Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Thí sinh chọn bài thi KHXH chiếm tỉ lệ cao
Ngày 30.6 là hạn cuối cùng thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2020. Ghi nhận của Lao Động, năm nay thí sinh có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội để có thể… an toàn tốt nghiệp.
Thí sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vào ngày 9 và 10.8. Ảnh: Hải Nguyễn
Thí sinh đắn đo vì chỉ được chọn 1 tổ hợp
Theo quy định của Bộ GDĐT, gần 1 triệu thí sinh trên cả nước có 15 ngày để đăng ký dự thi tốt nghiệp và kết hợp đăng ký xét tuyển đại học. Chỉ còn 1 ngày 30.6 để đăng ký, nhưng hiện vẫn có thí sinh cân nhắc chưa biết chọn thi tổ hợp môn nào. Lý do là quy chế thi năm nay có điểm mới, chỉ cho phép học sinh được chọn 1 tổ hợp duy nhất, hoặc Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội để đăng ký dự thi cùng 3 môn bắt buộc Toán – Văn – Ngoại ngữ.
Hiện nhiều trường phổ thông trên toàn quốc đã hoàn tất công tác hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi và chuyển hồ sơ, dữ liệu thi về Sở GDĐT. Cũng như mọi năm, tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội năm nay vẫn chiếm ưu thế.
Tại Nghệ An, theo ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, trong số hơn 35.000 thí sinh đăng ký dự thi, có trên 50% thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội. Lý do được học sinh đưa ra là các môn Khoa học xã hội dễ lấy điểm, có thể an toàn để đỗ tốt nghiệp.
Tại Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội), số lượng thí sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội cũng nhiều hơn. Tại Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội), theo bà Trần Thị Hải Yến – Hiệu trưởng nhà trường, khảo sát sơ bộ về xu hướng lựa chọn ngành nghề và lựa chọn bài thi tổ hợp của học sinh trong trường không thay đổi so với năm trước. Số học sinh chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội chiếm 60%, Khoa học tự nhiên chiếm khoảng 40%.
Theo chia sẻ của nhiều học sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có những đổi mới, nên thí sinh muốn an toàn để đỗ tốt nghiệp trước.
“Hiện các trường đại học đa dạng phương thức tuyển sinh, có thể xét tuyển bằng học bạ và nhiều phương thức khác. Nhưng điều kiện để học đại học là phải đỗ tốt nghiệp, vì vậy em và các bạn đặt mục tiêu trước hết là đỗ tốt nghiệp. Nếu chọn các môn Khoa học xã hội, ôn thi thêm 1 tháng có thể thêm được kiến thức, cơ hội chống điểm liệt rất cao. Còn môn tự nhiên luyện thêm thời gian ngắn cũng không thể tăng điểm được. Vì vậy em chọn tổ hợp Khoa học xã hội để có nhiều cơ hội đỗ đại học hơn” – Nguyễn Yến Nhi (học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ, Yên Bái) chia sẻ.
Thực tế cho thấy, trong vòng khoảng 3 năm trở lại đây, tỉ lệ thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn nhỉnh hơn so với bài thi Khoa học tự nhiên và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, nếu như trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, 43% số thí sinh dự thi chọn bài thi Khoa học xã hội thì năm 2018, tỉ lệ này là 48%; năm 2019 là gần 53%, áp đảo so với 34,07% thí sinh lựa chọn bài thi Khoa học tự nhiên.
Video đang HOT
Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn.
Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 1 lần duy nhất
Một lưu ý trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là sau ngày 30.6, thí sinh không được thay các thông tin về bài thi, môn thi đã đăng ký. Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT vào tháng 8, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 1 lần duy nhất (có thể tăng hoặc giảm số nguyện vọng). Vì vậy, việc lựa chọn bài thi tổ hợp nào là rất quan trọng, đỏi hỏi thí sinh phải cân nhắc kỹ. Việc này không chỉ quyết định đỗ – trượt tốt nghiệp mà còn liên quan đến xu hướng chọn ngành, nghề của thí sinh.
“Hiện các trường đại học, cao đẳng có nhiều tổ hợp xét tuyển, nên dù chọn bài thi tổ hợp nào, chỉ cần nắm chắc kiến thức, có kết quả thi tốt thì cơ hội đỗ đại học vẫn cao. Để tránh bị phân tán tư tưởng, ngay từ khi lên lớp 12 em đã xác định trường mình muốn thi, tập trung ôn luyện theo tổ hợp xét tuyển mà trường công bố để tránh bị nhiễu loạn thông tin.
Bên cạnh đó, em cũng chỉ đăng ký 2 nguyện vọng vào 2 trường có ngành học em thích và phù hợp với khả năng. Nếu không trúng tuyển em sẽ đợi năm sau thi tiếp thay vì đăng ký nhiều nguyện vọng để có thể đỗ đại học nhưng lại không phải trường mình mong muốn” – Trần Thu Huyền (học sinh trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội bày tỏ suy nghĩ.
Đưa ra lời khuyên với thí sinh với việc đăng ký tổ hợp và nguyện vọng xét tuyển, bà Nguyễn Thu Thủy – quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) lưu ý, tuy đến hiện tại chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng căn cứ vào số liệu của các năm 2018, 2019 thì 5 tổ hợp truyền thống vẫn chiếm phần lớn số lượng thí sinh đăng ký.
“Năm 2018 và 2019, các trường sử dụng trên 150 tổ hợp xét tuyển. Trong đó có 5 tổ hợp truyền thống (A00, D01, A01, B00, C00) luôn chiếm trên 90% nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Hơn 140 tổ hợp còn lại chỉ chiếm 10% thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển” – bà Thủy thông tin.
Mong học sinh tựu trường đúng ngày khai giảng 5-9
Đến bao giờ mới hết cảnh học sinh đi học chán chê rồi mới khai giảng, nhất là năm nay ngành giáo dục có nhiều xáo trộn, điều chỉnh vì dịch COVID-19?
Học sinh tiểu học ở TP.HCM tựu trường năm học 2019-2020 trước ngày khai giảng 2 tuần - Ảnh: H.HG.
Nhiều năm nay, khai giảng năm học mới được thống nhất trên cả nước vào ngày 5-9, nhưng ngày học sinh tựu trường thì mỗi nơi một khác. Mong muốn ngày khai giảng cũng là ngày đầu tiên học sinh trở lại trường là tâm lý chung của nhiều người, nhất là trong tình huống đặc biệt của năm nay.
Tại sao phải đi học trước khai giảng?
"Con tôi vào tiểu học tới nay đã 2 năm, năm nào cháu cũng phải tựu trường sớm, đi học 2 tuần rồi mới đến ngày khai giảng. Cháu thắc mắc: ngày khai giảng là gì hả mẹ? Khi nghe tôi giải thích xong, bé không đồng tình: "Mẹ nói vậy không đúng, vì lớp con đã bắt đầu năm học mới từ lâu rồi mà?".
Tôi thấy ngành giáo dục đang làm quy trình ngược: tựu trường trước - khai giảng sau, khiến cảm xúc về ngày khai giảng phai nhạt đi nhiều" - chị Mai Thị Hồng Trang, phụ huynh ở quận 7, TP.HCM - cho biết.
Tương tự, hiệu trưởng một trường tiểu học nổi tiếng ở TP.HCM bộc bạch: "Học sinh cuối cấp như lớp 9, lớp 12 phải tựu trường sớm để bảo đảm hoàn thành chương trình sớm, dành thời gian ôn thi tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh tiểu học chẳng có lý do gì để tựu trường sớm. Năm nào Sở Giáo dục và đào tạo TP cũng bắt các em đi học trước khai giảng, đến cuối năm sau khi kiểm tra học kỳ 2 thì các em toàn chơi từ 1 - 2 tuần.
Cứ đầu năm học, tôi phải tiếp phụ huynh để trả lời chất vấn: tại sao bắt học sinh đi học trước khai giảng. Nhưng đây là quy định của sở và Phòng giáo dục và đào tạo, chúng tôi phải làm theo. Năm nay, tôi hi vọng vấn đề bất cập này sẽ không lặp lại nữa".
"Tại sao phải đi học trước khai giảng?" cũng được nhiều phụ huynh ở Hà Nội đặt ra.
"Những vùng miền đặc thù như miền núi khó khăn, các địa phương thường xuyên xảy ra ngập lụt, bão lũ hằng năm thì có thể linh hoạt cho học sinh tựu trường sớm để dành quỹ thời gian nghỉ khi có thiên tai, bão lũ. Nhưng phần lớn các địa phương trên cả nước thì không rơi vào tình huống phải nghỉ học giữa năm học vì thiên tai, khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy không nhất thiết cả nước phải đi học sớm từ tháng 8, để rồi sau 1-2 tuần, thậm chí sau một tháng mới lại tổ chức một lễ khai giảng năm học mới" - chị Nguyễn Minh Hằng, phụ huynh ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, có con đang học Trường tiểu học Dịch Vọng A, bày tỏ quan điểm.
Tựu trường tháng 8, kịp không?
Nhiều hiệu trưởng ở Hà Nội cho biết năm học 2019-2020 kéo dài, dự kiến muộn nhất là 15-7 mới kết thúc. Các nhà trường còn quá nhiều việc phải làm trong quỹ thời gian hơn một tháng, như hoàn tất hồ sơ xét tốt nghiệp cho học sinh, tuyển sinh đầu cấp, chuẩn bị cơ sở vật chất, kế hoạch nội dung cho năm học mới... Chưa kể còn các kế hoạch tập huấn giáo viên và nhiều nội dung hoạt động chuyên môn khác.
"Chúng tôi chưa có một ngày nào nghỉ hè và có thể sẽ không có. Nhưng dù vậy, ngày tựu trường năm nay chuyển sang đầu tháng 9, hoặc đúng vào ngày 5-9 thì sẽ đúng với mong mỏi của cán bộ quản lý, giáo viên ở các nhà trường hơn. Nếu ngày tựu trường vẫn giữ mốc như các năm trước thì các trường không thể nào xoay xở kịp được" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội, nói.
Cô Ngô Thị Thành, phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cho biết sớm nhất ngày 10-7 mới kết thúc năm học 2019-2020 được. Vì thế, nếu ngày tựu trường năm học mới vào tháng 8 thì gấp quá.
Bộ ban hành khung, địa phương quyết ngày cụ thể
Nhìn lại câu chuyện tựu trường trong hơn một thập kỷ qua, việc Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành khung thời gian năm học khá rộng (thường sớm nhất là ngày 1-8 tựu trường, và kết thúc năm học muộn nhất vào 31-5) xuất phát từ thực tế có những yếu tố khách quan khác biệt giữa các vùng, miền trong cả nước, dẫn tới việc một số địa phương sẽ phải tựu trường sớm để dành thời gian trong năm học nghỉ tránh rét đậm, nghỉ vì thiên tai, hoặc nghỉ lễ, tết kéo dài hơn do phong tục tập quán địa phương...
Vì thế, bộ chỉ ban hành khung thời gian năm học. Còn việc quyết định kế hoạch năm học của mỗi địa phương thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, để chủ động, linh hoạt thực hiện năm học phù hợp với điều kiện mỗi địa phương.
Cách làm này hợp lý, xét ở thực tế khác biệt giữa các vùng miền trên cả nước nhưng lại làm nảy sinh những bất hợp lý như chia sẻ của nhiều nhà trường, nhà giáo. Khi "có khung năm học", nhiều địa phương không cần thiết vẫn cho học sinh tựu trường quá sớm.
Đủ thời gian thực học tính từ ngày 5-9
Trao đổi về thiết kế chương trình giáo dục phổ thông, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và đào tạo, cho biết trong thiết kế chương trình giáo dục hiện hành, bậc trung học có 37 tuần thực học, tiểu học là 35 tuần. Nếu lấy mốc từ ngày 5-9 (khai trường) đến thời điểm kết thúc năm học hàng năm (ngày 31-5) vẫn còn dư 1-2 tuần dự phòng. Nếu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo hợp lý, trong đó tính toán cả thời gian cho các hoạt động chuyên môn và thời gian thực tế dạy học thì vẫn có thể tựu trường đúng ngày 5-9.
"Năm học tới, Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ chỉ đạo rà soát, triển khai thực hiện sâu hơn văn bản 4612/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Nhưng sẽ không giao phó hoàn toàn cho các nhà trường, mà Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ có hướng dẫn mang tính thống nhất cả nước, rà soát, tinh giản nội dung dạy học, gợi ý xây dựng các chủ đề dạy học. Với cách làm này, thời gian thực hiện chương trình sẽ được rộng rãi hơn" - ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, năm học 2019-2020 có một số nội dung chương trình của các môn học vẫn cần thiết, nhưng được giảm tải để phù hợp với tình huống thực tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, không có nghĩa phải dành một quỹ thời gian tương ứng để dạy bù vào năm học mới.
"Trong chương trình năm học mới, khi thiết kế bài giảng, giáo viên thấy bài đó có liên quan tới những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của năm học trước nhưng chưa được dạy hoặc tạm được chuyển sang hình thức "học sinh tự học" thì có thể dành thời gian dạy lại, ôn tập cho học sinh để đảm bảo tính tiếp nối với bài học mới", ông Thành giải thích.
Một thí sinh đăng ký 28 nguyện vọng xét tuyển đại học Theo thống kê của một số trường THPT, trung bình mỗi học sinh đăng ký từ 5 đến 7 nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2020. Tuy nhiên, có học sinh đăng ký đến 28 nguyện vọng cho... "chắc ăn". Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay 30/6 là hạn chót để thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng...