Thi tốt nghiệp THPT: Nước đến chân mới… “nhảy”
Đến hẹn lại lên, ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, các trường học mới bắt đầu tăng tốc ôn luyện cho HS.
Năm học này, trường THPT Dân lập Hà Nội có 150 HS thi tốt nghiệp. Để có thể đạt mục tiêu 98% “vượt ải” thành công, trường đang tiến hành ôn “cuốn chiếu” cho HS. Cuối mỗi tuần, HS lại có thêm tiết tự chọn, ôn lại kiến thức còn yếu trong cả tuần học đó. Trường THPT Trần Hưng Đạo lại phân loại và tổ chức riêng lớp ôn tập đặc biệt cho HS yếu kém.
Giáo viên được giao nhiệm vụ biên soạn đề cương riêng cho những lớp học này… Tại trường THPT Vạn Xuân, nhờ lợi thế khai giảng năm học trước 1 tháng so với trường công lập nên HS đã hoàn thành chương trình lớp 12. Tuy nhiên, không vì thế mà “sức nóng” giảm đi. Trong buổi học sáng chính thức, HS được tăng thêm tiết học, tập trung vào 2 môn HS còn yếu là Lịch Sử, Địa lý. Buổi chiều, HS trong diện “nguy cơ cao” lại đến trường ôn với 6 thầy giáo của 6 môn. Riêng hai môn Lịch Sử, Địa lý, HS “dò bài” ngay tại lớp để 2 phó hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra.
Không chỉ tăng thời lượng học, các trường còn tổ chức nhiều kỳ thi thử tốt nghiệp.. Tại trường THPT Hà Nội, Vạn Xuân… HS sẽ có 3 vòng thi thử trải đều qua 3 tháng 3,4,5… Mục tiêu của các trường là HS đỗ tối đa, trượt tối thiểu.
Chơi sổ xố với môn thi
Ông Đặng Đình Đại, hiệu trưởng trường Vạn Xuân thừa nhận, năm nay, nhiều HS ngỡ ngàng vì “đoán lệch” môn thi tốt nghiệp. Bởi đây là lần thứ 4 môn Địa lý nằm trong danh sách thi và đã rất lâu hai môn Lịch sử, Địa lý mới “song hành” trong một kỳ thi tốt nghiệp. Một mặt ủng hộ cách làm của Bộ GD-ĐT trong việc chọn ngẫu nhiên môn thi, mặt khác, ông Đại cũng tỏ ra lo lắng: Các HS dường như ngày càng học… “thực dụng” hơn.
Video đang HOT
Từ năm 2006, khi Bộ GD-ĐT bỏ chế độ cộng điểm thưởng vào ĐH cho HS đạt loại giỏi tốt nghiệp, các em không còn coi trọng kỳ thi tốt nghiệp nữa. Phần lớn thời gian của năm lớp 12, các em chỉ tập trung học 3 môn để thi ĐH. Tới cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi Bộ GD-ĐT công bố môn thi tốt nghiệp các em mới “vắt chân lên cổ”. Nhưng cũng chỉ học “cầm chừng” vì nhiều em xác định chỉ cần đỗ tốt nghiệp loại trung bình cũng được.
Đã cùng HS “kinh qua” nhiều kỳ thi tốt nghiệp THPT, ông Lê Sỹ Tứ nguyên giáo viên trường THPT Trần Phú “cũng đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng học đối phó với thi. “Việc học lẽ ra thành lẽ tự nhiên, học gì thì đó thì nay lại trở thành cuộc chạy đua trong các trường. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách các môn thi tốt nghiệp, các môn không thi đều cố gắng “đánh nhanh thắng nhanh” để nhường chỗ cho các môn thi.
Ngoài 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ là luôn nằm trong danh sách thi tốt nghiệp, những môn còn lại, giáo viên nào năm nay “đi thi” thì phải chuẩn bị tinh thần tăng tiết, tăng ca. Giáo viên môn không thi… được xả hơi. HS cũng vậy. Học là để… thi nên thi xong môn nào thì “tạm biệt” môn đó mà không một lần nhìn lại”.
Nên học gì thi nấy
Theo GS Dương Minh Đức, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, nền GD nước ta đang phục vụ quá nhiều cho các kỳ thi và HS phải học hành vất vả để đối phó đi thi. Việc này đưa đến sự ngộ nhận của xã hội về nhân tài: thiên về thành tích thi cử hơn là sự đóng góp thực sự cho phát triển đất nước.
Còn theo TS Vũ Phương Anh-ĐH Quốc gia TP HCM, tình trạng học đối phó với thi là hệ quả của việc chúng ta đang “lấy sai để sửa sai”. Lẽ ra, chúng ta nên tổ chức học gì thi nấy. Nhưng, thay vì giảm tải chương trình, chúng ta lại lấy cái sai này để sửa cái sai khác.
Việc Bộ GD-ĐT chỉ “dám” nhặt ra một vài môn thi khiến HS nảy sinh học tủ, học lệch. Chương trình học quá tải, kiến thức không cập nhật, học chỉ để thi nên thi xong, HS không thể nhớ mình đã học gì. Thi xong môn văn nhưng chưa chắc các em đã đọc thuộc được hết bài thơ của Xuân Diệu, Tố Hữu… Thi môn tiếng Anh, nhưng các em lại không thể giao tiếp với người nước ngoài. Thi xong môn Sinh vật nhưng hỏi về hệ tuần hoàn nhiều em vẫn không biết.
Lối học đối phó cũng xuất phát từ chính cách ra đề thi. Chúng ta đã quan niệm sai khi cho rằng phải thi thì mới bắt được HS học bài. Đề thi thường hỏi vào những nội dung quá cụ thể của sách, như thân thế sự nghiệp của nhà văn này, kết quả của trận đánh kia thì…
HS sẽ buộc phải lo học thuộc để đối phó. Năm trước đề thi ra vào bài này thì năm nay không cần học bài đó nữa. “ở VN, con tôi học toán bình thường như thi SAT để lấy học bổng vào ĐH Mỹ, cháu làm rất tốt. Đề thi SAT không khó mà dựa trên nguyên tắc một TS giỏi phải nhanh hơn TS kém. Số câu giải được sẽ biểu hiện thật chính xác các mức khác biệt về trình độ của TS. Như vậy HS chỉ cần học các kiến thức bình thường nhưng đề vẫn có tính “phân loại” .
Nhiều thầy giáo cho rằng: để đối phó với tình trạng học đối phó và thấp thỏm trước mỗi kỳ thi, tiến tới Bộ GD-ĐT cần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng và học gì thi nấy.
Theo Phụ nữ Today
Ôn thi tốt nghiệp: Quá oải vì tăng tiết
Mặc dù thông báo mới nhất của Bộ GDĐT về việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 đã yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh, tập trung bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT trong đó chú trọng kiến thức lớp 12 và triển khai dạy học sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng HS để nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp nhà trường.
Song, với công bố các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp đều "nặng" lý thuyết, HS phải "gạo" bài. Và đây chính là lý do khiến hầu hết các trường, HS đều rơi vào tình trạng "quá oải" với việc tăng tiết...
Ghi nhận tại trường Nguyễn Khuyến (Q.Tân Bình) cho thấy, dù đã được tăng tiết từ đầu năm, song sau công bố của bộ về những môn thi tốt nghiệp, HS và cả GV của trường lại tiếp tục "tăng tốc" thêm một lần nữa. Ghi nhận thời gian biểu của HS tại trường "căng như dây đàn", trung bình HS nội trú đầu tư cho việc học xấp xỉ 14 tiếng mỗi ngày. Cụ thể, việc học chính thức bắt đầu lúc 6h30 phút sáng và nếu hoàn thành tốt việc học, trả bài thì việc học mới kết thúc sau 22h.
HS lớp 12 Trường THPT Đa Phước trong một tiết học sử
Trong đó, việc ôn thi những môn học phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp và thi ĐH, ngoài số giờ đã được tăng tiết trong thời gian biểu chính khóa, lại được tăng cường thêm một lần nữa vào 18h và kéo dài trong khoảng 2 tiếng mỗi ngày. Tương tự, tại trường dân lập Ng.S (quận Bình Tân), do kết quả thi thử tại trường cho thấy tỉ lệ HS có trình độ trung bình và yếu còn khá cao, xấp xỉ 20% nên thầy và trò đều phải "tăng tốc". Theo đó, cả giáo viên chủ nhiệm lẫn giáo viên bộ môn đều phải vào cuộc, GV cùng học và đôn đốc kiểm tra bài cho HS yếu, trung bình, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư thêm cho các môn thi.
Lý giải cho tình trạng "quá tải", hiệu trưởng của một trường dân lập tại quận 3 cho rằng: Nếu như áp lực tại các trường công lập là một thì ở các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục) là 5. Biết là tăng khiến HS quá tải sẽ bị dư luận phê phán. Song, nếu con em mà không tốt nghiệp THPT nổi thì phụ huynh còn phê phán dữ hơn và uy tín của trường cũng bị giảm sút... Đường nào thì GV và nhà trường cũng bị phê phán nên các trường đành phải chọn phương án an toàn và hiệu quả hơn để thực hiện. Và thiết nghĩ với cơ chế học - thi cử như hiện nay thì khó lòng không bị quá tải. Có chăng, ở tầm vĩ mô các cấp lãnh đạo ngành nên cải tiến kỳ thi tốt nghiệp cho nhẹ nhàng hơn, mục tiêu của giáo dục phổ thông chỉ là cung cấp kiến thức cơ bản cho HS tốt nghiệp THPT.
Không quá nặng nề như tình hình tại các trường ngoài công lập, song những trường trong hệ thống công lập cũng đã triển khai tăng tiết cho HS ngay từ đầu năm hoặc chậm lắm là ngay đầu học kỳ II, để đạt mục tiêu hoàn thành chương trình học trước tháng tư, sau đó thời gian còn lại đầu tư cho các môn thi. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại hầu hết các trường đã đạt được mục tiêu trên. Và từ tháng 4 trở đi đầu tư mạnh cho 6 môn thi tốt nghiệp với dự kiến tăng thêm 10 - 13 tiết mỗi tuần (cho cả 6 môn thi) và những môn này sẽ được học vào buổi sáng.
Ghi nhận cụ thể tại Trường THPT Củ Chi, tất cả 6 môn thi tốt nghiệp đều được tăng tốc, với 3-4 tiết/môn/tuần. Có như thế, mới có thể đạt được kết quả tốt. Tương tự, tại trường Nguyễn Thị Diệu (quận 3), thời khóa biểu của 6 môn thi tốt nghiệp cũng đã chính thức tăng tiết vào đầu tháng 4 này. Kỳ thi tốt nghiệp là kết quả của cả 12 năm học phổ thông, phải cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất có thể, dù có phải tăng tốc và vất vả hơn những niên học trước thì HS và cả GV cũng nên cố gắng - thầy Nguyễn Văn Tấn - trường Nguyễn Thị Diệu cho biết quan điểm.
Theo Lao động
Teen lập kế hoạch "tác chiến" cho môn Sử, Địa Thực trạng chung Ngay khi công bố những môn thi Tốt nghiệp, nhiều teen đã phải giật mình nhìn lại thực trạng học hành của mình. Thực tế cho thấy nhiều bạn hiện vẫn đang học đối phó với Sử, Địa rất nhiều. Đó là lý do cơ bản mà teen rất sợ hãi khi một lần nữa 2 môn Sử, Địa lại...