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức (30 – 70% chỉ tiêu).
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết kỳ thi tổ chức 2 đợt, kế hoạch xét tuyển của trường sẽ tùy thuộc vào thời gian tổ chức. Nếu 2 đợt thi gần nhau và tổ chức đợt tuyển sinh chung thì mọi việc bình thường. Nhưng 2 đợt thi và đợt tuyển sinh khác nhau, trường sẽ tính toán tỷ lệ chỉ tiêu còn lại cho đợt 2 để tạo cơ hội cho TS. “Tỷ lệ chỉ tiêu còn lại sẽ phụ thuộc số lượng TS dự thi, đồng thời tham khảo số nguyện vọng mà TS dự thi đợt 2 đã đăng ký vào trường, kể cả số TS các năm trước trúng tuyển vào trường từ các địa phương này”, ông Thắng nhìn nhận.
Chỉ đạo khẩn về phòng chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM
Trong trường hợp tổ chức 2 đợt thi, tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trường sẽ thực hiện theo hướng dẫn chung của Bộ GD-ĐT. “Căn cứ trên số nguyện vọng TS thi đợt 2 đã đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vào các trường, có thể tính toán được phần chỉ tiêu cần để dành lại của các trường cho đợt sau”, ông Lưu dự tính.
Trao học bổng khuyến học Dương Quang Trung cho SV ngành Y học giỏi vượt khó
Ngày 20/6, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức lễ tưởng niệm cố Viện sĩ, tiến sĩ, bác sĩ Dương Quang Trung và trao học bổng khuyến học cho các sinh viên khó khăn học giỏi.
Phát biểu tại lễ, PGS.TS Ngô Minh Xuân - Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch ôn lại tấm gương và những đóng góp của cố viện sĩ, bác sĩ Dương Quang Trung cho sự nghiệp y tế và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TPHCM trao học bổng khuyến học Dương Quang Trung cho sinh viên
Ông Xuân cho biết: "Từ năm 2018 nhân kỉ niệm 90 năm ngày sinh nhật thầy Dương Quang Trung, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã thành lập học bổng khuyến học mang tên thầy với hai mục đích. Trong đó, vừa trao học bổng khuyến học cho sinh viên nghèo hiếu học của trường vừa tổ chức chương trình "Đĩa cơm nghĩa tình" để các sinh viên nghèo có những bữa cơm miễn phí".
Đến nay, trường đã trao được hơn 300 suất học bổng cho sinh viên và tổ chức rất nhiều "đĩa cơm nghĩa tình". Trong dịp này, nhà trường đã trao 60 suất học bổng cho các sinh viên khó khăn nhưng học tốt để khuyến khích các em tiếp tục học tập.
Đợt này có 60 sinh viên được trao học bổng khuyến học
Cố viện sĩ, tiến sĩ, bác sĩ Dương Quang Trung sinh năm 1928 và mất vào năm 2013. Ông từng tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Pháp vào năm 1958. Năm 1960 ông về nước phục vụ trong ngành y tế và có đóng góp rất nhiều cho đất nước. Năm 1965, ông tình nguyện vào chiến trường miền Nam góp công sức cùng đồng bào và chiến sĩ chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc.
Sau ngày thống nhất đất nước, bác sĩ Dương Quang Trung về tiếp quản Sở Y tế. Từ năm 1981-1997, ông được cử làm Giám đốc Sở Y tế TPHCM. Với tài năng và những thành tích xuất sắc, bác sĩ Dương Quang Trung được Viện Hàn lâm phẫu thuật quốc gia Pháp bầu làm viện sĩ. Ông là một trong số rất ít các nhà phẫu thuật Việt Nam cũng như các nước khác nhận được vinh dự này. Chính phủ Pháp cũng đã trao tăng cho viện sĩ Dương Quang Trung huân chương quốc công vào năm 2006.
Trong giai đoạn là người quản lý ngành y tế của TPHCM, bác sĩ Dương Quang Trung đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ y tế. Ông là người thúc đẩy việc thành lập Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM tiền thân của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch ngày nay.
Từ bỏ ước mơ vì học phí trường y dược tăng từ 13 lên 70 triệu/năm Minh Khang dự định theo học ngành Y đa khoa, ĐH Y dược TP.HCM. Tuy nhiên do học phí của trường tăng 5 lần em dự định xét tuyển vào trường đại học khác. ĐH Y Dược TP.HCM là một trong những địa chỉ đào tạo ngành y uy tín hàng đầu cả nước. Trở thành sinh viên của trường là hy vọng...