Thi tốt nghiệp THPT năm 2014: Nhiều điều chỉnh có lợi cho học sinh
Còn hơn hai tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 mới diễn ra, nhưng ở thời điểm này không khí tất bật đã diễn ra ở hầu khắp các nhà trường. Theo Quy chế thi do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, kỳ thi năm nay có nhiều điều chỉnh có lợi cho học sinh (HS).
Những điểm mới
Theo Thông tư số 09/2014/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 25-3-2014, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, giám đốc Sở GD-ĐT được chủ động ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi (HĐCT); đối với HĐCT có từ 2 trường phổ thông trở lên thì không được xếp thí sinh (TS) của các trường khác nhau trong cùng một phòng thi, trừ phòng thi cuối cùng. Như vậy, sau ít năm khuyến khích các địa phương áp dụng hình thức tổ chức các HĐCT liên trường (một HĐCT gồm TS của nhiều trường) và “trộn” TS của các trường trong một phòng thi, năm nay Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh theo hướng tách riêng HS từng trường. Sự điều chỉnh này – theo lý giải của Bộ GD-ĐT nhằm hạn chế tình trạng cố tình sắp xếp xen kẽ để HS ở trường khá hơn hỗ trợ cho HS ở những trường còn yếu. Tuy nhiên, với đa phần HS thì cách thức này khiến các em vững tâm hơn, bớt đi những bỡ ngỡ khi phải đi thi xa và ngồi thi với các bạn không quen biết.
Các thí sinh làm bài thi tốt nghiệp THPT năm 2013.Ảnh: Viết Thành
Việc thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT năm nay theo hướng kết hợp điểm thi và điểm trung bình cả năm lớp 12 của Bộ GD-ĐT được dư luận đồng tình. Trong công thức tính điểm, hai thành tố này có cùng trọng số như nhau (50%). Thông tin này khiến TS dự thi năm nay hào hứng, bởi trong quá trình ôn thi không phải chịu áp lực căng thẳng như TS năm trước. Một số TS cho rằng, việc sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học tập ở lớp 12 khiến TS và cả người thân bớt lo lắng vì có thể hạn chế được những rủi ro, ví như vì lý do ốm, gặp sự cố trong gia đình… khiến TS không hoàn thành bài thi tốt như lực học thực chất.
Cùng với việc được biết môn thi sớm hơn một tháng so với mọi năm, những định hướng của Bộ GD-ĐT trong việc ra đề thi năm nay cũng là thông tin nhận được sự quan tâm tích cực của phụ huynh, TS. Những điều chỉnh trong cấu trúc đề thi, cách thức ra đề thi (kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm, tăng cường câu hỏi mở…) được kỳ vọng sẽ tác động đến phương pháp dạy – học, tổ chức ôn tập tại các nhà trường. Vì vậy, việc học lệch, giải quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn chắc chắn sẽ không hiệu quả trong kỳ thi năm nay. Theo định hướng của Bộ, các TS cần học cách vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề và chú ý tới khả năng sáng tạo, lập luận chính kiến của bản thân, không nên đoán mò, học tủ, học thuộc lòng.
Không đăng ký môn tự chọn theo phong trào
- Những thay đổi về đề thi:
Đề thi ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn
Video đang HOT
Đề thi môn ngoại ngữ có 2 phần: Viết và trắc nghiệm. TS được phát phiếu trả lời trắc nghiệm và giấy thi. TS làm bài phần trắc nghiệm trước, hết thời gian làm bài phần trắc nghiệm thì nộp cho giám thị sau đó mới làm bài phần viết.
- Mức điểm liệt là 1,0 điểm trở xuống, thay vì 0 điểm như mọi năm.
Trong số 4 môn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Đây là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép TS được tự chọn môn thi. Để đạt kết quả cao nhất, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khuyến cáo, TS không nên đăng ký môn tự chọn theo phong trào, đừng thấy nhiều bạn chọn môn thi nào, cũng chọn môn thi ấy. Từ nay cho đến ngày 25-4, thời điểm TS bắt đầu nộp phiếu đăng ký dự thi, các em cần cân nhắc kỹ 2 môn tự chọn cho phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp sau này. Các TS cần cân nhắc kỹ về nguyện vọng thi, bởi đến ngày 7-5, sau khi chốt thời hạn đăng ký dự thi, TS không được đổi môn thi tự chọn. Theo Thứ trưởng, việc chọn môn thi phù hợp không chỉ giúp TS đạt kết quả cao mà còn là cơ hội tốt để TS trau dồi kiến thức, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết liên quan đến môn thi, phục vụ tốt cho nghề nghiệp sau này.
Theo khảo sát ban đầu của một số trường THPT ở Hà Nội, các môn thuộc khối khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học được nhiều TS chọn hơn so với các môn khối khoa học xã hội – nhân văn. Tại Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa, tỷ lệ HS chọn môn vật lý chiếm 80%, môn tiếng Anh có 60% số HS chọn, môn hóa học – 34%, địa lý – 16%. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng có gần 70% HS chọn môn vật lý, 64% HS chọn môn ngoại ngữ, 41% HS chọn môn hóa học, môn địa lý – 10,7%… Đáng chú ý, môn lịch sử lại không phải là môn ít HS đăng ký dự thi nhất như dư luận dự đoán. Tỷ lệ HS chọn môn lịch sử ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng là 9,3%, trong khi môn sinh học có chưa đầy 5%. Thống kê sơ bộ của Trường THPT Hai Bà Trưng – Đoàn Kết, có 5% HS chọn môn lịch sử, còn môn sinh học là 3%…
Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội, trong quá trình tổ chức cho HS đăng ký dự thi, các nhà trường tuyệt đối không ép buộc HS trong việc chọn môn thi. Ngoài việc tổ chức ôn tập hợp lý, hiệu quả, không gây quá tải đối với HS, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn có trách nhiệm tư vấn cho HS trong lớp chọn môn thi phù hợp, tránh tình trạng chọn môn thi theo số đông. Hà Nội từng duy trì hình thức tổ chức các HĐCT liên trường nhiều năm qua, song trước quy định mới của Bộ, Sở GD-ĐT cho biết đang nghiên cứu cách thức tổ chức các HĐCT phù hợp để thông báo sớm nhất cho HS.
Theo VNE
Thi tốt nghiệp THPT 4 môn
Bộ GD-ĐT đã quyết định giảm số môn thi tốt nghiệp THPT từ 6 xuống còn 4 môn; bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, CĐ ngay từ năm nay.
Học sinh lớp 12 tỉnh Lâm Đồng tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên - Ảnh: Nguyễn Tập
Đó là những thông tin được Bộ GD-ĐT công bố tại cuộc gặp gỡ báo chí vào cuối giờ chiều qua 24.2.
Ngoại ngữ thi tự chọn và thêm phần viết luận
4 môn thi bao gồm: 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn; 2 môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Như vậy, môn ngoại ngữ đã được thay đổi thành môn tự chọn thay vì môn bắt buộc (như trước đây) và môn khuyến khích (như dự thảo đổi mới Bộ GD-ĐT công bố ban đầu).
Phương án tổ chức các môn thi Dự kiến phương án tổ chức thi các môn như sau: 8 môn sẽ tổ chức thi trong 2 ngày với 8 ca thi. Buổi 1: thi văn và hóa. Buổi 2: thi vật lý và lịch sử. Buổi 3: thi toán và ngoại ngữ. Buổi 4: thi sinh và địa lý.
Thanh Niên đặt vấn đề về việc có thay đổi cách thức thi ngoại ngữ hay không khi mà Bộ đang lo ngại về cách thi ngoại ngữ hiện nay không khuyến khích được cách học ngoại ngữ thực chất? Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết: "Ngoại ngữ năm nay sẽ có phần viết luận bên cạnh phần thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, thời gian thi vẫn không tăng lên so với năm trước, cụ thể môn ngoại ngữ vẫn là 60 phút". Mặc dù vậy, theo ông Trinh, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn chưa xác định cụ thể bao nhiêu phần trăm là câu hỏi trắc nghiệm và bao nhiêu câu hỏi tự luận. Tuy nhiên, ông Trinh cho hay môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn giữ ổn định như hiện nay, tức chỉ thi trắc nghiệm.
Ông Trinh khẳng định vẫn giữ nguyên hình thức thi với các môn thi còn lại. Tuy nhiên, tất cả các môn thi sẽ tăng cường câu hỏi mở để tiệm cận dần với việc thi 4 môn thành 4 bài thi dự kiến sẽ áp dụng bắt đầu từ 2015.
Thi hai ca trong một buổi
Năm nay, mỗi thí sinh chỉ thi 4 môn nhưng do học sinh được tự chọn 2 môn nên Bộ sẽ phải tổ chức thi cả 8 môn vào 8 thời điểm khác nhau.
Ông Trinh cho biết cách thức tổ chức thi sẽ theo nguyên tắc mỗi học sinh có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi. Phòng thi sẽ được xếp theo môn, trong mỗi ca thi chỉ có 1 môn thi để tránh trường hợp thí sinh tự chọn 2 môn thi nhưng 2 môn đó lại diễn ra trong cùng một thời gian. Ông Trinh cho rằng Bộ cũng chủ định xếp một buổi thi có 2 ca thi với 2 môn thuộc lĩnh vực khác nhau, ví dụ văn là môn khoa học xã hội thì thi với hóa là môn thiên về khoa học tự nhiên... để tránh tối đa số thí sinh phải thi liền 2 ca trong một buổi thi.
Kết hợp điểm lớp 12 và kết quả thi tốt nghiệp
Về công nhận và xếp loại tốt nghiệp, theo Bộ GD-ĐT, năm nay sẽ kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50% 50%).
Về việc xét tuyển sẽ cụ thể hóa trong quy chế thi tốt nghiệp THPT trên nguyên tắc điểm xét tuyển và điểm thi đều có giá trị tương đương nhau. Kết quả xét học bạ lớp 12 của thí sinh được đưa vào cơ sở dữ liệu phần mềm thi trước khi kỳ thi diễn ra và khi chốt rồi thì sẽ không thể thay đổi hay sửa chữa gì nữa. Trao đổi với Thanh Niên cụ thể hơn về cách tính điểm xét học lực năm lớp 12 để xét thi tốt nghiệp, ông Trinh nêu ví dụ: "Nếu thí sinh đạt học lực trung bình cả năm lớp 12 là 6,5 thì sẽ được đổi sang điểm số là 6,5 điểm; điểm trung bình 4 bài thi cộng vào chia cho 4, được kết quả bao nhiêu thì sẽ lấy số đó cộng với điểm học lực lớp 12 và chia đôi".
Tìm tiêu chí khác thay cho điểm sàn
Tại cuộc họp báo, Bộ GD-ĐT cũng công bố tiêu chí duy nhất - điểm sàn - để đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ được áp dụng hơn chục năm qua sẽ được thay thế bằng các tiêu chí khác nhau để đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với yêu cầu tuyển sinh.
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, lý giải: "Năm nay không xác định tiêu chí tuyển sinh bằng điểm sàn, thay thế bằng các tiêu chí khác để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển. Sẽ có một hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc này. Chúng tôi cũng sẽ mở các diễn đàn để xin ý kiến rộng rãi của các nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý và đặc biệt là các cơ quan ngôn luận, trên cơ sở đó thì hội đồng tư vấn sẽ có một quyết định cụ thể".
Học sinh vui mừng
Trước phương án thi tốt nghiệp mà Bộ GD-ĐT vừa công bố chiều qua, học sinh và giáo viên đều tỏ ra vui mừng.
Trần Võ Thùy Nhi, học sinh lớp 12A10 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho biết: "Em rất vui trước thông tin này. Từ 6 môn thi giảm xuống còn 4 môn, như vậy tụi em sẽ có cơ hội đậu tốt nghiệp nhiều hơn". Cùng tâm trạng, Nguyễn Ngọc Hoàn Mỹ, lớp 12A2 Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), nói: "Giảm môn thi nghĩa là tụi em giảm được rất nhiều áp lực trong học tập lẫn thi cử. Theo đó, tụi em cũng sẽ có nhiều thời gian hơn để ôn tập các môn cho thi ĐH. Như vậy, cơ hội vào ĐH của chúng em sẽ lớn hơn nhiều. Em sẽ chọn 2 môn hóa và sinh cho thi tốt nghiệp, vì em chọn thi ĐH khối B".
Lãnh đạo một trường THPT tại Q.3 nói: "Tôi rất hoan nghênh kỳ đổi mới này của Bộ GD-ĐT. Đây là đổi mới đáp ứng được nhiều kỳ vọng của xã hội. Giảm số môn thi cùng với việc cho học sinh được chọn 2 môn nghĩa là tăng cơ hội cho học sinh, học sinh là đối tượng trực tiếp hưởng lợi. Nhưng tôi đang băn khoăn: Nếu tự chọn môn thi, vậy chúng ta sẽ tổ chức hội đồng thi ra sao, một điểm thi tổ chức thi cùng lúc nhiều môn, hay quy tụ học sinh cùng chọn trùng môn thi sẽ thi ở một hội đồng thi. Mong là Bộ GD-ĐT tiếp tục thông tin sớm về vấn đề này, để nhà trường nắm và còn phổ biến cho học sinh".
Còn tiếp tục đổi mới
Dự kiến ban đầu của Bộ GD-ĐT là đổi mới thi tốt nghiệp THPT áp dụng từ năm 2014 sẽ giữ ổn định cho tới khi có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp THPT theo chương trình - sách giáo khoa mới (sau 2015). Tuy nhiên, công bố mới nhất của Bộ GD-ĐT lại cho thấy từ những năm tới, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được đổi mới theo hướng: chuyển dần từ 4 môn thi thành 4 bài thi; nội dung của mỗi bài thi bao gồm phần cơ bản (để đánh giá đúng và toàn diện năng lực của học sinh, tạo động lực để học sinh học, phát triển toàn diện) và phần nâng cao (nhằm phân loại học sinh, là một căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh). Trên cơ sở đó hướng tới một kỳ thi đáp ứng cả yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ sớm đưa dự thảo phương án thi để xin ý kiến nhằm hoàn thiện để công bố trước khai giảng năm học 2014 - 2015.
Theo TNO
Bỏ điểm sàn đại học, thi tốt nghiệp 4 môn Kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ diễn ra từ ngày 2-4/6. Ngoài 2 môn bắt buộc, Địa lý, Sinh học và Ngoại ngữ nằm trong số 6 môn tự chọn. Thay vì thi 6 môn như các năm trước (gồm 3 môn bắt buộc), năm nay thí sinh cả nước sẽ chỉ làm bài thi 4 môn, trong đó Toán và Ngữ...