Thi tốt nghiệp THPT: Sau năm 2022 sẽ thay đổi ra sao?
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và năm 2024 sẽ tiếp tục giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức đồng thời phát huy và hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.
Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, Bộ trưởng cho biết đã có một vài phương án dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia.
Gia tăng tính chất đánh giá năng lực
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong năm học 2022 – 2023, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý không còn phù hợp; xây dựng, hoàn thiện quy chế thi, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi tốt nghiệp THPT bảo đảm thực tiễn, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2022 và hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, ông Sơn cho biết một vài phương án đã được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia, tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. “Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của Chương trình GDPT 2018. Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL). Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện, do đó, cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.
Cần thiết đổi mới học và kiểm tra, đánh giá
Ủng hộ quan điểm đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng ĐGNL, GS.TS Nguyễn Mậu Bành – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho rằng, năng lực của mỗi thí sinh đã được tích lũy trong một thời gian dài chứ không phụ thuộc vào việc ôn luyện, học tập trong 1-2 buổi hay tham gia lớp học cấp tốc ngắn hạn. Vì vậy, mục tiêu đào tạo của nhà trường không chỉ là nắm chắc kiến thức cơ bản của chương trình THPT mà còn phải ứng dụng được các kiến thức này vào giải quyết bài toán thực tế, phát triển kỹ năng, thái độ… để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong tương lai.
Mùa tuyển sinh ĐH 2022, nhiều trường đã tổ chức kỳ thi ĐGNL, đánh giá tư duy riêng để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH bên cạnh các phương án xét tuyển khác. Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm khảo thí (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, hiện nay hướng tiếp cận của kỳ thi ĐGNL và tốt nghiệp THPT là hoàn toàn khác nhau. Kỳ thi tốt nghiệp THPT phục vụ cho đánh giá đạt chuẩn để thí sinh có bằng tốt nghiệp. Các bài thi kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh khi tốt nghiệp chương trình THPT.
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho biết, hiện nay khi học sinh lớp 10 được tự chọn môn học ở bậc phổ thông thay vì học tất cả các môn dàn trải như chương trình cũ, các em đã có những nhìn nhận cơ bản về năng lực, sở trường của bản thân cũng như những định hướng ban đầu về hướng đi sau tốt nghiệp THPT. Việc cần làm trong 3 năm tiếp theo đây chính là phát huy, hoàn thiện những năng lực, thế mạnh sẵn có của học sinh thông qua những môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Video đang HOT
“Chương trình, sách giáo khoa mới đã có. Vấn đề là triển khai ra sao bởi vẫn là đội ngũ giáo viên, cán bộ đang có. Mặc dù các thầy cô đã được tập huấn và phải đạt yêu cầu mới được tham gia giảng dạy nhưng đổi mới không phải chỉ là chuyện 1, 2 bài thu hoạch, đánh giá có thể khẳng định được. Quan trọng là quá trình tự bồi dưỡng, tự trau dồi với ý thức rõ phải thay đổi, phải đổi mới mỗi ngày để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới” – ông Khuyến khẳng định.
Những lưu ý đặc biệt thí sinh thi tốt nghiệp THPT cần nhớ
Thí sinh đến điểm thi chậm quá 15 phút kể từ khi bắt đầu tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.
Chiều nay (6-7), đúng 14 giờ, hơn 1 triệu thí sinh (TS) trên cả nước sẽ có mặt tại các điểm thi để làm thủ tục, nghe phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Kỳ thi sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 7 và 8-7.
Chậm 15 phút không được làm bài thi
Theo quy chế thi do Bộ GD&ĐT ban hành, khi đi làm thủ tục dự thi, TS cần mang theo CCCD và giấy báo dự thi.
TS sẽ tới điểm thi, vào đúng phòng thi (ghi trong giấy báo dự thi) để làm thủ tục dự thi, kiểm tra kỹ thông tin cá nhân. Nếu thấy có bất cứ những sai sót nào về họ, tên đệm, tên, ngày tháng năm sinh, khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên, cần báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc những người làm nhiệm vụ tại điểm thi để kịp thời xử lý.
Đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT kiểm tra phòng giữ đồ tại điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Với những trường hợp TS bị mất CCCD hoặc các giấy tờ cần thiết khác, các em cần phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét, kịp thời giải quyết.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 7 và 8-7 với năm bài thi. Trong đó, ba bài thi độc lập là toán, ngữ văn, ngoại ngữ; bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học) và bài thi tổ hợp khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân đối với TS học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT; hoặc lịch sử, địa lý đối với TS học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT.
Giờ bắt đầu làm bài thi buổi sáng là 7 giờ 35, buổi chiều là từ 14 giờ 30. Riêng các bài thi tổ hợp, giờ bắt đầu làm bài của mỗi môn thi cách nhau 60 phút, trong đó có 10 phút là thời gian chuyển môn thi.
Mỗi buổi thi, TS phải có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, nếu đến muộn trong 15 phút tính từ khi bắt đầu giờ làm bài, TS sẽ bị lập biên bản, thi ở phòng thi dự phòng trong thời gian làm bài còn lại. Nếu TS đến chậm quá 15 phút sẽ không được dự thi buổi thi đó.
Một điểm mới năm nay là TS không được mang các vật dụng cá nhân vào điểm thi để hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ cao nhằm gian lận trong kỳ thi. Nếu trường hợp TS vẫn mang theo, điểm thi phải bố trí nơi bảo quản vật dụng cho các em, cách phòng thi tối thiểu 25 m.
Bộ GD&ĐT cũng lưu ý: TS khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi trong phòng thi, chậm nhất 5 phút tính từ thời điểm phát đề thi.
Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép giám đốc các sở GD&ĐT quyết định hủy bỏ kết quả bài thi với những TS: Có hai bài thi trở lên bị điểm 0; viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.
TS đặc biệt lưu ý, không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Riêng môn tự luận, TS có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp.
Cẩn trọng để không bị trừ điểm, bài thi điểm 0
Năm nay, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ chiếm 70% trong việc tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT mà còn được sử dụng để xét tuyển đầu vào ở hầu hết các trường ĐH-CĐ với tỉ trọng lớn. Đặc biệt, trong tổng số hơn 1 triệu TS dự thi có gần 88% TS dự thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển vào ĐH-CĐ.
Chưa kể theo quy định, để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, TS đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi. Đồng thời, tất cả bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 trở lên.
Điều đó để cho thấy kết quả kỳ thi rất quan trọng đối với từng TS và các em cần cẩn trọng, tuân thủ nghiêm quy chế thi để tránh rơi vào các tình huống bị kỷ luật, trừ điểm bài thi.
Cụ thể, theo quy chế của Bộ GD&ĐT đã công bố, nếu mắc lỗi nhìn bài hoặc trao đổi bài với TS khác một lần trong buổi thi, TS sẽ bị khiển trách và bị trừ 25% số điểm bài thi đó.
Khi đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ làm bài thi đó tiếp tục vi phạm quy chế ở mức khiển trách, trao đổi bài làm hoặc giấy nháp, chép bài của TS khác hoặc để bạn khác chép bài của mình, TS sẽ bị cảnh cáo và bị trừ 50% điểm bài thi.
Bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm bị trừ 50% điểm bài thi.
Những bài thi sẽ bị điểm 0 nếu rơi vào một trong các trường hợp: Bị đình chỉ thi. TS bị đình chỉ thi bài thi nào sẽ bị điểm 0 bài thi đó và không được tiếp tục dự thi các bài thi tiếp theo; bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; bài thi có chữ viết của hai người trở lên; những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.
TP.HCM tăng cường phòng dịch COVID-19 trong những ngày thi
Tại TP.HCM, năm nay có hơn 85.000 TS dự thi tại 158 điểm thi, trong đó có cả những trường hợp F0 (nếu TS làm đơn và được phụ huynh đồng ý). Mặc dù hiện nay dịch COVID-19 đã được kiểm soát nhưng lãnh đạo Sở GD&ĐT TP vẫn yêu cầu các điểm thi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch.
Cụ thể, tất cả điểm thi phải có phương án phòng dịch, thực hiện khử khuẩn trước ngày thi một ngày và sau khi thi.
Kỳ thi không tổ chức khai mạc, TS lên thẳng phòng thi, hạn chế tụ tập trước và sau giờ thi. Các điểm thi tổ chức phân luồng, bố trí người nhà đưa đón TS, tránh tập trung đông người.
Cán bộ, nhân viên và TS phải đeo khẩu trang trong toàn bộ thời gian tại điểm thi. Mỗi phòng thi 24 em, mỗi em một bàn, không sử dụng máy lạnh. NGUYỄN QUYÊN
Lịch thi chi tiết
Đại học Quốc gia TPHCM đề xuất kỳ thi đánh giá năng lực thành kỳ thi quốc gia Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nguyễn Kim Sơn đã có buổi làm việc với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nguyễn Kim Sơn đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến thăm, làm việc với Đại học Quốc gia Thành...